Loading


Xác định việc sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất của bất động sản dựa trên cơ sở nào?

Việc xác định việc sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất của bất động sản dựa trên cơ sở nào? Các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá bất động sản được quy định?

Nội dung chính

    Từ ngày 05/08/2024 việc xác định việc sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất của bất động sản dựa trên cơ sở nào?

    Căn cứ Điều 6 về Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về thẩm định giá bất động sản kèm theo Thông tư 42/2024/TT-BTC quy định về xác định việc sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất của bất động sảnnhư sau:

    Xác định việc sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất của bất động sản
    Việc sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất của bất động sản được xác định trên cơ sở:
    1. Đặc điểm của bất động sản thẩm định giá.
    2. Các thông tin về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông, quy định về chuyển mục đích sử dụng đất và các quy định về đầu tư xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
    3. Hướng dẫn phân tích việc sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất tại Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thu thập và phân tích thông tin về tài sản thẩm định giá.

    Theo đó, từ ngày 05/08/2024 việc xác định việc sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất của bất động sản dựa trên cơ sở gồm:

    - Đặc điểm của bất động sản thẩm định giá.

    - Các thông tin về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông, quy định về chuyển mục đích sử dụng đất và các quy định về đầu tư xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    - Hướng dẫn phân tích việc sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất tại Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về thu thập và phân tích thông tin về tài sản thẩm định giá.

    Từ ngày 05/08/2024 việc xác định việc sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất của bất động sản dựa trên cơ sở nào?Từ ngày 05/08/2024 việc xác định việc sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất của bất động sản dựa trên cơ sở nào? (Hình từ Internet)

    Các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá bất động sản được quy định như thế nào?

    Căn cứ theo Điều 4 về Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về thẩm định giá bất động sản kèm theo Thông tư 42/2024/TT-BTC quy định như sau:

    Các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá bất động sản
    1. Các cách tiếp cận áp dụng trong thẩm định giá bất động sản bao gồm cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ chi phí và cách tiếp cận từ thu nhập theo quy định tại Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam hoặc sử dụng kết hợp các cách tiếp cận.
    2. Phương pháp thẩm định giá sử dụng trong thẩm định giá bất động sản bao gồm các phương pháp thẩm định giá thuộc các cách tiếp cận hoặc kết hợp các cách tiếp cận quy định tại khoản 1 Điều này. Phương pháp thặng dư là phương pháp thẩm định giá được xây dựng dựa trên cơ sở kết hợp cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ chi phí và cách tiếp cận từ thu nhập.
    3. Căn cứ vào đặc điểm của bất động sản cần thẩm định giá, mục đích thẩm định giá, thời điểm thẩm định giá, cơ sở giá trị thẩm định giá, các thông tin và số liệu về bất động sản cần thẩm định giá có thể thu thập được để lựa chọn cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá phù hợp.

    Theo đó, các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá bất động sản được quy định như sau:

    - Các cách tiếp cận áp dụng trong thẩm định giá bất động sản bao gồm cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ chi phí và cách tiếp cận từ thu nhập theo quy định tại Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam hoặc sử dụng kết hợp các cách tiếp cận.

    - Phương pháp thẩm định giá sử dụng trong thẩm định giá bất động sản bao gồm các phương pháp thẩm định giá thuộc các cách tiếp cận hoặc kết hợp các cách tiếp cận bao gồm cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ chi phí và cách tiếp cận từ thu nhập theo quy định tại Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam hoặc sử dụng kết hợp các cách tiếp cận. Phương pháp thặng dư là phương pháp thẩm định giá được xây dựng dựa trên cơ sở kết hợp cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ chi phí và cách tiếp cận từ thu nhập.

    - Căn cứ vào đặc điểm của bất động sản cần thẩm định giá, mục đích thẩm định giá, thời điểm thẩm định giá, cơ sở giá trị thẩm định giá, các thông tin và số liệu về bất động sản cần thẩm định giá có thể thu thập được để lựa chọn cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá phù hợp.

    Công thức trong phương pháp thăng dư như thế nào?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 về Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về thẩm định giá bất động sản kèm theo Thông tư 42/2024/TT-BTC quy định công thức trong phương pháp thặng dư như sau:

    V = DT - CP

    Trong đó:

    V: Giá trị tài sản thẩm định giá

    DT: Tổng doanh thu phát triển

    CP: Tổng chi phí phát triển

    saved-content
    unsaved-content
    55