Loading


Việc giám sát, kiểm soát quá trình xử lý bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất được quy định ra sao theo pháp luật hiện hành?

Xin cho hỏi, quy định giám sát, kiểm soát quá trình xử lý trong việc bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất xử lý theo quy trình như thế nào?

Nội dung chính

    Nội dung về bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất? 

    Căn cứ Khoản 1 Điều 54 Luật Đất đai 2024 quy định về nội dung bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất như sau:

    Bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất
    1. Nội dung bảo vệ, cải tạo và phục hồi đất bao gồm:
    a) Phân loại các khu vực đất đã được khoanh vùng theo quy định tại điểm c khoản 1, điểm c khoản 2 và điểm c khoản 3 Điều 53 của Luật này;
    b) Tổng hợp, xác định phạm vi, mức độ cần bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất theo từng khu vực đất đã được phân loại tại điểm a khoản này;
    c) Lập kế hoạch và lộ trình thực hiện bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đối với các khu vực đất đã được xác định tại điểm b khoản này;
    d) Xác định các biện pháp kỹ thuật, giải pháp kinh tế, xã hội kèm theo các phân tích để lựa chọn phương án tối ưu và quyết định phương án thực hiện;
    đ) Lập báo cáo kết quả thực hiện bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất;

    e) Giám sát, kiểm soát quá trình xử lý, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất.


    Theo đó, việc bảo vệ, cải tạo và phục hồi đất bao gồm 6 nội dung được quy định như trên. 

    Nội dung bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất (Hình ảnh Internet) Nội dung bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất (Hình ảnh Internet) 

    Việc giám sát, kiểm soát quá trình xử lý, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất được diễn ra như thế nào?

    Theo Điều 47 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT hướng dẫn về nội dung bảo vệ cải tạo và phục hồi đất. Việc giám sát, kiểm soát quá trình xử lý bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất được quy định như sau:

    (1) Giám sát, kiểm soát quá trình xử lý, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đối với các khu vực đất bị thoái hóa theo nhiệm vụ đã được phê duyệt

    - Giám sát, kiểm soát việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật, giải pháp kinh tế, xã hội đối với các khu vực đất cần xử lý, bảo vệ, cải tạo, phục hồi về chất lượng, khối lượng và các chỉ tiêu kỹ thuật trong thi công các công trình theo yêu cầu của nhiệm vụ đã được phê duyệt;

    - Giám sát, kiểm soát về tiến độ triển khai nhiệm vụ đã được phê duyệt;

    - Giám sát, kiểm soát kết quả xử lý, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất của từng nhiệm vụ để đánh giá mức độ phục hồi đất được thực hiện theo quy định tại Bảng số 03/BVĐ của Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 11/2024/TT-BTNMT;

    - Đề xuất điều chỉnh biện pháp kỹ thuật, giải pháp kinh tế, xã hội trong trường hợp không đáp ứng được các nội dung quy định tại khoản 2 và khoản 5 Điều 8 của Thông tư 11/2024/TT-BTNMT.

    (2) Giám sát, kiểm soát quá trình xử lý, cải tạo, phục hồi đất đối với các khu vực đất bị ô nhiễm thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

    Vì vậy, việc giám sát, kiểm soát trong biện pháp xử lý, bảo vệ đất, cải tạo và phục hồi tài nguyên đất đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện đảm bảo đem lại hiệu quả cao và chính xác. Việc kiểm soát và giám sát chặt chẽ giúp khả năng vấn đề được phát hiện sớm và khắc phục, điều chỉnh vấn đề kịp thời, tránh rủi ro phát sinh và bảo đảm tiến độ cho đất cần được bảo vệ, cải tạo và phục hồi tài nguyên đất một cách chính xác nhất.

    Khu vực đất cần được bảo vệ, cải tạo và phục hồi đất được phân loại như thế nào?

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT, việc phân loại các khu vực đất cần được bảo vệ, cải tạo và phục hồi như sau:

    - Phân loại theo loại đất: Đất bị thoái hóa và đất bị ô nhiễm dựa trên loại đất cụ thể.

    - Phân loại theo mức độ: Đánh giá mức độ thoái hóa và ô nhiễm của đất sẽ được thực hiện dựa trên loại hình thoái hóa và loại hình ô nhiễm.

    - Phân loại biện pháp và giải pháp: các biện pháp kỹ thuật, giải pháp kinh tế, xã hội đã đề xuất khi thực hiện điều tra, đánh giá đất đai đối với các khu vực đất bị thoái hóa, đất bị ô nhiễm theo loại hình, mức độ thoái hóa, ô nhiễm.

    Như vậy, quy định này nhằm đảm bảo việc bảo việc, cải tạo và phục hồi đất đai một cách hiệu quả, giúp bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng đất, đồng thời đề xuất các giải pháp phù hợp cho từng loại hình và mức độ thoái hóa, ô nhiễm.
    saved-content
    unsaved-content
    76