Loading


Trường hợp nào thì Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hành chính không phải triệu tập đương sự?

Trường hợp nào thì Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hành chính không phải triệu tập đương sự? Văn bản nào quy định vấn đề này?

Nội dung chính

    Trường hợp nào thì Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hành chính không phải triệu tập đương sự?

    Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 226 Luật tố tụng hành chính 2015, trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm không phải không phải triệu tập đương sự được quy định như sau:

    - Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Hội đồng xét xử không phải triệu tập đương sự, trừ trường hợp xét kháng cáo quá hạn quy định tại khoản 2 Điều 208 của Luật này: "Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo do Tòa án cấp sơ thẩm chuyển đến, Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồm 03 Thẩm phán để xem xét kháng cáo quá hạn. Phiên họp xem xét kháng cáo quá hạn có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp và người kháng cáo quá hạn. Trường hợp Kiểm sát viên, người kháng cáo quá hạn vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp."

    - Đồng thời, tại Khoản 1 Điều này có quy định Hội đồng xét xử phúc thẩm không phải mở phiên tòa trong các trường hợp sau đây:

    + Xét kháng cáo, kháng nghị quá hạn;

    + Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 209 của Luật tố tụng hành chính 2015; xét kháng cáo, kháng nghị về phần án phí;

    + Xét kháng cáo, kháng nghị những quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm.

    saved-content
    unsaved-content
    30