Loading


Xử phạt đối với việc vi phạm quy định về chứng thực hợp đồng và giao dịch được thực hiện như thế nào?

Xử phạt đối với việc vi phạm quy định về chứng thực hợp đồng và giao dịch được thực hiện như thế nào?

Nội dung chính


    Vi phạm quy định về chứng thực hợp đồng, giao dịch bị xử phạt như thế nào? 

    Tại Điều 35 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm quy định về chứng thực hợp đồng, giao dịch như sau:

    - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để chứng thực hợp đồng, giao dịch.

    - Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả của cá nhân để được chứng thực hợp đồng, giao dịch.

    - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi mạo danh chủ thể để được chứng thực hợp đồng, giao dịch.

    - Hình thức xử phạt bổ sung:

    - Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung hoặc làm giả đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

    - Biện pháp khắc phục hậu quả:

    - Buộc cơ quan thực hiện chứng thực đang lưu trữ hồ sơ chứng thực thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ liên quan về hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này;

    - Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.

     

    Vi phạm quy định về chứng thực chữ ký người dịch bị xử lý như thế nào?

    Căn cứ Điều 36 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định hành vi phạm quy định về chứng thực chữ ký người dịch:

    - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản cần dịch hoặc văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ của người dịch theo quy định của pháp luật.

    - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi dịch sai để trục lợi.

    - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả của cá nhân để dịch hoặc yêu cầu chứng thực chữ ký người dịch.

    - Hình thức xử phạt bổ sung:

    - Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

    - Biện pháp khắc phục hậu quả:

    - Buộc cơ quan thực hiện chứng thực đang lưu trữ hồ sơ chứng thực thông báo trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về bản dịch đã được chứng thực quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;

    - Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều này;

    - Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

    Vi phạm quy định về đăng ký khai sinh bị xử lý như thế nào? 

    Căn cứ Điều 37 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định như sau:

    (1) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai sinh.

    (2) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    - Cam đoan, làm chứng sai sự thật về việc sinh;

    - Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về nội dung khai sinh;

    - Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký khai sinh.

    - Hình thức xử phạt bổ sung:

    - Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

    - Biện pháp khắc phục hậu quả:

    Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy khai sinh đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.

    saved-content
    unsaved-content
    40