Việc phá dỡ công trình xây dựng cần đáp ứng yêu cầu gì?
Nội dung chính
Việc phá dỡ công trình xây dựng cần đáp ứng yêu cầu gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 118 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 44 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định:
Phá dỡ công trình xây dựng
...
2. Việc phá dỡ công trình xây dựng phải bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường và thực hiện theo trình tự như sau:
a) Lập phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng. Trường hợp công trình thuộc diện phải có quyết định phá dỡ, cưỡng chế phá dỡ thì phải có quyết định phá dỡ hoặc quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng
b) Thẩm tra, phê duyệt thiết kế phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng đối với công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng;
c) Tổ chức thi công phá dỡ công trình xây dựng;
d) Tổ chức giám sát, nghiệm thu công tác phá dỡ công trình xây dựng.
Như vậy, theo quy định pháp luật, việc phá dỡ công trình xây dựng cần đáp ứng yêu cầu tuân thủ theo trình tự cụ thể là:
- Lập phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng. Trường hợp công trình thuộc diện phải có quyết định phá dỡ, cưỡng chế phá dỡ thì phải có quyết định phá dỡ hoặc quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng;
- Thẩm tra, phê duyệt thiết kế phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng đối với công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng;
- Tổ chức thi công phá dỡ công trình xây dựng;
- Tổ chức giám sát, nghiệm thu công tác phá dỡ công trình xây dựng.
Việc phá dỡ công trình xây dựng cần đáp ứng yêu cầu gì? (Hình từ internet)
Quy định về trách nhiệm của các bên trong việc phá dỡ công trình xây dựng ?
Căn cứ khoản 3 Điều 118 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi khoản 44 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 về trách nhiệm của các bên trong việc phá dỡ nhà ở được quy định quy định như sau:
Phá dỡ công trình xây dựng
...
3. Trách nhiệm của các bên trong việc phá dỡ công trình xây dựng được quy định như sau:
a) Chủ đầu tư, chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình hoặc người được giao nhiệm vụ chủ trì phá dỡ công trình có trách nhiệm tổ chức thực hiện theo trình tự quy định tại khoản 2 Điều này; tự thực hiện nếu có đủ điều kiện năng lực hoặc thuê tổ chức tư vấn có năng lực, kinh nghiệm để thực hiện lập, thẩm tra thiết kế phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng và thực hiện thi công phá dỡ công trình xây dựng; chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
b) Nhà thầu được giao thực hiện việc phá dỡ công trình có trách nhiệm lập biện pháp thi công phá dỡ công trình phù hợp với phương án, giải pháp phá dỡ được phê duyệt; thực hiện thi công phá dỡ công trình theo đúng biện pháp thi công và quyết định phá dỡ hoặc quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng (nếu có); thực hiện theo dõi, quan trắc công trình; bảo đảm an toàn cho con người, tài sản, công trình và các công trình lân cận; chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
c) Người có thẩm quyền quyết định phá dỡ công trình chịu trách nhiệm trước pháp luật về hậu quả do không ban hành quyết định, ban hành quyết định không kịp thời hoặc ban hành quyết định trái với quy định của pháp luật;
d) Tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc đang sử dụng công trình thuộc trường hợp phải phá dỡ phải chấp hành quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trường hợp không chấp hành thì bị cưỡng chế và chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ.
Như vậy, trách nhiệm của các bên trong việc phá dỡ công trình xây dựng cụ thể là:
- Chủ đầu tư/chủ sở hữu:
+ Trách nhiệm: Tổ chức thực hiện quy trình phá dỡ, tự thực hiện hoặc thuê tổ chức tư vấn có năng lực.
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
- Nhà thầu:
+ Trách nhiệm: Lập biện pháp thi công phù hợp với phương án đã phê duyệt, thực hiện phá dỡ đúng quy định.Thực hiện thi công phá dỡ công trình theo đúng biện pháp thi công và quyết định phá dỡ hoặc quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng (nếu có); thực hiện theo dõi, quan trắc công trình; bảo đảm an toàn cho con người, tài sản, công trình và các công trình lân cận.
+ Chịu trách nhiệm: Đảm bảo an toàn cho con người và tài sản, bồi thường thiệt hại do lỗi của mình.
- Người có thẩm quyền: Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc ban hành hoặc không ban hành hoặc ban hành quyết định phá dỡ không đúng thời hạn/trái quy định pháp luật.
- Tổ chức/cá nhân sở hữu công trình: Chấp hành quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế và chịu chi phí phá dỡ.
Trường hợp nào phải phá dỡ công trình xây dựng?
Việc phá dỡ công trình xây dựng được thực hiện khi xảy ra các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 118 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 44 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 như sau:
- Cần phá dỡ để làm đất cho công trình mới hoặc công trình tạm.
- Công trình có nguy cơ sụp đổ, ảnh hưởng đến cộng đồng và các công trình xung quanh. Ngoài ra, cũng có thể phá dỡ khẩn cấp để phòng, chống thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hoặc thực hiện các nhiệm vụ khẩn cấp liên quan đến quốc phòng, an ninh theo quyết định của cơ quan nhà nước.
- Công trình nằm trong khu vực không được phép xây dựng theo quy định của pháp luật.
- Công trình xây dựng không đúng quy hoạch, không có giấy phép (nếu cần có giấy phép) hoặc xây dựng không đúng nội dung ghi trong giấy phép.
- Công trình lấn chiếm đất công hoặc đất của tổ chức, cá nhân khác; hoặc xây dựng không đúng thiết kế đã được phê duyệt trong trường hợp miễn giấy phép.
- Nhà ở riêng lẻ cần phá dỡ để xây dựng mới.