Loading


Chỉ thị 01/2006/CT-BXD về tăng cường quản lý thực hiện quyền tự chủ về tổ chức, biên chế và tài chính trong các cơ quan Hành chính, đơn vị Sự nghiệp do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành

Số hiệu 01/2006/CT-BXD
Ngày ban hành 22/02/2006
Ngày có hiệu lực 22/02/2006
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Bộ Xây dựng
Người ký Nguyễn Hồng Quân
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ XÂY DỰNG
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 01/2006/CT-BXD

Hà Nội, ngày 22 tháng 02 năm 2006 

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THỰC HIỆN QUYỀN TỰ CHỦ VỀ TỔ CHỨC, BIÊN CHẾ VÀ TÀI CHÍNH TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP

Thực hiện Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu; Nghị định 71/2003/NĐ-CP ngày 19/6/2003 của Chính phủ về phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước; Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao; Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập; Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước; Thời gian vừa qua, Bộ Xây dựng đã tiếp tục giao quyền tự chủ về tài chính giai đoạn 2005-2007 cho các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ và . Qua việc thực hiện giao quyền tự chủ đã tạo ra những chuyển biến tích cực, góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng các hoạt động sự nghiệp và đã thu được những kết quả quan trọng.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, việc quản lý ở các cơ quan Hành chính, đơn vị Sự nghiệp còn bộc lộ nhiều hạn chế như: các đơn vị tổ chức quản lý công tác tài chính kế toán còn thiếu chặt chẽ; xây dựng và ban hành Quy chế quản lý tài chính và định mức chi tiêu nội bộ chưa kịp thời thiếu đồng bộ; sử dụng và quản lý tài sản công kém hiệu quả; chưa thực hiện đầy đủ và nghiêm túc việc tính hao mòn và trích khấu hao tài sản cố định theo chế độ sử dụng tài sản cố định; công tác quản lý đầu tư và xây dựng còn một số bất cập; công tác tổ chức bộ máy, phân công lao động còn chưa phù hợp, tuyển dụng lao động còn chưa đúng người, đúng việc, bổ nhiệm cán bộ chưa đúng quy trình.

Để chấn chỉnh công tác quản lý của các đơn vị cho phù hợp với lộ trình xã hội hoá theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Xây dựng yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan Hành chính, đơn vị Sự nghiệp trực thuộc Bộ và trực thuộc các Tổng Công ty:

1. Về công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật:

Thường xuyên quán triệt, phổ biến, tập huấn các chế độ chính sách mới đến toàn thể cán bộ công nhân viên chức trong đơn vị như: Luật Ngân sách Nhà nước, Luật kế toán, Luật thực hành tiết kiệm chống lãng; Luật phòng chống tham nhũng, các Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ...v...v...

2. Về tổ chức bộ máy và biên chế :

- Trên cơ sở các quy định hiện hành, các đơn vị rà soát đánh giá thực trạng về bộ máy tổ chức, biên chế của đơn vị, trong đó làm rõ những thuận lợi, bất cập về bộ máy tổ chức, biên chế, chức trách, nhiệm vụ của từng cá nhân, bộ phận trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao trên cơ sở kết quả đánh giá thực trạng về bộ máy tổ chức, biên chế, thủ trưởng đơn vị xây dựng Phương án về tổ chức bộ máy, biên chế của đơn vị, đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

+ Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, chặt chẽ trong việc tổ chức bộ máy và biên chế theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm;

+ Số lượng biên chế phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và thực tế khối lượng, quy mô công việc được giao;

+ Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực được Bộ giao và các nguồn lực khác của đơn vị; hoàn thành với chất lượng cao các nhiệm vụ được Bộ giao;

Trong phương án về bộ máy tổ chức, biên chế, cần có quy định rõ và cụ thể quyền hạn, trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị, của từng bộ phận, từng cá nhân về công tác tổ chức, biên chế; thể hiện rõ chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức hiện có và dự kiến nguồn cán bộ, công chức, viên chức thay thế;

Phương án về bộ máy tổ chức, biên chế phải kèm theo báo cáo thuyết minh đầy đủ, chi tiết về cơ sở, căn cứ tính toán, số lượng, cơ cấu biên chế của các bộ phận trực thuộc, của toàn đơn vị và dự toán kinh phí hoạt động.

- Thực hiện xây dựng quy trình tuyển dụng, sử dụng, quản lý đội ngũ cán bộ, viên chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, phù hợp với phương án về bộ máy tổ chức, biên chế của đơn vị.

- Thực hiện công khai, dân chủ trong sử dụng, quản lý biên chế theo quy định của pháp luật.

Những công việc nêu trên phải được khẩn trương thực hiện và báo cáo Bộ vào cuối quý II/2006.

3. Về quản lý tài chính:

- Soát xét và hạch toán đầy đủ mọi nguồn thu, mọi khoản chi và tất cả các loại tài sản, tiền vốn vào sổ kế toán theo đúng chế độ kế toán hiện hành; tính đúng tính đủ mọi chi phí vào giá thành các loại dịch vụ có thu để từng bước chuyển dần sang đơn vị tự trang trải kinh phí và sang doanh nghiệp theo lộ trình xã hội hoá của Đảng và Chính phủ.

- Chấp hành nghiêm túc chế độ chi tiêu và các định mức chi quản lý hành chính, chi nghiệp vụ theo định mức chi tiêu nội bộ đã được Bộ chấp thuận theo nội dung và hiệu quả công việc trong phạm vi nguồn tài chính được sử dụng.

- Tiết kiệm trong việc mua sắm trang thiết bị làm việc, mua sắm và sử dụng xe ôtô con. Đảm bảo mua sắm tài sản đúng trình tự, thủ tục; sử dụng đúng tiêu chuẩn, định mức.

- Phát huy quyền tự chủ, nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ, có tích luỹ nhằm từng bước chuyển các đơn vị sự nghiệp có thu sang tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên theo lộ trình chung.

- Hàng năm các đơn vị phải xây dựng đơn giá tiền lương theo từng hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, phù hợp với cơ chế chính sách tiền lương của từng giai đoạn trình Bộ phê duyệt.

- Phải thường xuyên rà soát và hạch toán đầy đủ số lượng, giá trị, nguồn vốn những tài sản cố định hiện có trong đơn vị.

- Hàng năm, phải tổ chức kiểm kê tài sản cố định theo chế độ kế toán; xử lý chênh lệch kiểm kê giữa thực tế và sổ sách kế toán, xác định nguyên nhân và có biện pháp xử lý trách nhiệm theo phân cấp quản lý; rà soát hiện trạng của những tài sản cố định đã khấu hao hết, chưa khấu hao hết nhưng đã hỏng, những tài sản cố định không còn sử dụng được hoặc sử dụng không hiệu quả, không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định để có phương án phân loại xử lý theo quy định hiện hành.

- Việc mua sắm, đầu tư trang bị tài sản cố định hàng năm để tăng cường năng lực vật chất, đổi mới trang thiết bị sử dụng cho các nhiệm vụ thường xuyên được giao và các hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị phải lập kế hoạch và báo cáo Bộ; quá trình thực hiện đầu tư phải theo đúng quy định tại Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn Luật; thực hiện tính và trích khấu hao tài sản cố định vào chi phí hoạt động dịch vụ, sản xuất kinh doanh theo hướng dẫn của Bộ.

- Thực hiện lập kế hoạch thu, chi tài chính năm sau (gọi là năm kế hoạch) và gửi về Bộ vào tháng 6 hàng năm để Bộ xem xét, tổng hợp, và làm căn cứ giao dự toán thu, chi ngân sách cho các đơn vị. Kế hoạch phải phản ánh được đầy đủ về thu, chi đối với các hoạt động của đơn vị (hành chính, sự nghiệp, nghiên cứu khoa học, hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác...) và kế hoạch khấu hao tài sản cố định; căn cứ kế hoạch khấu hao tài sản cố định thực hiện đăng ký với cơ quan thuế danh mục tài sản cố định tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ để phân bổ đầy đủ số khấu hao cơ bản vào chi phí sản xuất.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ