Loading


Chỉ thị 07/CT-BGTVT năm 2021 về tăng cường các biện pháp phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động công vụ ngành giao thông vận tải do Bộ Giao thông vận tải ban hành

Số hiệu 07/CT-BGTVT
Ngày ban hành 31/08/2021
Ngày có hiệu lực 31/08/2021
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Bộ Giao thông vận tải
Người ký Nguyễn Văn Thể
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Giao thông - Vận tải

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/CT-BGTVT

Hà Nội, ngày 31 tháng 8 năm 2021

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TIÊU CỰC, THAM NHŨNG TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI

Trong chỉ đạo, điều hành các cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) luôn quan tâm phổ biến, quán triệt đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành GTVT, nêu cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức, văn hóa công vụ; thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống tham nhũng (PCTN). Trong những năm gần đây, Ban Cán sự đảng, Đảng ủy Bộ, Bộ trưởng Bộ GTVT đã ban hành nhiều văn bản[1] đchỉ đạo, triển khai nhiệm vụ và xử lý nghiêm, các vi phạm tham nhũng, tiêu cực trong các lĩnh vực hoạt động của ngành GTVT. Đến nay, công tác PCTN của Bộ GTVT đã đạt được những kết quả tích cực; cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cơ bản chuyển biến tốt trong nhận thức, nâng cao trách nhiệm, kỷ cương, liêm chính trong thực thi công vụ.

Tuy nhiên, vừa qua vẫn còn xảy ra một số vụ việc tiêu cực, tham nhũng[2], gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín và nỗ lực, cgắng của ngành GTVT trong công tác PCTN. Nguyên nhân chính là tại một số cơ quan đơn vị, cấp ủy, đặc biệt là người đứng đầu chưa thực sự quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống tiêu cực, tham nhũng; chưa xây dựng quy trình giải quyết, xử lý công vụ hợp lý, nên dễ bị lợi dụng để thực hiện hành vi tiêu cực và vụ lợi cá nhân, tham nhũng; việc phân công nhiệm vụ, quản lý cán bộ, công chức, viên chức còn bất cập; công tác kiểm tra, giám sát, theo dõi cán bộ, công chức trong thực thi công vụ chưa chặt chẽ; việc đơn giản hóa, cắt giảm thủ tục hành chính, nâng mức độ cung cấp dịch vụ công trực tuyến còn chậm...

Đchấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế, chủ động phòng ngừa vi phạm, tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động công vụ, Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ tập trung chỉ đạo và khn trương triển khai các nội dung sau:

1. Nêu cao vai trò cấp ủy đảng, vai trò người đứng đầu các cơ quan, đơn vị; quyết liệt hơn nữa trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Cán sự đảng, Bộ GTVT, Bộ trưởng Bộ GTVT về công tác phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng; thực hiện nghiêm Công điện số 724/CĐ-TTg ngày 17/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp phòng ngừa tiêu cc, tham nhũng trong hoạt động công vụ. Tuyệt đối không đxảy ra tình trạng “trên nóng dưới lạnh”.

2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong ngành giao thông vận tải về phòng, chống tiêu cực, tham nhũng. Quán triệt sâu sắc quan điểm hành động của Chính phủ trong tháo gỡ khó khăn4 và thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối với ngành GTVT5.

3. Tập trung thực hiện một số giải pháp cụ thể như sau:

3.1. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình cải cách hành chính; đy nhanh tiến độ xây dựng, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; quyết liệt trong phát triển Chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số của Bộ GTVT, hình thành phương thức quản lý, điều hành dựa trên dữ liệu số nhằm giảm thiểu nguy cơ phát sinh tiêu cực, tham nhũng trong việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan tới người dân, doanh nghiệp. Đây là một trong những nhiệm vụ ưu tiên và tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.

3.2. Thực hiện đầy đủ các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, đơn vị. Xây dựng cơ chế giám sát trong nội bộ chặt chẽ, thường xuyên, liên tục gắn với trách nhiệm người đứng đầu để kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm, tiêu cực, tham nhũng đặc biệt là các vị trí công tác có yếu tố nhạy cảm cao, trực tiếp tiếp xúc với người dân và doanh nghiệp. Thực hiện việc định kỳ chuyn đi vị trí công tác theo đúng quy định.

3.3. Người đứng đầu đơn vị phải thường xuyên theo dõi, nắm bắt đầy đủ thông tin, dư luận, phản ánh về sai phạm, vi phạm kỷ luật, kỷ cương, tiêu cực, tham nhũng trong thực thi công vụ của đơn vị và chủ động rà soát, làm rõ để có các biện pháp ngăn chặn kịp thời.

3.4. Thực hiện theo tinh thần “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất k người đó là ai” trong việc xử lý nghiêm cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, sách nhiễu, gây phiền hà người dân, doanh nghiệp khi thực thi công vụ và trách nhiệm của người đứng đầu trực tiếp của đơn vị có người vi phạm.

3.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm trong thực thi công vụ, thực hiện các quy định của pháp luật về công tác phòng chống tiêu cực, tham nhũng; việc chấp hành các quy định về quản lý tài chính, tài sản công, quản lý đầu tư xây dựng, trọng tâm là các công trình quan trọng quốc gia (các dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc, các cảng hàng không trọng điểm...); thực hiện dịch vụ công, thủ tục hành chính liên quan đến các lĩnh vực giao thông vận tải, đặc biệt là những lĩnh vực trực tiếp tiếp xúc với người dân và doanh nghiệp. Trong đó chú trọng việc tổ chức kiểm tra ngay từ những bước đầu để tăng tính phòng ngừa đặc biệt là đối với các dự án trọng điểm của ngành.

3.6. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cải tiến lề lối làm việc, không được gây khó khăn, phiền hà, vòi vĩnh, kéo dài thời gian xử lý công việc, không thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc của người dân và doanh nghiệp. Tích cực nghiên cứu về quy định pháp luật về PCTN, chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương của cơ quan, đơn vị.

4. Giao Thanh tra Bộ xây dựng kế hoạch thực hiện công tác thanh tra, kiểm ra có trọng tâm, trọng điểm; phát hiện, tham mưu chấn chỉnh, kịp thời phòng ngừa và từng bước ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng.

Yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Các Phó thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Ban Nội chính Trung ương (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Ban Cán sự Đảng Bộ;
- Đảng ủy Bộ GTVT;
- Công đoàn GTVT VN;
- Đoàn TN CSHCM Bộ GTVT;
- Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ;
- Sở GTVT các tỉnh, thành phố;
- Sở GTVT - XD Lào Cai;
- Lưu: VT, TT
r.

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Văn Thể

 



[1] Các Nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch, Đề án PCTN để chỉ đạo, triển khai công tác phòng chống tham nhũng trong ngành GTVT.

[2] Như vụ việc “Quỹ đen” xảy ra tại Cục Đường thủy nội địa Việt Nam; Lập hồ sơ khống để chiếm đoạt tài sản nhà nước tại Cảng vụ Hàng hải Mỹ Tho; Chuyên viên vụ Vận tải - Tổng cục Đường bộ Việt Nam móc nối, duyệt, cấp trái phép thẻ luồng xanh.

4 “3 không và 5 thật” trong đó “3 không” là “không nói không, không nói khó và không nói có nhưng không làm” và “5 thật” là “nghĩ thật, nói thật, làm thật, hiệu quả thật, nhân dân và doanh nghiệp được thụ hưởng thành quả thật”.

5 “Chuẩn bị phải kỹ, suy nghĩ phải chín, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, n lực phải lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó”.

2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ