Loading


Báo cáo 10067/BC-VPCP năm 2023 đề nghị xây dựng Luật Quản lý phát triển đô thị do Văn phòng Chính phủ ban hành

Số hiệu 10067/BC-VPCP
Ngày ban hành 25/12/2023
Ngày có hiệu lực 25/12/2023
Loại văn bản Báo cáo
Cơ quan ban hành Văn phòng Chính phủ
Người ký Trần Văn Sơn
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Xây dựng - Đô thị

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10067/BC-VPCP

Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2023

 

BÁO CÁO

VỀ ĐỀ NGHỊ XÂY DỰNG LUẬT QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ

Kính gửi: Chính phủ

Bộ Xây dựng có Tờ trình Chính phủ số 56/TTr-BXD ngày 30/11/2023 về Đề nghị xây dựng Luật Quản lý phát triển đô thị (Đề nghị xây dựng Luật). VPCP xin báo cáo Chính phủ như sau:

I. Về sự cần thiết, trình tự, thủ tục lập Đề nghị xây dựng Luật

1. Đề nghị xây dựng Luật được Bộ Xây dựng chủ trì soạn thảo, trình Chính phủ theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Thực hiện Quy chế làm việc của Chính phủ, VPCP đã gửi lấy ý kiến TVCP về 05 chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật và hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật. Đến ngày 25/12/2023, có 24/26 TVCP gửi ý kiến về VPCP, trong đó 24/26 TVCP đồng ý với sự cần thiết phải xây dựng, ban hành Luật quản lý phát triển đô thị.

2. VPCP thống nhất với Bộ Xây dựng về sự cần thiết ban hành Luật Quản lý phát triển đô thị nhằm thể chế hóa các đường lối, chủ trương của Đảng, các chính sách, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong lĩnh vực phát triển đô thị1; tham khảo kinh nghiệm quốc tế để xây dựng Luật cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, yêu cầu của thực tiễn về quản lý phát triển đô thị ở Việt Nam hiện nay; bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật và tính khả thi trong quản lý, phát triển đô thị.

II. Về các chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật

1. Tổng hợp ý kiến TVCP:

- Bộ Xây dựng đề xuất 05 chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật, gồm:

Chính sách 1: Phân loại, quản lý phát triển bền vững hệ thống đô thị;

Chính sách 2: Quản lý phát triển mới, cải tạo chỉnh trang và tái phát triển đô thị;

Chính sách 3: Quản lý phát triển hạ tầng đô thị đồng bộ;

Chính sách 4: Quản lý phát triển không gian ngầm đô thị;

Chính sách 5: Nâng cao năng lực quản lý phát triển đô thị.

- Kết quả tổng hợp ý kiến TVCP như sau: 24/26 TVCP thống nhất với các Chính sách do Bộ Xây dựng đề xuất, trong đó có 04 TVCP (Bộ trưởng các Bộ: Nội vụ, Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính có 20 ý kiến góp ý về tên gọi, nội dung chính sách và Đề cương chi tiết Luật): Phụ lục xin gửi kèm.

2. Về các nội dung đã tiếp thu ý kiến của Thường trực Chính phủ và ý kiến Thành viên Chính phủ:

Trên cơ sở ý kiến của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp ngày 19/12/2023 và ý kiến của các Thành viên Chính phủ, Bộ Xây dựng đã nghiên cứu, tiếp thu để chỉnh lý, hoàn thiện Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật (Tờ trình số 58/TTr-BXD ngày 22/12/2022), bao gồm các nội dung tiếp thu, chỉnh lý về: rà soát, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, không quy định chồng chéo với các luật chuyên ngành hiện nay, xác định rõ phạm vi điều chỉnh của dự án Luật như nêu tại mục IV Tờ trình này; bước đầu nghiên cứu, chỉnh lý tên gọi, nội dung chính sách để thể hiện rõ hơn nội hàm, các yêu cầu của quản lý phát triển đô thị; các chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật tuân thủ chặt chẽ yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính trong quản lý phát triển đô thị; chỉnh lý một số nội dung trong Đề cương chi tiết Luật, hoàn thiện Hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật.

3. Ý kiến của VPCP:

Về cơ bản, VPCP thống nhất với các nội dung tiếp thu, chỉnh lý của Bộ Xây dựng tại Tờ trình số 58/TTr-BXD được Bộ trưởng Bộ Xây dựng trình bày trước Chính phủ. Để hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật, VPCP đề nghị Bộ Xây dựng:

(1) Tiếp tục nghiên cứu ý kiến của Thường trực Chính phủ, ý kiến của các Thành viên Chính phủ để tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật;

(2) Rà soát, xác định rõ phạm vi điều chỉnh, mối quan hệ của Luật này với các luật có liên quan như: Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Đường bộ, dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn2... để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật;

(3) Nghiên cứu, chỉnh lý tên gọi, nội dung, giải pháp thực hiện chính sách, Đề cương chi tiết Luật, bảo đảm thống nhất về chủ trương, giải pháp của Chính phủ về quản lý phát triển đô thị với các quy phạm cụ thể trong Đề cương chi tiết Luật. Nội dung và giải pháp thực hiện chính sách cần thể hiện rõ chủ trương tăng cường phân cấp, phân quyền; rà soát các quy định về thẩm quyền và các cơ chế chính sách đặc thù để quản lý phát triển đô thị3, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về quản lý phát triển đô thị; đánh giá tác động kỹ lưỡng, thuyết minh rõ nội dung cụ thể của từng chính sách: về kinh tế, xã hội, pháp luật khi ban hành các chính sách, lập luận có tính thuyết phục, có minh chứng cụ thể sự cần thiết xây dựng Luật theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

(4) Rà soát thủ tục hành chính trong dự thảo Đề cương, ứng dụng khoa học công nghệ để hạn chế tối đa thủ tục hành chính; đẩy mạnh xã hội hóa, phân cấp quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp theo đúng tinh thần tại các nghị quyết của Chính phủ4.

III. Kiến nghị của VPCP:

VPCP kiến nghị Chính phủ: Giao Bộ Xây dựng tiếp tục chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, VPCP và các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến của TVCP; chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật, gửi Bộ Tư pháp để đưa vào Đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật năm 2025 (trình Quốc hội Khóa XV xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025) và thông qua tại Kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2025) theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

VPCP kính báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định./.

 

[...]
2