Loading


Xây dựng đơn giá đặt hàng đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng trong trường hợp chưa có định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí được quy định như thế nào?

Xây dựng đơn giá đặt hàng đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng trong trường hợp chưa có định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí được quy định như thế nào? Nội dung cụ thể như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này?

Nội dung chính

    Xây dựng đơn giá đặt hàng đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng trong trường hợp chưa có định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí được quy định như thế nào?

    Xây dựng đơn giá đặt hàng đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng trong trường hợp chưa có định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí được quy định tại Điều 10 Thông tư 152/2016/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

    Theo đó, các cơ quan, đơn vị căn cứ nội dung, mức chi sau để xây dựng đơn giá đặt hàng đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả:

    1. Chi tuyển sinh, khai giảng, bế giảng, cấp chứng chỉ;
    2. Chi mua tài liệu, văn phòng phẩm, giáo trình, học liệu đào tạo;
    3. Chi thù lao giáo viên, người dạy nghề tham gia đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng:
    a) Giáo viên cơ hữu đang làm việc tại các cơ sở đào tạo: Áp dụng mức tiền lương và các phụ cấp theo lương của giảng viên, giáo viên hiện đang hưởng;
    b) Người dạy nghề là cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp, trung tâm khuyến công, các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; nông dân sản xuất giỏi cấp huyện trở lên: Áp dụng mức chi cho giảng viên, báo cáo viên là cán bộ, công chức, viên chức công tác tại các đơn vị cấp huyện và tương đương theo quy định hiện hành;
    c) Người dạy nghề là tiến sĩ khoa học, tiến sĩ trong lĩnh vực nông nghiệp, khai thác thủy sản, nghệ nhân cấp tỉnh trở lên: Áp dụng mức chi đối với giảng viên, báo cáo viên là cấp Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Vụ trưởng và Phó Vụ trưởng thuộc Bộ, Viện trưởng và Phó Viện trưởng thuộc Bộ; Cục trưởng, Phó Cục trưởng và các chức danh tương đương; Phó giáo sư; tiến sĩ; giảng viên chính theo quy định hiện hành.
    4. Phụ cấp lưu động cho giáo viên, người dạy nghề, cán bộ quản lý đào tạo thường xuyên phải xuống thôn, bản, phum, sóc thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ 15 ngày trở lên trong tháng. Mức phụ cấp là 0,2 lần mức lương cơ sở theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Mục II Thông tư số 06/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp lưu động đối với cán bộ, công chức, viên chức.
    5. Chi mua nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ hoạt động đào tạo.
    6. Thuê lớp học, thuê thiết bị giảng dạy chuyên dụng (nếu có).
    7. Thuê phương tiện vận chuyển thiết bị giảng dạy đối với trường hợp đào tạo lưu động.
    8. Trích khấu hao tài sản cố định phục vụ lớp học theo quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
    9. Chỉnh sửa, biên soạn lại chương trình, giáo trình (nếu có).
    10. Chi phí khác.
    11. Chi cho công tác quản lý lớp học không quá 5% tổng số kinh phí cho lớp đào tạo, bao gồm: Chi công tác phí cho cán bộ quản lý lớp; chi kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả, chất lượng đào tạo; chi văn phòng phẩm, cước bưu chính và các khoản chi khác để phục vụ quản lý lớp học (nếu có).

    Trên đây là quy định về xây dựng đơn giá đặt hàng đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng trong trường hợp chưa có định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí, được quy định tại Thông tư 152/2016/TT-BTC.

    saved-content
    unsaved-content
    21
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ