Loading


Việc lập, quản lý, lưu trữ hồ sơ liên quan đến quản lý tạm giữ, tạm giam trong quân đội được quy định ra sao?

Việc lập, quản lý, lưu trữ hồ sơ liên quan đến quản lý tạm giữ, tạm giam trong quân đội được quy định ra sao, và có yêu cầu cụ thể nào đối với quá trình thực hiện các quy định này không?

Nội dung chính

    Việc lập, quản lý, lưu trữ hồ sơ liên quan đến quản lý tạm giữ, tạm giam trong quân đội được quy định ra sao?

    Lập, quản lý, lưu trữ hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam trong quân đội được quy định tại Điều 9 Thông tư 23/2018/TT-BQP về quy định chế độ quản lý, lưu trữ, khai thác, sử dụng hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành, (có hiệu lực ngày 27/04/2018), theo đó:

    1. Lập, quản lý và lưu trữ hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam trong các trường hợp sau:
    a) Người bị tạm giữ, tạm giam được trả tự do;
    b) Người bị tạm giữ, tạm giam được thay đổi biện pháp tạm giữ, tạm giam bằng biện pháp ngăn chặn khác;
    c) Người đang bị tạm giữ, người bị tạm giam chết hoặc bỏ trốn;
    2. Lập, bàn giao hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam trong các trường hợp sau:
    a) Người bị tạm giữ, người bị tạm giam chuyển đi chấp hành tạm giữ, tạm giam hoặc chấp hành án phạt tù tại cơ sở giam giữ khác;
    b) Người bị kết án tử hình có quyết định thi hành án tử hình của Hội đồng thi hành án tử hình.
    3. Việc lập hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam do cá nhân quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư này trực tiếp thực hiện; chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng cơ sở tạm giữ, tạm giam.
    4. Hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam được lập kể từ khi tiếp nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam và kết thúc khi họ chết, bỏ trốn trong khi bị tạm giữ, tạm giam; được trả tự do, chuyển sang chấp hành án phạt tù, bị thi hành án tử hình theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
    5. Tài liệu đưa vào hồ sơ phải được sắp xếp theo trình tự diễn biến, thời gian phát hành như sau:
    a) Tài liệu phát hành trước thì sắp xếp trước, tài liệu phát hành sau thì sắp xếp sau;
    b) Chỉ đưa vào hồ sơ những văn bản, tài liệu có các bằng chứng xác thực (chữ ký, con dấu).
    6. Tài liệu về tạm giữ, tạm giam do cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi đến, trước khi đưa vào hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam phải thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng về công tác văn thư, lưu trữ.
    7. Tài liệu đưa vào hồ sơ phải được đóng thành tập, đóng dấu, đánh số thứ tự bút lục và ghi vào bản thống kê tài liệu có trong hồ sơ.
    8. Khi hồ sơ kết thúc, phải lập bản thống kê tài liệu có trong hồ sơ, có chữ ký của người lập hồ sơ, chữ ký và đóng dấu của cơ sở tạm giữ, tạm giam;
    9. Văn bản, tài liệu đưa vào hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 17 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam.
    10. Trình tự sắp xếp, cách đóng dấu và đánh thứ tự bút lục văn bản, tài liệu có trong hồ sơ thực hiện theo hướng dẫn của Cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Quốc phòng.

    Trên đây là tư vấn về lập, quản lý, lưu trữ hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam trong quân đội.

    saved-content
    unsaved-content
    62