Loading


Việc xác định quốc tịch của người bị tạm giữ, tạm giam được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?

Việc xác định quốc tịch của người bị tạm giữ, người bị tạm giam được quy định như thế nào? Trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam khai báo là người nước ngoài thì sao?

Nội dung chính

    Việc xác định quốc tịch của người bị tạm giữ, người bị tạm giam được quy định như thế nào?

    Ngày 06/11/2017, Chính phủ ban hành Nghị định 120/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật thi hành tạm giữ, tạm giam. Nghị định này quy định chi tiết về chế độ ăn, mặc, chăm sóc y tế (gọi chung là chế độ) đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam; kinh phí bảo đảm thực hiện chế độ đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam; kinh phí bảo đảm chăm sóc, nuôi dưỡng đối với trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ; việc thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người nước ngoài.

    Theo đó, việc xác định quốc tịch của người bị tạm giữ, người bị tạm giam là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 11 Nghị định 120/2017/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

    - Trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam khai báo là người nước ngoài, cơ quan đang thụ lý vụ án phải gửi văn bản đến Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh đối với các tỉnh, thành phố từ tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trở vào phía Nam) đề nghị xác nhận quốc tịch của họ và thông báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án và cơ sở giam giữ biết để phối hợp quản lý.

    - Sau khi nhận được văn bản của cơ quan đang thụ lý vụ án, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người bị tạm giữ, người bị tạm giam mang quốc tịch để xác nhận quốc tịch của họ và thông báo kết quả cho cơ quan đang thụ lý vụ án và cơ sở giam giữ biết.

    saved-content
    unsaved-content
    29