Loading


Xét hưởng chế độ trợ cấp một lần cho thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965-1975 cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?

Thành phần hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp một lần cho thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965-1975 được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Xét hưởng chế độ trợ cấp một lần cho thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965-1975 cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định 112/2017/NĐ-CP quy định về chế độ, chính sách đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965-1975 thì thành phần hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp một lần cho thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965-1975 được quy định bao gồm các loại giấy tờ sau:

    - Bản khai của đối tượng theo Mẫu số 1A hoặc thân nhân đối tượng (đối với đối tượng đã từ trần) theo Mẫu số 1B tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

    - Bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ sau đây chứng minh là thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam: Lý lịch cán bộ, công chức, viên chức hoặc lý lịch đảng viên khai trước năm 1995 trong đó có thể hiện thời gian tham gia thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam hoặc giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp như: Giấy chứng nhận hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị quản lý thanh niên xung phong; Giấy chuyển thương, chuyển viện, phiếu sức khỏe; Giấy khen trong thời gian tham gia lực lượng thanh niên xung phong; Giấy chứng nhận tham gia thanh niên xung phong; Giấy điều động công tác, bổ nhiệm, giao nhiệm vụ;

    - Trường hợp đối tượng không còn một trong các giấy tờ quy định tại điểm b khoản này thì phải có bản xác nhận của ít nhất 02 người làm chứng là những người trực tiếp huy động, tổ chức, quản lý thanh niên xung phong hoặc đồng đội của thanh niên xung phong trong đơn vị từ cấp đại đội trở xuống đã được công nhận là thanh niên xung phong theo Mẫu số 2 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

    - Trường hợp đối tượng không còn một trong các giấy tờ quy định tại điểm b khoản này và không có 02 người làm chứng xác nhận theo quy định tại điểm c khoản này thì đối tượng phải có đơn đề nghị theo Mẫu số 3A gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thanh niên xung phong cơ sở hoạt động xác nhận, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thanh niên xung phong cơ sở hoạt động có trách nhiệm xác nhận theo Mẫu số 3B tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này đối với đối tượng tham gia thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam hiện đăng ký thường trú ở địa phương khác.

    saved-content
    unsaved-content
    39