Loading


Báo cáo 88/BC-UBDT năm 2016 tổng kết Đề án “Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu, đổi mới phát triển của đất nước” do Ủy ban Dân tộc ban hành

Số hiệu 88/BC-UBDT
Ngày ban hành 30/06/2016
Ngày có hiệu lực 30/06/2016
Loại văn bản Báo cáo
Cơ quan ban hành Uỷ ban Dân tộc
Người ký Lê Sơn Hải
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN DÂN TỘC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 88/BC-UBDT

Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2016

 

BÁO CÁO

TỔNG KẾT ĐỀ ÁN “CỦNG CỐ, KIỆN TOÀN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÔNG TÁC PBGDPL ĐÁP ỨNG YÊU CẦU, ĐỔI MỚI PHÁT TRIỂN CỦA ĐẤT NƯỚC”

Thực hiện Công văn số 1717/BTP-PBGDPL ngày 27/5/2016 của Bộ Tư pháp V/v hướng dẫn tổng kết Đề án “Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác PBGDPL đáp ứng yêu cầu, đổi mới phát triển của đất nước”, Ủy ban Dân tộc báo cáo kết quả như sau:

I/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác PBGDPL đáp ứng yêu cầu, đổi mới phát triển của đất nước”. Nhận thức rõ ý nghĩa quan trọng của Đề án (Giai đoạn 2012 đến 2016), Ủy ban Dân tộc đã phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, ngành địa phương liên quan tổ chức tập huấn các kỹ năng Phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số với nhiều hình thức phong phú, đa dạng đối tượng là già làng, trưởng bản, trưởng thôn.

1. Theo Quyết định số 554/QĐ-TTg ngày 04 tháng 05 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, giao cho Ủy ban Dân tộc chủ trì phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành và địa phương liên quan để tổ chức triển khai thực hiện Tiểu Đề án 2.

- Từ năm 2012 đến năm 2016 theo Kế hoạch được giao: Tổ chức 28 Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho cán bộ làm công tác dân tộc địa phương và đồng bào dân tộc thiểu số (tập trung Tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại huyện biên giới) tại các tỉnh thành: Thái Nguyên, Quảng Nam, Đắk Nông, Bình Phước, Trà Vinh, Lai Châu, Tuyên Quang, Lâm Đồng, An Giang, Kiên Giang, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Nghệ An, Quảng Trị, Bình Định, Điện Biên, Sơn La, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Kon Tum...; 02 cuộc thi tìm hiểu pháp luật bằng hình thức sân khấu hóa; xây dựng 07 mô hình câu lạc bộ pháp luật tại xã, tất cả các hình thức đều phát huy tác dụng. Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật gồm: Đất đai, Hôn nhân và Gia Đình, Giao thông đường bộ, Biên giới Quốc gia, Bình Đẳng giới, Phòng chống bạo lực Gia đình... Qua triển khai thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại các địa phương, nhận thức pháp luật của đồng bào dân tộc thiểu số đã được nâng lên rõ rệt. Tỷ lệ vi pháp luật giảm đáng kể, do đó đã góp phần giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội

2. Theo Kế hoạch số 1319/KH-ĐA2 ngày 22/4/2015 của Bộ Tư pháp (Ban chỉ đạo Đề án) thực hiện Đề án “Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác PBGDPL đáp ứng yêu cầu, đổi mới phát triển của đất nước”

Tại Kế hoạch nêu trên Bộ Tư pháp phối hợp với Ủy ban Dân tộc triển khai tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao năng lực cho các nhóm đối tượng thực hiện nhiệm vụ PBGDPL. Với nội dung “Tập huấn kiến thức pháp luật mới, kỹ năng PBGDPL nâng cao năng lực thực hiện PBGDPL cho đội ngũ già làng, trưởng bản, trưởng thôn ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và ngư dân”. Ủy ban Dân tộc đã chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc giang phối hợp thực hiện các hoạt động của Đề án 2 năm 2015 cụ thể.

Mở hội nghị tập huấn cho 60 đại biểu đối tượng là: Trưởng thôn, Trưởng bản, Già làng, người có uy tín thuộc 06 xã của 02 huyện Lục Ngạn và Sơn Động tỉnh Bắc Giang; nội dung tập huấn gồm: Kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật, Công tác dân tộc và một số chính sách đang thực hiện ở vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; kinh phí tập huấn do Bộ Tư pháp cấp là: 68.000.000đồng (sáu mươi tám triệu đồng chẵn)

3. Đánh giá chung

- Hiệu quả của Đề án đã tạo được sự chuyển biến về nhận thức, tư tưởng, sự đồng thuận của đồng bào dân tộc thiểu số. Thông qua hội nghị tuyên truyền, thi tìm hiểu pháp luật, câu lạc bộ pháp luật... từ đó nhận thức của đồng bào được nâng lên bảo đảm ổn định chính trị xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hóa - xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh trong khu dân cư và địa bàn sinh sống.

- Thông qua công tác phổ biến pháp luật đã từng bước nâng cao dân trí, ý thức tự giác chấp hành pháp luật và hình thành văn hóa pháp lý của đồng bào dân tộc thiểu số góp phần nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong xã hội. Ý thức chấp hành pháp luật được nâng cao nên ít xảy ra các đơn thư, tố cáo của nhân dân nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số.

II/ NHỮNG TỒN TẠI HẠN CHẾ

Ngoài những kết quả trên, công tác phổ biến pháp luật và tập huấn cho đồng bào dân tộc thiểu số (Trưởng thôn, Trưởng bản, Già làng, người có uy tín) vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác này như:

- Đối tượng tập huấn và phổ biến, giáo dục pháp luật chưa nhiều, nhất là đối tượng (già làng, trưởng bản, trưởng thôn ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và ngư dân) do kinh phí hạn hẹp

- Sự phối hợp giữa Ủy ban Dân tộc với các cơ quan hữu quan tuy đã có chuyển biến, nhưng chưa thường xuyên, chưa đi vào nề nếp.

III/ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT.

1. Chính phủ, quan tâm dành nguồn kinh phí thỏa đáng cho các đề tài dự án để tập huấn, bồi dưỡng và tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho các đối tượng là (Trưởng thôn, Trưởng bản, Già làng,Trưởng ấp, người có uy tín)

2. Đẩy mạnh tăng cường sự phối hợp giữa Ủy ban Dân tộc, Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc Lãnh đạo, chỉ đạo đưa công tác này vào nề nếp thường xuyên, có hiệu quả.

Trên đây là báo cáo kết quả 05 năm thực hiện Đề án “Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác PBGDPL đáp ứng yêu cầu, đổi mới phát triển của đất nước” của của Ủy ban Dân tộc, gửi Quý Bộ, tổng hợp chung./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp;
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm (để b/c);
- Cổng thông tin điện tử UBDT;
- Lưu: VT, PC (03 bản).

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
THỨ TRƯỞNG, PHÓ CHỦ NHIỆM




Lê Sơn Hải

 

1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ