Loading


Việc chi trích lập dự phòng của tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?

Việc chi trích lập dự phòng của tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này?

Nội dung chính

    Việc chi trích lập dự phòng của tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?

    Việc chi trích lập dự phòng của tổ chức tài chính vi mô được quy định tại Khoản 9 Điều 7 Thông tư 18/2018/TT-BTC về hướng dẫn chế độ tài chính đối với tổ chức tài chính vi mô do Bộ Tài chính ban hành với nội dung như sau:

    - Chi trích lập dự phòng bao gồm:

    + Chi trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động theo quy định tại Điều 131 Luật các tổ chức tín dụng;

    + Chi trích lập dự phòng rủi ro đối với trái phiếu đặc biệt do Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam phát hành theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam và Khoản 12 Điều 1 Nghị định số 34/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ; hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các văn bản pháp luật sửa đổi, bổ sung (nếu có);

    + Chi trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các Khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi và các Khoản dự phòng khác (nếu có) theo quy định chung áp dụng đối với doanh nghiệp.

    - Phần chi phí trích lập dự phòng rủi ro được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

    saved-content
    unsaved-content
    27