Trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ, công trình nào được phép xây dựng?

Trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ, công trình nào được phép xây dựng?

Nội dung chính

    Trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ, công trình nào được phép xây dựng?

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 19 Luật Đường bộ 2024 quy định về xây dựng, lắp đặt công trình hạ tầng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ như sau:

    Xây dựng, lắp đặt công trình hạ tầng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ
    1. Trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ, không được xây dựng công trình khác, trừ trường hợp sau đây:
    a) Công trình phục vụ quốc phòng, an ninh;
    b) Công trình thông tin, viễn thông, đường dây tải điện, dây dẫn điện, cột viễn thông, trạm thu phát sóng di động, cột điện;
    c) Công trình cấp năng lượng, cấp nước, thoát nước, trừ nhà máy nước, nhà máy sản xuất năng lượng;
    d) Công trình thủy lợi, đê điều, phòng, chống thiên tai, thủy điện;
    đ) Băng tải phục vụ sản xuất, công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, các công trình đặc biệt khác;
    e) Tuyến đường khác giao cắt hoặc đi song song với đường hiện hữu.
    2. Công trình quy định tại khoản 1 Điều này khi xây dựng, lắp đặt trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ phải bảo đảm quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn trong xây dựng, an toàn giao thông đường bộ, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và không ảnh hưởng đến khai thác, sử dụng kết cấu hạ tầng đường bộ.
    ...

    Như vậy, trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ, không được xây dựng công trình khác, trừ trường hợp sau đây:

    + Công trình phục vụ quốc phòng, an ninh;

    + Công trình thông tin, viễn thông, đường dây tải điện, dây dẫn điện, cột viễn thông, trạm thu phát sóng di động, cột điện;

    + Công trình cấp năng lượng, cấp nước, thoát nước, trừ nhà máy nước, nhà máy sản xuất năng lượng;

    + Công trình thủy lợi, đê điều, phòng, chống thiên tai, thủy điện;

    + Băng tải phục vụ sản xuất, công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, các công trình đặc biệt khác;

    + Tuyến đường khác giao cắt hoặc đi song song với đường hiện hữu.

    Trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ, công trình nào được phép xây dựng?

    Trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ, công trình nào được phép xây dựng? (Hình từ Internet)

    Bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ gồm những nội dung nào?

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 21 Luật Đường bộ 2024 quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ bao gồm:

    Bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ
    1. Bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ bao gồm:
    a) Hoạt động bảo đảm an toàn kết cấu hạ tầng đường bộ;
    b) Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hành vi hủy hoại, lấn, chiếm, sử dụng trái phép kết cấu hạ tầng đường bộ, đấu nối trái phép vào đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ.
    2. Phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ là giới hạn trên mặt đất, trên mặt nước, trên không và phần dưới mặt đất, dưới mặt nước của kết cấu hạ tầng đường bộ.
    3. Trách nhiệm bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ quy định như sau:
    ...
    4. Tổ chức, cá nhân phát hiện công trình đường bộ bị hư hỏng hoặc bị xâm hại, hành lang an toàn đường bộ bị lấn chiếm phải kịp thời thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan quản lý đường bộ hoặc cơ quan công an nơi gần nhất để xử lý; trường hợp cần thiết có biện pháp báo hiệu ngay cho người tham gia giao thông đường bộ biết. Khi nhận được tin báo, cơ quan có trách nhiệm phải nhanh chóng thực hiện các biện pháp khắc phục để bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.
    5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

    Như vậy, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ bao gồm:

    - Hoạt động bảo đảm an toàn kết cấu hạ tầng đường bộ;

    - Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hành vi hủy hoại, lấn, chiếm, sử dụng trái phép kết cấu hạ tầng đường bộ, đấu nối trái phép vào đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ.

    Trách nhiệm bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ được quy định như thế nào?

    Căn cứ vào khoản 4 Điều 21 Luật Đường bộ 2024 quy định về trách nhiệm bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ như sau:

    - Bộ Giao thông vận tải tổ chức thực hiện bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ thuộc phạm vi quản lý, trừ quy định tại điểm b khoản này;

    - Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ thuộc phạm vi quản lý; phối hợp với người quản lý, sử dụng đường bộ để tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ; công bố công khai mốc lộ giới sử dụng đất trong hành lang an toàn đường bộ; kịp thời xử lý trường hợp lấn, chiếm, sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ, đất của đường bộ;

    - Người quản lý, sử dụng đường bộ có trách nhiệm bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ thuộc phạm vi quản lý; trường hợp phát hiện công trình bị hư hỏng, nguy cơ gây ra sự cố công trình, nguy cơ mất an toàn giao thông đường bộ thì phải xử lý, sửa chữa, khắc phục kịp thời; công khai về mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 15 Luật Đường bộ 2024, báo cáo và yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có hành lang an toàn đường bộ bị lấn, chiếm, sử dụng trái phép để xử lý; thực hiện các công việc khác về quản lý, bảo vệ hành lang an toàn đường bộ theo quy định Luật Đường bộ 2024Luật Đất đai 2024 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Luật Đường bộ 2024, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025

    saved-content
    unsaved-content
    53
    CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT