Loading


Chỉ thị 02/CT-BTNMT năm 2020 về tăng cường công tác quản lý kế hoạch, đầu tư, tài chính và tài sản công tại Bộ Tài nguyên và Môi trường

Số hiệu 02/CT-BTNMT
Ngày ban hành 16/06/2020
Ngày có hiệu lực 16/06/2020
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Bộ Tài nguyên và Môi trường
Người ký Trần Hồng Hà
Lĩnh vực Đầu tư,Tài chính nhà nước,Tài nguyên - Môi trường

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/CT-BTNMT

Hà Nội, ngày 16 tháng 6 năm 2020

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KẾ HOẠCH, ĐẦU TƯ, TÀI CHÍNH VÀ TÀI SẢN CÔNG TẠI BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Ban Cán sự Đảng Bộ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Lãnh đạo Bộ, công tác quản lý kế hoạch, đầu tư, tài chính và tài sản công đã đạt được những kết quả nhất định, tạo điều kiện cho các đơn vị thuộc Bộ hoàn tốt thành nhiệm vụ được nhà nước giao, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của Bộ; đồng thời sử dụng NSNN, tài sản công tiết kiệm, hiệu quả, gắn với nhiệm vụ phòng chống tham nhũng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, còn có lúc, có nơi Thủ trưởng đơn vị chưa thực sự quan tâm đúng mức đến công tác quản lý kế hoạch, tài chính, đầu tư và tài sản công dẫn đến việc giải ngân chậm, dự án thực hiện chưa đúng kế hoạch được phê duyệt, phải kéo dài thời gian thực hiện; chưa lồng ghép, tích hợp, kế thừa thực hiện các nhiệm vụ, ảnh hưởng đến công tác quản lý và hiệu quả sử dụng NSNN. Một số chứng từ, nội dung chi còn chưa đúng quy định, sử dụng tài sản công chưa thực sự đạt hiệu quả cao; chưa nghiêm túc thực hiện xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật... Những tồn tại, khuyết điểm, thiếu sót nêu trên đã được các cơ quan: Kiểm toán nhà nước, Thanh tra Tài chính, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường và Vụ Kế hoạch-Tài chính thuộc Bộ chỉ ra trong các đợt thanh tra, kiểm toán, quyết toán chi NSNN.

Nhằm phát huy những kết quả đạt được, đồng thời chấn chỉnh, khắc phục khuyết điểm, hạn chế, tồn tại, yếu kém trong thời gian qua và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về quản lý kế hoạch, đầu tư, tài chính và tài sản công tại các đơn vị thuộc Bộ, thực hành tiết kiệm và phòng chống nhũng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị như sau:

1. Công tác kế hoạch:

a) Thực hiện rà soát mục tiêu, nội dung, tiến độ, đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ, đề án, dự án chuyên môn (sau đây gọi chung là nhiệm vụ) đang thực hiện; căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và yêu cầu thực tiễn quản lý chuyên ngành để đề xuất điều chỉnh cắt giảm những nội dung không còn phù hợp với yêu cầu quản lý, chưa thực sự cần thiết hoặc lồng ghép với các nhiệm vụ khác để mang lại hiệu quả cao hơn, trên cơ sở đó điều chỉnh thời gian thực hiện nhiệm vụ phù hợp với khả năng cân đối của NSNN, theo nguyên tắc nhiệm vụ cấp Bộ thực hiện không quá 03 (ba) năm, nhiệm vụ do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt không quá 05 (năm) năm để sớm đưa kết quả vào sử dụng. Việc rà soát, đề xuất điều chỉnh nhiệm vụ phải hoàn thành, gửi Vụ Kế hoạch - Tài chính trong quý II/2020 để tổng hợp, làm căn cứ xây dựng kế hoạch và DTNN năm 2021.

- Rà soát, đánh giá toàn bộ các nhiệm vụ đã thực hiện kết thúc từ năm 2019 về trước, hoàn thiện hồ sơ, tổ chức thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ chuyên môn hoàn thành theo thẩm quyền trong quý III/2020.

- Chỉ đề xuất mở mới năm 2021 các nhiệm vụ thực sự cần thiết, cấp bách theo chỉ đạo của Quốc hội, Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và được cụ thể hóa bằng các văn bản chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

b) Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật giai đoạn 2016-2020, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thuộc đơn vị chưa nghiêm túc thực hiện xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật. Khẩn trương xây dựng Chương trình xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật giai đoạn 2021­2025 trình Bộ trưởng xem xét, ban hành trong quý III năm 2020 làm căn cứ xây dựng kế hoạch và DTNN năm 2021 để tổ chức thực hiện.

c) Đẩy nhanh tổ chức triển khai lập quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch và Kế hoạch tổ chức lập quy hoạch đã dược Bộ trưởng phê duyệt, trong đó đặc biệt quan tâm đến quy hoạch cấp quốc gia.

Quy hoạch các trạm quan trắc về tài nguyên và môi trường phải đảm bảo tính kế thừa Quy hoạch quan trắc tài nguyên và Môi trường đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 12/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ và nguyên tắc tích hợp, lồng ghép trên cơ sở mạng quan trắc khí tượng thủy văn, để thuận tiện cho đầu tư xây dựng trạm và tổ chức vận hành trạm quan trắc, đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm NSNN.

d) Xây dựng cơ sở dữ liệu các lĩnh vực thuộc Bộ phải đảm bảo tính kế thừa cơ sở dữ liệu hiện có, theo nguyên tắc đồng bộ và thống nhất theo kiến trúc chung của hệ cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường, đảm bảo có thể kết nối, chia sẻ thông tin giữa các lĩnh vực trong Bộ, các Bộ, ngành liên quan và địa phương.

e) Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật, định mức, đơn giá, dự toán được cơ quan có thẩm quyền ban hành; các quy chế: Quản lý nhiệm vụ chuyên môn; Giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công; Kiểm tra, nghiệm thu nhiệm vụ chuyên môn đã được Bộ trưởng ban hành và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

f) Đề xuất và kịp thời tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, hướng dẫn các Bộ, ngành và địa phương xây dựng nhiệm vụ bảo vệ môi trường sử dụng toàn bộ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường Trung ương, trong đó chú trọng các nhiệm vụ có tính cấp bách, quan trọng về quan trắc, giám sát, xử lý ô nhiễm môi trường, quản lý môi trường trong giai đoạn hiện nay, đảm bảo hiệu quả.

g) Rà soát mục tiêu, nội dung, tiến độ, đánh giá kết quả thực hiện toàn bộ các dự án sử dụng vốn nước ngoài (viện trợ, vay nợ), chỉ rõ những khó khăn, vướng mắc đặc biệt là về nguồn vốn và tiến độ thực hiện, đề xuất Lãnh đạo Bộ phương án xử lý, tháo gỡ. Hoàn thiện trong quý II/2020. Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, trước pháp luật về hiệu quả của các dự án được giao chủ trì thực hiện.

2. Đầu tư công

a) Thủ trưởng cơ quan quản lý và Chủ đầu tư các dự án đầu tư công phải khẩn trương tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện dự án và giải ngân vốn đầu tư công đã được Bộ trưởng giao hoặc cho phép điều chỉnh để bù đắp khối lượng giá trị không thể thực hiện trong thời gian phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời có cam kết giải ngân 100% vốn được giao (bao gồm cả vốn 2018 và năm 2019 chuyển sang) trước ngày 31/12/2020. Để thực hiện, các đơn vị có trách nhiệm:

- Ban hành kế hoạch giải ngân cho từng chủ đầu tư. Phân công lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện từng dự án, lập kế hoạch giải ngân của từng dự án, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho từng dự án. Kết quả giải ngân của từng dự án được phân công theo dõi là căn cứ chủ yếu để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ năm 2020. Trường hợp không hoàn thành kế hoạch giải ngân theo tiến độ đề ra, kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, người đứng đầu, cá nhân liên quan; trường hợp kết quả giải ngân năm 2020 đạt dưới 100% thì không xét thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ cho người đứng đầu, chủ đầu tư dự án và các cá nhân liên quan năm 2020.

- Đến hết tháng 8/2020 giải ngân toàn bộ số vốn kéo dài từ các năm 2018, 2019 sang năm 2020; đến hết tháng 9/2020 tỷ lệ giải ngân phải đạt trên 60% kế hoạch vốn ngân sách trung ương đã được giao từ đầu năm 2020; hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án khởi công năm 2021 trong tháng 6/2020 và hoàn thành phê duyệt các dự án trước 31/10/2020; thực hiện các thủ tục thanh toán vốn đầu tư cho dự án trong thời hạn 04 ngày kể từ ngày có khối lượng được nghiệm thu theo quy định.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện kế hoạch. Kiên quyết xử lý nghiêm và kịp thời các tổ chức, cá nhân, lãnh đạo, cán bộ, công chức vi phạm quy định pháp luật và cố tình cản trở, gây khó khăn, làm chậm tiến độ giao, thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công. Thay thế kịp thời những cán bộ, công chức yếu kém về năng lực, trình độ hoặc suy thoái về đạo đức nghề nghiệp, gây nhũng nhiễu, tiêu cực hoặc thao túng, chi phối trong quản lý vốn đầu tư công, đấu thầu. Kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực trong quản lý đầu tư công như thông thầu, gian lận, cản trở, hối lộ, can thiệp bất hợp pháp...

b) Tổ chức thực hiện các dự án đầu tư công phải theo đúng quy định hiện hành của nhà nước về tiêu chuẩn, định mức về diện tích xây dựng, trang thiết bị chuyên dùng; các quy định về đầu tư, xây dựng và các quy định hiện hành và các quy định về đấu thầu, nghiệm thu, rút vốn và thanh toán vốn đầu tư công.

c) Khẩn trương xây dựng các dự án đã được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt chủ trương đầu tư, hoàn thành dự án trình Bộ trưởng phê duyệt trước ngày 31/10/2020 làm căn cứ phân bổ vốn đầu tư công năm 2021. Chấn chỉnh việc tổ chức lập dự án đầu tư công, lựa chọn tư vấn để đảm bảo dự án có tính khả thi cao khi tổ chức thực hiện, tránh tình trạng phải phê duyệt điều chỉnh nội dung, thiết kế kỹ thuật, dự toán và kéo dài thời gian thực hiện nhiều lần.

d) Các đơn vị khẩn trương rà soát các dự án đầu tư công giai đoạn 2021­2025 đã được Bộ đề xuất gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xác định cụ thể lại mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung và tổng mức đầu tư của dự án, trên cơ sở đó xác định thứ tự ưu tiên để đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, phù hợp với khả năng cân đối của NSNN.

e) Các dự án đã hoàn thành, Chủ đầu tư phải thực hiện lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành trình cơ quan quyết định đầu tư thẩm định phê duyệt theo đúng thời gian quy định. Dự án hoàn thành không kịp thời trình phê duyệt, không có cơ sở để bố trí vốn đầu tư công bổ sung trả nợ (nếu có), đơn vị phải tự chịu trách nhiệm và giải quyết tồn tại. Tăng cường chế tài xử phạt đối với chủ đầu tư chậm trình phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

Chủ đầu tư các dự án đã hoàn thành trước năm 2020, nhưng đến nay chưa trình Bộ trưởng phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành phải tự tổ chức kiểm điểm trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan và báo cáo Bộ trưởng.

f) Các công trình, hạng mục công trình đầu tư hoàn thành phải thực hiện các thủ tục pháp lý, thủ tục hàng chính để kịp thời đưa vào sử dụng, vận hành, đặc biệt là các trạm quan trắc tài nguyên môi trường nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý.

3. Công tác tài chính, kế toán

a) Các đơn vị phải khẩn trương thực hiện kế hoạch và dự toán NSNN năm 2020 để bù đắp khối lượng giá trị không thể thực hiện trong thời gian phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Phải thực hiện công tác nghiệm thu khối lượng, giá trị sản phẩm hoàn thành theo quý để thanh toán dự toán NSNN đã giao năm 2020, trong đó lưu ý đến các nhiệm vụ sử dụng nguồn vốn bảo vệ môi trường và nguồn các hoạt động kinh tế.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ