Loading


Báo cáo 72/BC-UBDT năm 2016 sơ kết 03 năm thực hiện Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và tổng kết thực hiện Quyết định 409/QĐ-TTg do Ủy ban Dân tộc ban hành

Số hiệu 72/BC-UBDT
Ngày ban hành 16/06/2016
Ngày có hiệu lực 16/06/2016
Loại văn bản Báo cáo
Cơ quan ban hành Uỷ ban Dân tộc
Người ký Lê Sơn Hải
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN DÂN TỘC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 72/BC-UBDT

Hà Nội, ngày 16 tháng 06 năm 2016

 

BÁO CÁO

SƠ KẾT 03 NĂM THỰC HIỆN LUẬT PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ TỔNG KẾT THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH 409/QĐ-TTG NGÀY 09/4/2012 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Thực hiện Công văn số 1488/BTP-PBGDPL ngày 10/5/2016 của Bộ Tư pháp về việc Sơ kết 03 năm thực hiện Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và tổng kết thực hiện Quyết định 409/QĐ-TTg, ngày 09/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Dân tộc báo cáo kết quả như sau:

I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 03 NĂM THỰC HIỆN LUẬT PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

1. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn, quán triệt, kiểm tra việc thực hiện Luật PBGDPL (đính kèm phụ lục I):

2. Đánh giá kết quả thực hiện Luật PBGDPL trên các nội dung sau:

2.1. Công tác kiện toàn Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL.

Ủy ban Dân tộc đã ban hành các Quyết định: Quyết định số 310/QĐ-UBDT ngày 08/6/2015, về việc thành lập Hội đồng phối hợp, giáo dục pháp luật của Ủy ban Dân tộc; Quyết định số 58/QĐ-HĐPH ngày 11/3/2014, Ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp ph biến, giáo dục pháp luật của Ủy ban Dân tộc và Thành lập Tổ Thư ký giúp việc Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Ủy ban Dân tộc.

2.2. Kết quả triển khai thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành

- Hằng năm, Ủy ban Dân tộc có văn bản hướng dẫn gửi cơ quan làm công tác dân tộc địa phương về hướng dẫn công tác phổ biến pháp luật. Tùy theo chức năng nhiệm vụ của mình chủ động lựa chọn hình thức vận dụng thực hiện cho phù hợp như: tổ chức học tập, quán triệt các văn bản pháp luật; tọa đàm, giao lưu, trao đổi thảo luận về các nội dung pháp luật; nghiên cứu tài liệu qua tủ sách pháp luật, phương tiện thông tin đại chúng; lồng ghép với các buổi họp của cơ quan, sưu tầm tài liệu để nghiên cứu Nội dung học tập, nghiên cứu gắn gọn phục vụ tốt việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị cụ thể tập trung vào các văn bản mới ban hành, văn bản thuộc phạm vi quản lý như:

- Hưởng ứng cuộc thi viết “Tìm hiểu hiến pháp năm 2013” theo Quyết định số 251/QĐ-TTg, ngày 13/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tư pháp cơ quan thường trực tổ chức cuộc thi, Ủy ban Dân tộc đã phát động và tổ chức cuộc thi đến Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tham gia. Tổng số đã có 193 bài dự thi của các Vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban gửi Sở Tư pháp Hà Nội để tổng hợp theo quy định.

- Thực hiện Quyết định số 251/QĐ-UBDT, ngày 14/5/2015 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Ban hành kế hoạch tổ chức cuộc thi Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quy định pháp luật liên quan và các Chính sách dân tộc” trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban Dân tộc. Để cuộc thi đạt kết quả tốt, Bộ trưởng, Chủ nhiệm ra Quyết định thành lập Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, Ban Thư ký và Ban hành thể lệ cuộc thi. Ủy ban Dân tộc đã có công văn gửi Ban Dân tộc các tỉnh, thành phố, các Trường Đại học, Cao đẳng và Trường Dân tộc Nội trú trên phạm vi toàn quốc để hướng dẫn và phát động cuộc thi Hiến pháp 2013; Nội dung thi tập trung vào những điểm mới về quyền con người, quyền công dân, những điều liên quan trực tiếp đến lĩnh vực dân tộc, dân tộc thiểu số, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Cuộc thi đã thu hút nhiều đối tượng tham gia: Công chức, viên chức, người lao động cơ quan Ủy ban Dân tộc, công chức, viên chức trong hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc và học sinh, sinh viên các trường Đại học, Cao đng dân tộc nội trú, nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trên toàn quốc, đã có trên 3.400 bài dự thi gửi về Ban Tổ chức. Với tinh thần trách nhiệm cao, Ban Tổ chức, Ban Giám khảo cuộc thi đã thực hiện nghiêm túc thể lệ cuộc thi và đã lựa chọn đúng các giải thi tuần, tháng, quý với (63 giải các loại) để công bố trên cổng thông tin, điện tử của Ủy ban Dân tộc hàng tuần, tháng, quý. Qua đó, góp phần thực hiện xã hội hóa công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật của Nhà nước, đưa pháp luật đi vào đời sống theo quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật.

* Đánh giá chung:

- Từ khi có Luật phổ biến, giáo dục pháp luật đi vào cuộc sống, các văn bản hướng dẫn của Luật được áp dụng và các Quyết định của Th tướng Chính phủ về Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật, đã góp phn tạo sự chuyn biến rõ rệt trong nhận thức cũng như trong việc chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, người lao động và cán bộ làm công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương, đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó biết và hiểu pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình việc phổ biến, giáo dục pháp luật bước đầu có tác dụng làm cho cán bộ, công chức và người dân ý thức được trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của mình, tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, tự giác đóng góp ý kiến, phản ánh tâm tư nguyện vọng trong quá trình thực hiện pháp luật góp phần giữ gìn ổn định trật tự và an toàn xã hội, hạn chế việc người dân không hiểu pháp luật mà vi phạm pháp luật.

II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 409/QĐ-TTG, NGÀY 09/04/2012 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

1. Về công tác chỉ đạo, hướng dẫn, quán triệt, kiểm tra việc thực hiện Chương trình hành động

Thi hành Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW, ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) và Quyết định số 554/QĐ-TTg, ngày 04 tháng 05 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, giao cho Ủy ban Dân tộc chủ trì phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan đtổ chức trin khai thực hiện Tiu Đề án 2. Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc đã quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời về công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc (các Vụ, đơn vị của Ủy ban và Ban Dân tộc các tỉnh). Xây dựng kế hoạch đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả các hình thức, biện pháp ph biến, giáo dục pháp luật hiện có; triển khai nhân diện rộng những hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật mới đang phát huy hiệu quả trên thực tế. Hướng về cơ sở, phù hợp với trình độ dân trí của cán bộ, nhân dân nht là đng bào các dân tộc thiu ssinh sống ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa và vùng biên giới. Ủy ban Dân tộc đã ban hành các văn bản chỉ đạo tổ chức thực hiện: (Đính kèm phụ lục s 2)

2. Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình hành động và các Đề án của Chương trình.

* Kết quả đạt được:

Thi hành các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc. Trong 05 năm (từ 2012 đến 2016) Ủy ban Dân tộc đã phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh trong toàn quốc tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả một số hoạt động:

2.1. Tổ chức khảo sát xác định nhu cầu.

+ Việc khảo sát, xác định nhu cầu các đối tượng để phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả là rất cần thiết. Trong đó cần xác định rõ nhu cầu cụ thể về nội dung và hình thức phù hợp để triển khai thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số.

+ Địa điểm: Phía Bắc: Lạng Sơn, Thanh Hóa; Miền Trung và Tây Nguyên: Quảng Nam, Đắk Nông; Nam Bộ: Bình Phước và Trà Vinh. (Lồng ghép với các Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật dành cho đồng bào dân tộc thiểu số)

+ Đối tượng khảo sát:

- Cán bộ làm công tác dân tộc tỉnh, huyện, cán bộ xã.

- Bí thư chi bộ, Già làng, Trưởng thôn, Trưởng bản, Trưởng ấp và người uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

2.2. Biên soạn tài liệu và Sổ tay hỏi đáp pháp luật

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ