Loading


Báo cáo 1045/BC-BNN-KTHT năm 2013 tổ chức rà soát thực trạng hạ tầng nông thôn, đánh giá tình hình sử dụng đất, rừng, tình hình sản xuất, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ và dân di cư tự do các tỉnh Tây Nguyên” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 1045/BC-BNN-KTHT
Ngày ban hành 29/03/2013
Ngày có hiệu lực 29/03/2013
Loại văn bản Báo cáo
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Nguyễn Đăng Khoa
Lĩnh vực Bất động sản,Xây dựng - Đô thị,Văn hóa - Xã hội

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1045/BC-BNN-KTHT

Hà Nội, ngày 29 tháng 03 năm 2013

 

BÁO CÁO

TỔ CHỨC RÀ SOÁT THỰC TRẠNG HẠ TẦNG NÔNG THÔN, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT, RỪNG, TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, ĐỜI SỐNG CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ VÀ DÂN DI CƯ TỰ DO CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN”.

Triển khai kế hoạch thực hiện kết luận số 12.KL/TW về “tiếp tục thực hiện Nghị quyết 10 NQ/TW của Bộ Chính trị (khoá IX) phát triển vùng Tây Nguyên thi k2011 - 2020”, năm 2012, Ban Chỉ đạo Tây nguyên giao Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với các Bộ ngành liên quan và các tỉnh Tây Nguyên thực hiện Chuyên đề “Tchức rà soát thực trạng hạ tầng nông thôn, đánh giá tình hình sử dụng đất, rừng; tình hình sản xuất, đời sống của đng bào dân tộc thiu số tại chỗ và dân di cư tự do"; kết quả như sau:

I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHUNG:

Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đăk Nông và Lâm Đồng; với diện tích tự nhiên 54.650 km2 (chiếm 16,5% diện tích của cả nước). Trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp: 1.993.796 ha, đất lâm nghiệp: 2.830.311 ha, đất khác: 640.001 ha. Dân số 5.265.800 người. Gồm có 54 dân tộc anh em cùng chung sống, dân tộc Kinh 3.325.511 người, chiếm 63,15%; dân tộc thiểu số (DTTS) 1.940.289 người, chiếm 36,85% (trong đó DTTS tại chcó 1.280.201 người chiếm 25,52% dân stoàn vùng). Tây Nguyên là địa bàn giữ vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế xã hội (KTXH), quc phòng an ninh (QPAN), môi trường sinh thái của đất nước. Hiện có 61 đơn vị hành chính cp huyện (gm 5 thành phố, 4 thị xã, 52 huyện), 722 đơn vị hành chính cấp xã (gm 77 phường, 47 thị trn và 598 xã), 7.616 thôn, tổ dân phố (trong đó có 2.464 buôn, làng đồng bào DTTS); có 12 huyện và 32 xã biên giới giáp Lào và Campuchia, có đường biên giới dài khoảng 580 km.

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 18 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị (Khóa IX) “về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001 - 2010” và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các tỉnh Tây nguyên đã đạt được nhiu thành tựu có ý nghĩa quan trọng: Kinh tế toàn vùng không ngừng phát trin. Tc độ tăng trưởng bình quân chung vùng Tây nguyên giai đoạn 2007-2011, đạt 13.4% (cao nht tỉnh Kon Tum 14.81%, thấp nhất Đăk Lăk:12.42%); thu nhập bình quân đu người (giá thực tế) 23,27 triệu đồng/người/năm (thu nhập cao nht tỉnh Lâm Đồng: 25.5 triệu/người/năm, thấp nhất tỉnh Kon Tum: 17.76 triệu/người/năm); Cơ cấu kinh tế có sự chuyn dịch mạnh mẽ theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp giảm dần; ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng. Sản xut hàng hóa phát triển theo hướng đa dạng với quy mô, chất lượng, hiệu quả ngày càng tăng; Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không ngừng được đu tư tăng dn qua từng năm, nht là về lĩnh vực giao thông, trường học, thuỷ lợi, bệnh viện, điện, nước.. .góp phần quan trọng trong phát trin kinh tế, nâng cao cht lượng giáo dục, y tế và đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của người dân; Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định, quc phòng được tăng cường, an ninh biên giới được gi vng.

Tuy nhiên, xét trên tổng thể, những thành tựu mà nhân dân các tỉnh Tây Nguyên đã đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của vùng. Kinh tế- xã hội vẫn trong tình trạng chậm phát trin và mt cân đối. Nhiu vn đề xã hội còn bức xúc như: chênh lệch giàu nghèo gia đô thị và nông thôn, giữa đng bào Kinh với đng bào DTTS ngày càng tăng. Công tác xóa đói, giảm nghèo ở nhiu nơi kết quả đạt thấp, chưa vững chắc; việc quản lý đất đai, khai thác khoáng sản và quản lý bảo vệ rừng còn nhiều thiếu sót nghiêm trọng; tình trạng tranh chấp, khiếu kiện (TCKK) về đất đai giữa người dân stại với người dân DCTD, giữa người dân với các doanh nghiệp và các doanh nghiệp với nhau. Đặc biệt trong vùng đng bào DTTS tại chỗ diễn ra ở nhiều nơi nhưng chưa được xem xét giải quyết kịp thời, có nơi, có lúc đã hình thành “đim nóng” v an ninh nông thôn (ANNT) tim n nguy cơ mất n định về an ninh chính trị.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỘT SỐ LĨNH VỰC ĐẾN NĂM 2011:

1. Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn:

Trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Chính phủ theo tinh thần Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 18/01/2002 của Bộ Chính trị về tập trung phát trin kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên, cùng với quan tâm chỉ đạo ca các cp, ngành, sự hưởng ứng của các thành phn kinh tế. Nhờ đó, kết cu hạ tng khu vực nông thôn ngày càng được nâng cấp và hoàn thiện. Tính đến thời điểm ngày 31/12/2011 hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên đạt được kết quả như sau:

- Giao thông: Toàn vùng Tây Nguyên có 12.277 km đường giao thông nông thôn phục vụ cho sản xuất, lưu thông hàng hoá và đi lại của người dân: Trong đó 598 xã có đường xe ô tô v đến trung tâm xã, đạt 100% s xã; sxã có đường ô tô đi lại thuận lợi quanh năm có 588 xã đạt 98.3% so với tng sxã (tỷ lệ của cnước là 97,1%). Số xã có đường nhựa, bê tông hóa đến trụ sở UBND có 517 xã đạt 86,5% (tỷ lệ của cả nước 87.3%)

Đường trục thôn, buôn có đường ô tô đi đến được 5870 buôn thôn, đạt 96,7% (tỷ lệ cả nước 89,5%).

Mục tiêu của các tỉnh đến năm 2015: tiếp tục đầu tư mở mới 3.294 km và nâng cấp nhựa hóa hoặc bê tông hóa đến trụ sở UBND các xã còn lại 50%; đường trục thôn, buôn, đường trục chính nội đng được cứng hóa đạt chun 30% đảm bảo xe cơ giới đi lại thuận tiện.

- Thủy lợi: Trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên có 2038 công trình hồ đập, 4989 km kênh mương cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sng cho người dân (không kcác công trình trình tự tạo của người dân: như giếng đào, đập dâng . . .) mới đáp ứng được trên 50% diện tích có nhu cầu tưới.

Nông nghiệp hiện nay vẫn là ngành sản xuất chlực ơ các tỉnh Tây Nguyên. Trong thời gian tới nhu cu đu tư hồ đập 1149 công trình và 3191 km kênh mương đđáp ứng nhu cầu tưới cho khoảng trên 75% diện tích canh tác toàn vùng.

- Điện: Theo báo cáo toàn vùng có khoảng 1822 trạm biến áp các loại và 3983 km đường dây điện, đảm bảo 100% số xã có lưới điện quốc gia; 5966 thôn, bon có điện chiếm 98,3% tng số thôn, bon, có khong 96% trong tng số hộ ở nông thôn được sử dụng điện; trong đó, số hộ được sử dụng điện thường xuyên, an toàn khoảng 90% shộ. Đđáp ứng được nhu cầu phục vụ 100% hộ dân được sử dụng thường xuyên và an toàn, trong thời gian tới tiếp tục đầu tư 627 trạm biến áp và 2447 km đường dây dn điện các loại.

- Nước sinh hoạt: Nhu cầu sử dụng nước hợp vệ sinh toàn vùng Tây Nguyên mới đáp ứng được 70.75% tng số hộ, nhng năm tiếp theo các tỉnh tiếp tục xây dựng công trình cp nước sinh hoạt tập trung, giếng, khoan, bể chứa . . .

Việc được tiếp cận với nguồn nước hợp vệ sinh đã giúp cải thiện đáng kể tình trạng vệ sinh môi trường ở khu vực nông thôn, hạn chế các bệnh liên quan đến ngun nước không hợp vệ sinh, tiết kiệm được ngân sách cho y tế, nâng cao sức khỏe và những tác động tích cực khác, góp phần nâng cao đời sống người dân và phát trin kinh tế xã hội khu vực nông thôn. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ hộ dân chưa được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh ở vùng nông thôn các tỉnh còn khá lớn 14.25 %. Để giảm tỷ lệ này, trong thời gian tới các tỉnh cần đầu tư xây dựng thêm một s công trình cp nước sinh hoạt hợp vệ sinh để đến năm 2015 tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 85%, trong đó nước sạch đạt từ 75% trở lên phù hợp với tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

- Trường học: Toàn vùng hiện có 1.094.067 m2 trường học, nhu cầu đến 2015 đầu tư mở mới 446.786 m2, xã có trường có trường tiểu học đạt 98,5%, xã có trường THCS đạt 95,3%, xã có THPT đạt 13,9%. Mục tiêu về tỷ lệ trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia đến năm 2015 của các tỉnh: nhà trẻ, trường mầm non đạt 20- 25%; trường tiểu học đạt 50-55%; trường trung học cơ sở đạt 20-25%; trường trung học phổ thông đạt 15-20%

- Trạm y tế: Toàn vùng hiện có 57.128 m2 trạm xá, nhu cầu đến 2015 đầu tư mở mới 1519 m2; xã có trạm y tế đạt 99,8%, trong đó xã đạt chuẩn quốc gia về y tế: 59,2%; thôn bản có cán bộ y tế đạt: 91%. Mục tiêu của các tỉnh đến năm 2015 là từ 90-100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.

- Các hạ tầng khác như thông tin liên lc, văn hóa th thao... nhìn chung đã đáp ứng được nhu cầu tối thiểu thiểu của người dân. Đtừng bước nâng cao nhu cầu văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số nói riêng và người dân nói chung các địa phương đã qui hoạch, tiếp tục đầu tư cho các năm tiếp theo, nhằm đạt chun theo qui định của bộ tiêu chí Quc gia nông thôn mới.

2. Tình hình sản xuất và đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ:

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Trung ương và địa phương thông qua các chương trình, chính sách...đã đy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo với nhiều giải pháp, mô hình có hiệu quả như: phát trin cao su tiu đin, tăng cường khuyến nông, đưa giống, cây trng, vật nuôi năng sut cao vào sản xut tại các buôn làng; giao đất, giao rng, giao khoán bảo vệ rừng; đào tạo ngh, giải quyết việc làm ở nông thôn, làm cho đời sống của đng bào dân tộc thiểu số tại chỗ đã từng bước được cải thiện, trình độ dân trí của đồng bào DTTS được nâng lên, bà con tích cực trong lao động sản xuất, biết áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật...thu nhập bình quân đầu người DTTS ngày càng cao (giá thực tế): 9.78 triệu/người/năm (cao nht tỉnh Đăk Lăk 15.28 triệu đng, thp nht Đăk Nông 6.06 triệu); tỷ lệ hộ nghèo trong vùng DTTS đã giảm từ 44,49% xung còn 38.02% .

Tuy nhiên, do phần lớn đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, điu kiện cơ sở hạ tng còn thiếu thn, trình độ sản xuất, khả năng nắm bắt các tiến bộ khoa học- kỹ thuật còn hạn chế, nên nhìn chung sản xuất, đời sống của bà con vẫn còn gặp rt nhiu khó khăn. Hơn na việc tổ chức sản xuất, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, dạy ngh, giải quyết việc làm còn nhiều hạn chế; việc bảo đảm không gian sinh sng cho các buôn làng, giữ gìn và phát huy tinh hoa và bản sc văn hóa các dân tộc còn nhiu vấn đề bt cập. Qua rà soát, toàn vùng hiện còn 149.578 hộ đng bào DTTS tại ch, các hộ dân di cư tự do (DCTD) là hộ nghèo và một bộ phận lớn thuộc diện cận nghèo. Sự chênh lệch mức sống, trình độ dân trí, điều kiện hưởng thụ văn hóa, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ giữa đồng bào DTTS tại chvới các bộ phận dân cư khác ngày càng cách xa hơn đang trở thành vấn đề đáng quan tâm.

Hiện nay, còn khoảng 31.069 hộ đồng bào DTTS thiếu 17.516 ha đt sản xuất. Mặc dù các tỉnh đã vận dụng nhiều chính sách, lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia đhỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm, phát trin chăn nuôi, giao khoán rừng để giảm áp lực về đt sản xuất... nhưng vẫn chưa giải quyết được nhu cầu sử dụng đất của đồng bào DTTS tại ch.

Do phong tục tập quán, thói quen trong đời sống sản xuất, đại bộ phận đồng bào DTTS mang nặng tâm lý thụ động, thoả mãn với cuộc sống hiện tại, do đó nhiều chương trình mục tiêu phát triển KTXH vùng dân tộc được triển khai nhưng chỉ mang tính “ban đầu”, thiếu đất sản xuất, thiếu lao động, khó khăn trong việc tiếp cận với các dịch vụ về vốn, thị trường, tiêu thụ sản phm và các dịch vụ xã hội cơ bản.

Trình độ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, kỹ thuật lạc hậu, năng suất cây trồng, vật nuôi thấp; chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, thiên về thuần nông (trên 75%), sản xuất phân tán, chưa theo kịp nhu cầu của thị trường nên khả năng cạnh tranh hàng hoá, tiêu thụ nông sản là một thách thức lớn. Giá trị hàng hoá nông nghiệp không cao, thu nhập thấp nên khoảng cách chênh lệch ngày càng rõ rệt giữa khu vực thành thị và nông thôn. Một số nơi, do công tác quản lý lỏng lẻo đã có một số hộ sau khi được giải quyết đất sản xuất, vin vào khó khăn đã sang nhượng cho người Kinh lấy tiền chi dùng, góp phần tăng “áp lực ảo” về thiếu đất trong đng bào DTTS, làm tiềm ẩn nguy cơ người Kinh chiếm đất của đồng bào. Đây thực sự là vấn đề cấp thiết trong chiến lược ổn định và phát trin bền vững vùng Tây Nguyên.

3. Tình hình sản xuất và đời sống của dân di cư tự do

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ