Loading


Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2018 về đẩy mạnh thực hiện việc đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội do tỉnh Quảng Ngãi ban hành

Số hiệu 04/CT-UBND
Ngày ban hành 22/02/2018
Ngày có hiệu lực 22/02/2018
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký Trần Ngọc Căng
Lĩnh vực Doanh nghiệp

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/CT-UBND

Quảng Ngãi, ngày 22 tháng 02 năm 2018

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN VIỆC ĐỒNG HÀNH, HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP, THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

Thời gian qua, công tác cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và xuyên suốt trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành. Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để phục vụ tốt hơn cho doanh nghiệp và người dân. Nhờ đó môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh của tỉnh Quảng Ngãi từng bước được cải thiện, thông thoáng, thân thiện, được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế tồn tại trong công tác cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ đầu tư, triển khai thực hiện dự án, làm cản trở và ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh và phát triển doanh nghiệp.

Để tiếp tục cải thiện tốt môi trường đầu tư kinh doanh, đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp theo một trong những nội dung quan trọng của chủ đề năm 2018 của tỉnh Quảng Ngãi, UBND tỉnh chỉ thị các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sau đây:

1. Tổ chức quán triệt đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức về trách nhiệm của chính quyền các cấp, các ngành trong việc đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, làm chuyển biến thay đổi trong nhận thức đến thay đổi trong hành động của cán bộ, công chức, viên chức xem doanh nghiệp“từ đối tượng quản lý sang đối tượng phục vụ”. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính; công khai, minh bạch các quy định của pháp luật trên các lĩnh vực như: xuất nhập khẩu, thuế, đất đai, xây dựng, tín dụng, đầu tư... nhằm tạo điều kiện thuận lợi và giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp. Xây dựng và thực hiện tốt cơ chế đối thoại, tham vấn ý kiến của doanh nhân, nhất là trong quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, phát triển kinh tế địa phương. Tiếng nói của doanh nghiệp được chính quyền các cấp lắng nghe thường xuyên và yêu cầu thực hiện kịp thời, đúng pháp luật.

Chủ động, tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, bảo đảm kịp thời và hiệu quả. Trong đó, đặc biệt là hỗ trợ triển khai, hoàn thiện các thủ tục đầu tư, đưa dự án sớm đi vào hoạt động; hỗ trợ tạo môi trường thuận lợi, bảo đảm quyền kinh doanh, bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh; hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động, trong đó chú trọng nâng cao năng lực quản trị, mở rộng thị trường, áp dụng khoa học - kỹ thuật và công nghệ thông tin, nâng cao năng suất lao động; hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm gắn với doanh nghiệp; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo.

2. Tiếp tục quán triệt, tập trung triển khai quyết liệt và có hiệu quả Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020 và Kế hoạch hành động của tỉnh tại Quyết định số 185/QĐ-UBND ngày 28/02/2017; Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 06/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 và Kế hoạch hành động của tỉnh tại Quyết định số 1383/QĐ-UBND ngày 28/7/2017.

3. Từng sở, ban ngành, UBND các cấp và từng cán bộ, công chức, viên chức nêu cao tinh thần trách nhiệm, kịp thời giải quyết công việc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư và tích cực hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện dự án và đầu tư sản xuất kinh doanh. Không hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Mọi trường hợp quan liêu, vi phạm, gây phiền hà cho doanh nghiệp phải được xử lý nghiêm minh, công khai theo quy định pháp luật.

4. Các sở, ban ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố thường xuyên duy trì đường dây nóng, tiếp nhận thông tin phản ảnh của doanh nghiệp, nhà đầu tư. Cắt giảm tối thiểu 30% thời gian hội họp, dành thời gian đi cơ sở để nghe, nắm bắt tâm tư của người dân và doanh nghiệp.

5. Về một số nhiệm vụ cụ thể

a) Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ban ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với và các cơ quan, đơn vị có liên quan:

- Nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh ban hành Quy định quản lý dự án đầu tư ngoài ngân sách trên cơ sở cụ thể hóa các quy định của Luật đầu tư, Luật đất đai, Luật xây dựng và các quy định khác có liên quan để áp dụng, thống nhất quản lý.

- Tham mưu UBND tỉnh tiếp tục tổ chức đối thoại với doanh nghiệp theo định kỳ (một lần/quý) để tiếp xúc, gặp gỡ, lắng nghe và giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp cũng như tạo sự gần gũi, thân thiện giữa chính quyền và doanh nghiệp; thường xuyên đổi mới và thực hiện có hiệu quả Chương trình “Cà phê doanh nhân” hàng tháng.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi, Sở Công Thương theo chức năng, nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tạo mọi điều kiện thuận lợi hỗ trợ nhà đầu tư triển khai dự án, nhất là các dự án đã được cấp phép đầu tư xây dựng trong năm 2017 và các năm trước đó như: Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất, dự án nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất, các dự án đầu tư trong Khu Công nghiệp - Đô thị và Dịch vụ VSIP, Khu Đô thị - Công nghiệp Dung Quất, Thành phố Giáo dục quốc tế Quảng Ngãi, Trang trại Bò sữa Vinamilk Quảng Ngãi, Trung tâm thương mại và siêu thị Hùng Cường Big C, dự án Chùa Minh Đức và Khu văn hóa Thiên Mã,...

- Tiếp tục đổi mới, cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian đăng ký thành lập doanh nghiệp xuống dưới 02 ngày làm việc. Triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phát triển mạnh doanh nghiệp; thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, nhất là Kế hoạch số 01/KH-UBND ngày 03/01/2018 về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020; Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ doanh nhân giai đoạn 2016-2020 (Quyết định số 1354/QĐ- UBND ngày 27/7/2016), trong đó chú trọng các lớp khởi sự, ươm mầm doanh nghiệp và các lớp chuyên sâu.

- Chọn lọc ý tưởng, kêu gọi đầu tư các ý tưởng đạt giải cao trong cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp” năm 2017; thành lập và vận hành có hiệu quả Quỹ khởi nghiệp tỉnh Quảng Ngãi.

- Thực hiện đầy đủ nội dung các cam kết giữa tỉnh Quảng Ngãi với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) ngày 10/8/2016 về việc tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp. Tăng cường hơn nữa mối quan hệ với VCCI và Chi nhánh VCCI tại Đà Nẵng để được tư vấn hỗ trợ các giải pháp thiết thực, hiệu quả trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và cấp huyện (Department and District Competitiveness Index - DDCI) tỉnh Quảng Ngãi trong năm 2018 và những năm tiếp theo.

b) Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Tập trung đẩy mạnh thực hiện các giải pháp nâng cao chỉ số tiếp cận đất đai, giải quyết kịp thời, theo quy định đối với các vấn đề liên quan đến đất đai, tạo điều kiện để nhà đầu tư sớm triển khai thực hiện dự án.

- Chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh và phối hợp với UBND các huyện, thành phố xử lý hoặc tham mưu, đề xuất giải quyết các vướng mắc trong thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để các dự án thực hiện theo đúng tiến độ.

c) Sở Công Thương:

- Tổ chức có hiệu quả các chương trình hỗ trợ phát triển thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp gia nhập thị trường, trưng bày, bán sản phẩm tại các cửa hàng, trung tâm thương mại, siêu thị trong và ngoài tỉnh.

- Tăng cường công tác quản lý thị trường; kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống hàng giả, hàng kém chất lượng làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; thường xuyên giám sát đối với cán bộ quản lý thị trường trong thực thi công vụ để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời những trường hợp gây sách nhiễu, phiền hà cho doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh.

- Tăng cường công tác khuyến công hỗ trợ doanh nghiệp; tiếp tục rà soát, đánh giá triển khai thực hiện các đề án, khuyến khích phát triển doanh nghiệp thuộc nhóm ngành công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.

d) Sở Xây dựng:

Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan tiếp tục đơn giản hóa và rút ngắn tối đa thời gian thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là công tác thẩm định dự án và góp ý đồ án quy hoạch; tiếp tục rà soát và đề xuất UBND tỉnh đẩy mạnh việc phân cấp, ủy quyền trong lĩnh vực cấp Giấy phép quy hoạch, cấp phép xây dựng và quản lý chất lượng các công trình xây dựng của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; rà soát và tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh các quy định về cấp phép của ngành xây dựng không phù hợp.

đ) Sở Nội vụ:

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ