Loading


Chỉ thị 06/CT-BCA-C41 năm 2016 về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm, đảm bảo trật tự xã hội ở địa bàn nông thôn, góp phần phục vụ xây dựng nông thôn mới trong tình hình hiện nay do Bộ Công an ban hành

Số hiệu 06/CT-BCA-C41
Ngày ban hành 20/10/2016
Ngày có hiệu lực 20/10/2016
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Bộ Công An
Người ký Tô Lâm
Lĩnh vực Trách nhiệm hình sự,Văn hóa - Xã hội

BỘ CÔNG AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/CT-BCA-C41

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2016

 

CHỈ THỊ

VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM, ĐẢM BẢO TRẬT TỰ XÃ HỘI Ở ĐỊA BÀN NÔNG THÔN, GÓP PHẦN PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY

Thời gian qua, thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn và nông dân, tình hình kinh tế - xã hội ở địa bàn nông thôn nước ta đã có sự chuyển biến tích cực và đạt được những thành tựu quan trọng, tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở địa bàn nông thôn được giữ vững. Lực lượng Công an nhân dân đã phát huy vai trò nòng cốt, chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền và phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể tập trung m tốt các mặt công tác phòng ngừa xã hội, phòng ngừa nghiệp vụ và đấu tranh làm giảm, kiềm chế sự gia tăng của tội phạm, giải quyết những vấn đề phức tạp, điểm “nóng” về trật tự, an toàn xã hội ở địa bàn nông thôn; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về trật tự xã hội ở địa bàn nông thôn, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Tuy nhiên, công tác phòng, chống tội phạm, đảm bảo trật tự xã hội ở địa bàn nông thôn trên một số lĩnh vực còn có mặt hạn chế. Tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xã hội ở địa bàn nông thôn vẫn còn diễn biến phức tạp; một số loại tội phạm, vi phạm pháp luật, nhất là tội phạm giết người, cố ý gây thương tích, trộm cắp, cướp giật tài sản, mua bán người, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội phạm ma túy, các loại tệ nạn xã hội... có xu hướng tăng; công tác phát hiện, điều tra xử lý các vụ việc về kinh tế, tham nhũng và môi trường ở địa bàn nông thôn còn ít, tỷ lệ xử lý hình sự chưa nhiều, một số nơi còn để xảy ra sai phạm trong quá trình tố tụng, gây bức xúc dư luận; công tác quản lý nhà nước về trật tự xã hội ở một số lĩnh vực còn hạn chế, chưa được khắc phục kịp thời; phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở một số nơi còn hình thức, chưa đi vào chiều sâu, hiệu quả thấp...

Nguyên nhân của tình hình trên chủ yếu là do: Công an một số đơn vị, địa phương, nhất là ở cơ sở chưa làm tốt vai trò tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống tội phạm, đảm bảo trật tự xã hội ở địa bàn nông thôn; sự phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể còn thiếu đồng bộ, chưa phát huy tối đa sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, đảm bảo trật tự xã hội; công tác nắm, đánh giá, dự báo và xử lý tình hình tội phạm phức tạp nổi lên ở địa bàn nông thôn có lúc, có nơi còn chưa kịp thời, nhạy bén, chính xác; công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phòng, chống tội phạm ở một số nơi còn hình thức, chưa quan tâm đẩy mạnh việc xây dựng các hương ước, quy tắc sinh hoạt cộng đồng kết hợp với phòng, chống tội phạm ở địa bàn cơ sở; việc tổ chức, bố trí và thực hiện chế độ, chính sách đi với một số lực lượng làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự ở cơ sở, nhất là lực lượng Công an xã còn chưa phù hợp...

Thời gian tới, cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và xu hướng đô thị hóa ngày càng nhanh chóng, tình hình hoạt động của các loại tội phạm, vi phạm pháp luật trên cả nước nói chung và ở địa bàn nông thôn nói riêng tiếp tục diễn biến phức tạp. Đnâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự ở địa bàn nông thôn, phục vụ xây dựng nông thôn mới và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, lãnh đạo Bộ Công an yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương tập trung thực hiện tốt một số nội dung ng tác trọng tâm sau đây:

1. Quán triệt, nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sỹ và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và sự chỉ đạo của Bộ Công an trong công tác bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm nói chung và ở địa bàn nông thôn nói riêng; gắn với tiếp tục thực hiện Kết luận số 97-KL/TW ngày 15/5/2014 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 và Kết luận số 05-KL/TW ngày 15/7/2016 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.

2. Lực lượng Công an các cấp cần chđộng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể xã hội làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh Tổ quốc, đảm bảo phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa bàn nông thôn theo các nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch tổng thể của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an và theo các chuyên đề cụ thể của từng địa phương.

Tham mưu giải quyết kịp thời các tranh chấp, khiếu kiện, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, không để hình thành các “điểm nóng” về an ninh nông thôn, an ninh dân tộc và tôn giáo, không để phát sinh các địa bàn tội phạm hoạt động lộng hành, gây bức xúc dư luận xã hội. Đồng thời, tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo các ban, ngành liên quan trong quá trình xây dựng và triển khai chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn nông thôn cần chú ý kết hợp chặt chẽ, đồng bộ với các mặt công tác đảm bảo quốc phòng - an ninh, các chương trình, chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm, phòng, chống ma túy, phòng, chống mua bán người, bảo vệ môi trường...

3. Chỉ đạo các lực lượng tập trung phối hợp triển khai thực hiện thường xuyên, có hiệu quả công tác phòng ngừa xã hội, nhất là biện pháp vận động quần chúng bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; đổi mới nội dung, hình thức để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phù hợp với địa bàn nông thôn.

Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật và thường xuyên thông tin cho nhân dân về những phương thức, thủ đoạn mới của các loại tội phạm phức tạp nổi lên ở địa bàn nông thôn; vận động nhân dân tích cực tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm, tệ nạn xã hội; chú trọng xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc theo hướng tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hòa giải ở địa bàn nông thôn.

4. Chủ động rà soát, phát hiện những bất cập trong việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm trật tự xã hội; về thực hiện chế độ, chính sách đối với Công an xã và các lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự ở địa bàn cơ sở để kịp thời tham mưu, đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự ở địa bàn nông thôn, nhất là thực hiện quyết liệt các biện pháp quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo đúng quy định của pháp luật; công tác quản lý cư trú; quản lý các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự, không để sơ hở, thiếu sót, tội phạm lợi dụng hoạt động; chú trọng công tác quản lý các đối tượng theo quy định của pháp luật; bố trí lực lượng tăng cường tuần tra kiểm soát các địa bàn nông thôn trọng điểm, phức tạp về tội phạm, tệ nạn xã hội...

5. Chú trọng triển khai các biện pháp nghiệp vụ, tổ chức rà soát các tuyến, địa bàn phức tạp về tội phạm, nhất là các tuyến, địa bàn giáp ranh giữa nông thôn và thành thị, địa bàn biên giới, địa bàn giáp ranh giữa các tỉnh, địa bàn tập trung các khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề... để chủ động điều tra cơ bản, đi sâu nắm chắc tình hình và áp dụng các biện pháp nghiệp vụ phát hiện, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm phức tạp nổi lên ở địa bàn nông thôn, nhất là lừa đảo thông qua các hình thức kinh doanh đa cấp, vay nợ tín dụng, thu mua nông sản; vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm...

Tập trung phát hiện, đấu tranh có hiệu quả với các tội phạm hình sự gây bức xúc dư luận xã hội ở địa bàn nông thôn, như: Tội phạm giết người (nhất là giết người do nguyên nhân xã hội); trộm cắp tài sản (nhất là trộm cắp nông sản, vật nuôi...); cướp giật tài sản; hiếp dâm (nhất là hiếp dâm trẻ em); mua bán người; cố ý gây thương tích; các đường dây, tụ điểm tổ chức hoạt động cờ bạc, mại dâm...; tội phạm, vi phạm pháp luật về kinh tế, tham nhũng, môi trường, ma túy, buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, sử dụng công nghệ cao…, góp phần bảo đảm an ninh, an toàn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới. Tổ chức rà soát, xác minh; vận động, truy bắt các đối tượng truy nã đang lẩn trốn ở địa bàn nông thôn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo...

6. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động điều tra, xử lý tội phạm, chấp hành nghiêm quy định của pháp luật trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; công tác bắt, giam giữ, điều tra, xử lý tội phạm, không để xảy ra các trường hợp bức cung, nhục hình, oan, sai trong hoạt động điều tra, gây bức xúc dư luận xã hội ở địa bàn nông thôn. Rà soát, thống kê các vụ án còn tồn đọng, có khó khăn, vướng mắc để tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm; phối hợp với Viện kiểm sát, Tòa án đưa ra xét xử công khai, lưu động một số vụ án điểm để phục vụ phòng ngừa, răn đe tội phạm ở địa bàn nông thôn.

7. Quan tâm làm tốt công tác xây dựng lực lượng, bố trí đủ biên chế và nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng Công an trực tiếp làm công tác phòng, chống tội phạm, đảm bảo trật tự xã hội ở địa bàn nông thôn, nhất là các Đội nghiệp vụ thuộc Công an huyện, Đồn Công an và lực lượng Công an xã. Tiếp tục ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, trang bị phương tiện, kinh phí cho lực lượng Công an cơ sở, phục vụ có hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm, đảm bảo trật tự xã hội ở địa bàn nông thôn.

Các Tổng cục, Bộ Tư lệnh, các đơn vị trực thuộc Bộ và Công an các tỉnh, thành, phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc và định kỳ báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Chỉ th này.

Giao Tổng cục Cảnh sát chủ trì, phối hp với các đơn vị liên quan tham mưu với lãnh đạo Bộ có kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn Công an các đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện, đồng thời theo dõi, đôn đốc và định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm việc thực hiện Chthị này./.

 


Nơi nhận:
- Thng Chính phủ (đ báo cáo);
- UBTW Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam (để phối hợp);
- VPCP, Bộ NN&PTNT (để phối hợp);
- TW Hội Nông dân Việt Nam (để phối hợp);
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW (để phối hợp)
- Các đ/c Thứ trưởng (đ
phi hợp chỉ đạo);
- Các Tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ (để thực hiện);
- Công an, Cảnh sát PCCC các t
nh, TP trực thuộc TW (để thực hiện);
- L
ưu: VT, C41(C42).

BỘ TRƯỞNG




Thượng tướng Tô Lâm

 

3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ