Loading


Báo cáo 958/BC-UBTVQH13 năm 2015 kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai tại các nông, lâm trường quốc doanh giai đoạn 2004 - 2014 do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành

Số hiệu 958/BC-UBTVQH13
Ngày ban hành 16/10/2015
Ngày có hiệu lực 16/10/2015
Loại văn bản Báo cáo
Cơ quan ban hành Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
Người ký Ksor Phước
Lĩnh vực Bất động sản,Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 958/BC-UBTVQH13

Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2015

 

BÁO CÁO

KẾT QUẢ GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TẠI CÁC NÔNG, LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH GIAI ĐOẠN 2004 - 2014

Kính gửi: Các vị Đại biểu Quốc hội

Thực hiện Nghị quyết số 74/2014/QH13 ngày 24/6/2014 của Quốc hội về Chương trình giám sát năm 2015 và Nghị quyết số 820/NQ-UBTVQH13 ngày 17/10/2014 về thành lập Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai tại các nông, lâm trường quốc doanh giai đoạn 2004 - 2014”, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Đoàn giám sát triển khai, thực hiện các hoạt động:

Đoàn giám sát xây dựng đề cương báo cáo với các nội dung, yêu cầu cụ thể, gửi tới Chính phủ, các Bộ ngành, các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Ủy ban thường vụ Quốc hội và Đoàn giám sát đã tổ chức các buổi làm việc, xem xét các báo cáo của Chính phủ, các Bộ, ngành, các Tập đoàn, Tổng công ty và Binh đoàn 15 (thuộc Bộ Quốc phòng)1. Đoàn giám sát trực tiếp làm việc tại 27 huyện, 16 nông trường, 10 lâm trường, 06 ban quản lý rừng thuộc 20 tỉnh, thành phố; tổ chức 02 cuộc hội thảo tại thành phố Yên Bái - tỉnh Yên Bái (về thực trạng và giải pháp quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp) và tại thành phố Buôn Ma Thuột - tỉnh Đắk Lắk (về thực trạng và giải pháp quản lý, sử dụng đất nông nghiệp) (chi tiết xem phụ lục 1).

Đoàn giám sát làm việc (lần thứ 2) với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, để làm rõ một số nội dung, số liệu và trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai, đánh giá hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai của các cơ quan Trung ương, địa phương, các nông, lâm trường, đơn vị được Nhà nước giao đất.

Ngày 27/8/2015, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Đoàn giám sát đã tổ chức phiên giải trình, nghe Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lãnh đạo Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ, giải trình, làm rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về chỉ đạo, thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai; hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai tại các nông, lâm trường, công ty nông, lâm nghiệp và ban quản lý rừng giai đoạn 2004 - 2014. Phiên giải trình được phát thanh, truyền hình trực tiếp trong một ngày tại các kênh phát thanh, truyền hình quốc gia và kênh truyền hình Quốc hội; thu hút được sự quan tâm của đông đảo cử tri cả nước2. Tại phiên họp lần thứ 41 (ngày 22/9/2015) các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội đã góp ý, hoàn thiện báo cáo giám sát.

Tại kỳ họp thứ 10 (khóa XIII), Ủy ban thường vụ Quốc hội xin báo cáo trước Quốc hội kết quả giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai tại các nông, lâm trường quốc doanh giai đoạn 2004 - 2014”:

Phần thứ nhất

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH , PHÁT TRIỂN VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TẠI CÁC NÔNG, LÂM TRƯỜNG GIAI ĐOẠN TRƯỚC NĂM 2004

I. Quá trình hình thành, phát triển của nông, lâm trường quốc doanh

Sự hình thành của các nông, lâm trường quốc doanh được đánh dấu từ sau hòa bình lập lại ở Miền Bắc - năm 1955. Với lịch sử 60 năm hình thành, phát triển, các nông, lâm trường quốc doanh đã có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho đồng bào dân tộc, ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn khu vực nông thôn, miền núi. Nhiều nông, lâm trường quốc doanh đã trở thành nòng cốt phát triển một số ngành hàng nông, lâm sản quan trọng; tạo điều kiện để hình thành và phát triển vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, tạo thuận lợi cho xây dựng cơ sở chế biến nông, lâm sản. Một số nông, lâm trường quốc doanh đã làm tốt vai trò trung tâm kinh tế - kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, cung cấp giống cây trồng, vật nuôi, dịch vụ kỹ thuật và tiêu thụ, chế biến nông, lâm sản cho nhân dân trong vùng; thực hiện sản xuất kinh doanh tổng hợp, gắn sản xuất với chế biến và thị trường tiêu thụ nông, lâm sản đạt hiệu quả kinh tế cao, tạo được một số mô hình mới về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Các nông, lâm trường quốc doanh đã có những đóng góp tích cực trong xây dựng cơ sở hạ tầng, hình thành các thị trấn, thị tứ, trung tâm kinh tế - xã hội, góp phần làm thay đổi diện mạo khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc.

Quá trình phát triển của nông, lâm trường quốc doanh trải qua nhiều giai đoạn, gắn với các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Giai đoạn 1955-1975, nhiệm vụ chủ yếu của nông, lâm trường là khai hoang, phục hóa đất đai, trồng rừng và phát triển kinh tế theo mô hình tập trung, tập thể3. Giai đoạn 1976-1986, là thời kỳ phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và số lượng. Nông, lâm trường quốc doanh được hình thành, phân bố rộng khắp cả nước, với 870 đơn vị4. Nhà nước giao cho các nông, lâm trường quản lý 7,5 triệu ha đất, bằng 23,2% diện tích tự nhiên của cả nước (trong đó 457 nông trường với 1,2 triệu ha; 413 lâm trường với 6,3 triệu ha). Giai đoạn 1987- 2003, các nông, lâm trường quốc doanh thực hiện đăng ký, sắp xếp, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo Nghị định 388/1991/HĐBT. Từ 869 đơn vị (457 nông trường, 412 lâm trường), sắp xếp lại còn 672 đơn vị (314 nông trường, 368 lâm trường).

Giai đoạn 2004 - 2014, là giai đoạn thực hiện Nghị quyết 28/NQ-TW của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh. Năm 2005, cả nước có 444 nông, lâm trường (186 nông trường, 256 lâm trường và 02 trung tâm nông - lâm nghiệp). Đến cuối năm 2012, còn 387 nông, lâm trường (145 nông trường, 151 lâm trường, 91 ban quản lý rừng), giải thể 38 đơn vị. Đến tháng 12 năm 2012, tính cả 266 đơn vị, tổ chức không thuộc diện thực hiện sắp xếp theo Nghị quyết 28-NQ/TW, cả nước có 653 doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng, vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên (200 công ty nông nghiệp, 164 công ty lâm nghiệp, 210 ban quản lý rừng, 79 vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên), được Nhà nước giao quản lý, sử dụng 7.996.467 ha đất.

Thực hiện Nghị quyết 30-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp, đến tháng 12 năm 2014, các công ty nông, lâm nghiệp đã bàn giao về cho địa phương 80.468 ha, tổng diện tích đất do các công ty nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên quản lý còn 7.916.366 ha. Theo phương án sản xuất, dự kiến các công ty nông, lâm nghiệp sẽ bàn giao cho địa phương từ 15 - 20% diện tích đất hiện đang quản lý và sử dụng.

II. Tình hình quản lý, sử dụng đất đai tại các nông, lâm trường quốc doanh trước năm 2004

1. Việc đo đạc, cắm mốc, lập bản đồ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Trước năm 2004, có 40/53 tỉnh, thành phố thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các nông trường, diện tích 311.392 ha (bằng 48,9% diện tích đất nông trường quản lý); có 28/47 tỉnh, thành phố cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các lâm trường, diện tích 1.250.369 ha (bằng 25% diện tích đất lâm trường quản lý). Hồ sơ, tài liệu bản đồ đất đai đều do các nông, lâm trường tự quản lý.

2. Thực hiện giao đất, cho thuê đất

Theo quy định của pháp luật, trước năm 2004, đất đai giao cho các nông, lâm trường đều thuộc hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.

Do nhiều nguyên nhân, trong một thời gian dài trước 2004, đất đai do các nông, lâm trường quốc doanh quản lý, sử dụng chủ yếu được giao trên bản đồ, không thực hiện đo đạc, cắm mốc, xác định ranh giới cụ thể trên thực địa. Vì vậy việc quản lý, sử dụng đất, giao đất của chủ đất (các nông, lâm trường) cũng không cụ thể; căn cứ để quản lý, giao đất là các bản đồ có độ chính xác thấp, hồ sơ giấy tờ cũ, không được hiệu chỉnh. Hồ sơ giao đất, cho thuê đất chủ yếu được lập và ban hành kèm theo các quyết định thành lập nông, lâm trường; do các nông, lâm trường tự quản lý, ít được giao nộp cho các cơ quan quản lý đất đai theo quy định.

3. Tình hình vi phạm và giải quyết tranh chấp, lấn chiếm đất đai

Trước năm 2004, tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai của các nông, lâm trường diễn ra khá phổ biến. Theo báo cáo của Chính phủ, có 39/53 tỉnh, thành phố có các nông, lâm trường bị lấn chiếm đất đai, với diện tích 297.678ha (đất nông trường 33.309 ha, đất lâm trường 264.369 ha); tại 24/53 tỉnh, thành phố có tranh chấp đất đai tại các nông, lâm trường, với diện tích 61.038 ha (đất nông trường 2.238 ha, đất lâm trường 58.800 ha)5 (chi tiết tại phụ lục 6).

4. Kết quả thu hồi đất của các nông, lâm trường, giải quyết đất ở, đất sản xuất cho các hộ trên địa bàn nông, lâm trường quản lý

Quá trình rà soát, sắp xếp lại doanh nghiệp, đã có 187 nông, lâm trường bàn giao đất cho địa phương quản lý, diện tích 148.292 ha. Riêng các lâm trường, giai đoạn 1991 - 2000, có 232 đơn vị thuộc 47 tỉnh, thành phố đã giao 1.262.732 ha đất lâm nghiệp cho địa phương quản lý.

5. Kết quả sử dụng đất cho mục đích sản xuất, kinh doanh

Tính đến năm 2000, diện tích đưa vào khai thác sử dụng của các nông trường là 545.995 ha (chiếm 85,8% diện tích đất được giao quản lý); các lâm trường đã đưa vào sản xuất 4.425.792 ha / 5.000.794 ha6.

Phần thứ hai

[...]
5