Việc bàn giao công trình xây dựng phải tuân thủ các quy định nào?

Việc bàn giao công trình xây dựng phải tuân thủ các quy định nào? Hành vi tổ chức bàn giao công trình sử dụng khi chưa tổ chức nghiệm thu sẽ bị phạt tiền bao nhiêu?

Nội dung chính

    Việc bàn giao công trình xây dựng phải tuân thủ các quy định nào?

    Căn cứ vào Điều 124 Luật Xây dựng 2014, được bổ sung bởi khoản 46 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định về bàn giao công trình xây dựng như sau:

    Bàn giao công trình xây dựng
    1. Việc bàn giao công trình xây dựng phải tuân thủ các quy định sau:
    a) Đã thực hiện nghiệm thu công trình xây dựng theo đúng quy định của pháp luật về xây dựng;
    b) Bảo đảm an toàn trong vận hành, khai thác khi đưa công trình vào sử dụng.
    c) Đối với dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, có thể bàn giao toàn bộ hoặc một số công trình thuộc dự án để đưa vào sử dụng nhưng trước khi bàn giao phải hoàn thành đầu tư xây dựng bảo đảm đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo phân kỳ đầu tư, thiết kế xây dựng đã được phê duyệt, bảo đảm kết nối với hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực, phù hợp với nội dung dự án và quy hoạch đã được phê duyệt.
    2. Chủ đầu tư có trách nhiệm tiếp nhận công trình theo đúng hợp đồng đã ký kết với nhà thầu. Người tham gia bàn giao công trình phải chịu trách nhiệm về sản phẩm do mình xác nhận trong quá trình bàn giao công trình xây dựng. Trường hợp chủ đầu tư không đồng thời là người quản lý sử dụng công trình thì chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao công trình xây dựng cho chủ quản lý sử dụng công trình sau khi đã tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng. Việc bàn giao công trình xây dựng phải được lập thành biên bản.
    ...

    Như vậy, việc bàn giao công trình xây dựng phải tuân thủ các quy định sau:

    - Đã thực hiện nghiệm thu công trình xây dựng theo đúng quy định của pháp luật về xây dựng;

    - Bảo đảm an toàn trong vận hành, khai thác khi đưa công trình vào sử dụng.

    - Đối với dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, có thể bàn giao toàn bộ hoặc một số công trình thuộc dự án để đưa vào sử dụng nhưng trước khi bàn giao phải hoàn thành đầu tư xây dựng bảo đảm đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo phân kỳ đầu tư, thiết kế xây dựng đã được phê duyệt, bảo đảm kết nối với hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực, phù hợp với nội dung dự án và quy hoạch đã được phê duyệt.

    Việc bàn giao công trình xây dựng phải tuân thủ các quy định nào?

    Việc bàn giao công trình xây dựng phải tuân thủ các quy định nào? (Hình từ Internet)

    Hành vi tổ chức bàn giao công trình sử dụng khi chưa tổ chức nghiệm thu sẽ bị phạt tiền bao nhiêu?

    Căn cứ vào khoản 3 Điều 36 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định như sau:

    Vi phạm quy định về nghiệm thu, thanh toán khối lượng công trình xây dựng
    1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kéo dài thời gian hoàn thiện hồ sơ, tài liệu phục vụ cho công tác nghiệm thu, thanh toán, quyết toán công trình theo quy định.
    2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
    a) Nghiệm thu khối lượng, công việc chưa thực hiện hoặc nghiệm thu khối lượng, công việc nhiều hơn công việc thực tế thi công;
    b) Nghiệm thu không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc không theo yêu cầu của thiết kế công trình;
    c) Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng khi chưa có văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường và quy định của pháp luật khác có liên quan.
    3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức bàn giao công trình cho chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng khi chưa tổ chức nghiệm thu theo quy định.
    ...

    Như vậy, có thể phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức bàn giao công trình cho chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng khi chưa tổ chức nghiệm thu theo quy định.

    Lưu ý: trường hợp cá nhân vi phạm thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP

    Nghiệm thu công trình xây dựng được quy định như thế nào?

    Căn cứ tại Điều 123 Luật Xây dựng 2014, được sửa đổi bởi khoản 45 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định về nghiệm thu công trình xây dựng như sau:

    - Việc nghiệm thu công trình xây dựng gồm:

    + Nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công và nghiệm thu các giai đoạn chuyển bước thi công khi cần thiết;

    + Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, hoàn thành công trình xây dựng để đưa vào khai thác, sử dụng.

    - Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, quy định về quản lý sử dụng vật liệu xây dựng và được nghiệm thu theo quy định của Luật Xây dựng 2014.

    - Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng. Tổ chức, cá nhân tham gia nghiệm thu chịu trách nhiệm về sản phẩm do mình xác nhận khi nghiệm thu công trình xây dựng.

    - Công trình xây dựng thuộc dự án quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp; công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng; công trình sử dụng vốn đầu tư công phải được kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình. Trách nhiệm tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu được quy định như sau:

    + Hội đồng do Thủ tướng Chính phủ thành lập tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu đối với công trình xây dựng thuộc dự án quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp;

    + Cơ quan chuyên môn về xây dựng tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư đối với công trình xây dựng không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.

    - Chính phủ quy định chi tiết về quản lý chất lượng, nghiệm thu, giải quyết sự cố công trình xây dựng và công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp

    saved-content
    unsaved-content
    56
    CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT