Loading


Vì sao cứ 4 năm mới có ngày 29 tháng 2 một lần? Ngày 29 tháng 02 thì người lao động có được nghỉ không?

Vì sao cứ 4 năm mới có ngày 29 tháng 2 một lần? Ngày 29 tháng 02 thì người lao động có được nghỉ không? Hợp đồng lao động chấm dứt trong các trường hợp nào?

Nội dung chính

    Vì sao cứ 4 năm mới có ngày 29 tháng 2 một lần?

    Lịch dương là lịch dựa trên vòng quay của trái đất quanh mặt trời, mất khoảng 365,2422 ngày để hoàn thành một chu kỳ. Theo chu kỳ, cứ 4 năm lại thêm 1 ngày vào lịch dương bởi vì một năm dương lịch dài khoảng 365 ngày và 6 giờ, và ngày này là ngày 29/02.

    Theo thông lệ, nguyên tắc để xác định năm nhuận là năm nào chia hết cho 4 và không chia hết cho 100 thì sẽ là năm nhuận.

    Ví dụ: Năm 2100 không phải là năm nhuận, năm 2104 là năm nhuận.

    Ngày 29 tháng 2, không chỉ là một sự kiện đặc biệt trong lịch dương lịch mà còn là một phần quan trọng của việc duy trì tính chính xác và đồng bộ hóa thời gian với các sự kiện thiên văn. Bằng cách điều chỉnh chu kỳ lịch giúp giữ cho lịch dương lịch phản ánh chính xác hơn về thời gian và vị trí của con người trong vũ trụ.

    Lưu ý: Thông tin về ngày 29 tháng 2 trên đây chỉ mang tính tham khảo.

    Vì sao cứ 4 năm mới có ngày 29 tháng 2 một lần? Ngày 29 tháng 02 thì người lao động có được nghỉ không?

    Ngày 29 tháng 02 thì người lao động có được nghỉ không?

    Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc nghỉ lễ tết như sau:

    Nghỉ lễ, tết
    1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
    a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
    b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
    c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
    d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
    đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
    e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
    2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
    3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

    Và Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc nghỉ hằng năm như sau:

    Nghỉ hằng năm
    1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
    a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
    b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
    c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
    2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
    3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
    4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
    5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
    6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
    7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.

    Đồng thời tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc nghỉ việc riêng như sau:

    Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
    1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
    a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
    b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
    c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
    2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
    3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

    Theo đó, ngày 29 tháng 2 không phải là ngày lễ, tết nên người lao động không được nghỉ hưởng nguyên lương. Tuy nhiên, nếu muốn nghỉ vào ngày 29 tháng 2 người lao động có thể sử dụng ngày phép năm để nghỉ hoặc nghỉ không hưởng lương nếu thỏa thuận được với người lao động.

    Hợp đồng lao động chấm dứt trong các trường hợp nào?

    Căn cứ Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động:

    Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
    1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.
    2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
    3. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
    4. Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
    5. Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
    ...

    Như vậy, hợp đồng lao động chấm dứt trong các trường hợp sau:

    - Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp phải gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động.

    - Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

    - Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

    - Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

    - Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    - Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

    - Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

    - Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.

    - Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

    - Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

    - Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế.

    - Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã

    - Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

    - Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.

    saved-content
    unsaved-content
    11