Loading


Chỉ thị 08/CT-BGTVT năm 2013 tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của Bộ Giao thông vận tải

Số hiệu 08/CT-BGTVT
Ngày ban hành 23/05/2013
Ngày có hiệu lực 23/05/2013
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Bộ Giao thông vận tải
Người ký Đinh La Thăng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 08/CT-BGTVT

Hà Nội, ngày 23 tháng 05 năm 2013

 

CHỈ THỊ

VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Trong những năm qua, Ban Cán sự, Đảng ủy, Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải luôn quan tâm đến công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Vì vậy, công tác này đã đạt được những kết quả quan trọng, tích cực, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đóng góp vào thành tựu chung của Ngành, đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:

- Một số cơ quan, đơn vị chưa quan tâm, tổ chức tốt việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; việc theo dõi tổng hợp công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo còn chưa đầy đủ. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo ở một số đơn vị chưa đúng trình tự, thủ tục theo quy định. Hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa cao, còn để tình trạng khiếu nại, tố cáo kéo dài, vượt cấp.

- Công tác phòng, chống tham nhũng còn chưa được quan tâm đúng mức, tính tiên phong, gương mẫu của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên chưa cao, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Việc công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan, đơn vị chưa được thực hiện đầy đủ, nhiều khi còn hình thức, chưa có tác dụng phòng ngừa tham nhũng. Hoạt động tự kiểm tra việc chấp hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tự phát hiện tham nhũng trong cơ quan, đơn vị còn hạn chế, chưa chủ động nắm bắt thông tin về tham nhũng. Còn xảy ra trường hợp cán bộ lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng đã bị xử lý.

- Công tác báo cáo định kỳ về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo còn chưa đầy đủ, nội dung báo cáo còn sơ sài, một số đơn vị báo cáo không chính xác về số liệu đơn đã nhận được trong đó có đơn do Thanh tra Bộ GTVT chuyển đến. Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng còn chưa đầy đủ các hoạt động phòng, chống tham nhũng theo quy định.

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trên, nhằm chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ sau:

1. Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

a) Quán triệt và triển khai thực hiện nghiệm túc, hiệu quả các quy định của pháp luật về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; coi công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên của cơ quan, đơn vị.

b) Tổ chức tốt công tác tiếp công dân, triển khai thực hiện đầy đủ, đúng quy định về: bố trí trụ sở, địa điểm tiếp công dân có đầy đủ các trang thiết bị cần thiết; niêm yết nội quy tiếp công dân, lịch tiếp công dân, quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; trách nhiệm của cán bộ tiếp công dân.

c) Trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, bố trí cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ, kiến thức và am hiểu chính sách, pháp luật, có ý thức trách nhiệm làm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

d) Thực hiện đầy đủ, chặt chẽ quy trình tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo; quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo. Phải công khai kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo bằng các hình thức phù hợp theo quy định của pháp luật. Tổ chức thi hành nghiêm túc, triệt để các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật.

đ) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan hành chính cấp dưới trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kịp thời chấn chỉnh những hạn chế, yếu kém, xử lý nghiêm minh cá nhân, tổ chức vi phạm.

2. Công tác phòng, chống tham nhũng

a) Phải thật sự coi công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, Hàng năm, xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, văn bản hướng dẫn của Bộ GTVT đối với công tác phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị mình như: Luật Phòng, chống tham nhũng (Luật Phòng, chống tham nhũng số 55/2005/QH11 đã được hợp nhất với Luật số 01/2007/QH12 và Luật số 27/2012/QH13 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng), các văn bản pháp luật có liên quan về phòng, chống tham nhũng; khai thác, sử dụng hiệu quả trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị; kịp thời biểu dương, khen thưởng và nhân rộng những tổ chức, cá nhân điển hình, dũng cảm tố cáo, đấu tranh chống tham nhũng; thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật bảo đảm an toàn cho người tố cáo tham nhũng.

b) Trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, bố trí cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ, kiến thức và am hiểu chính sách, pháp luật, có ý thức trách nhiệm làm công tác tham mưu, theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng của cơ quan, đơn vị.

c) Triển khai thực hiện nghiêm túc Đề án “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả phòng, chống tham nhũng của Bộ Giao thông vận tải” Chủ động rà soát, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, các quy định, quy trình trong quản lý; thực hiện triệt để, đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, bảo đảm tính công khai, minh bạch.

d) Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị phải gương mẫu trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, có chương trình, kế hoạch cụ thể của cơ quan, đơn vị về phòng, chống tham nhũng và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện.

đ) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý các vụ việc về tham nhũng; chỉ đạo thực hiện nghiêm các kết luận sau thanh tra, kiểm tra, làm rõ trách nhiệm và xử lý kịp thời, kiên quyết người có hành vi tham nhũng, nghiêm cấm Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị lợi dụng mối quan hệ để can thiệp trái pháp luật vào quá trình xử lý.

e) Tổ chức kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm, cụ thể:

- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị em ruột giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hóa, ký kết hợp đồng cho cơ quan, đơn vị đó; không được để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi do mình quản lý trực tiếp;

- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước;

- Cán bộ, công chức, viên chức là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và những cán bộ quản lý khác trong doanh nghiệp của Nhà nước không được ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột; cho phép doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của doanh nghiệp mình; bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong, doanh nghiệp hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hóa, ký kết hợp đồng cho doanh nghiệp;

- Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

3. Kiện toàn công tác tổ chức, bố trí cán bộ làm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng

a) Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình, Cục Y tế Giao thông vận tải sắp xếp, bố trí ít nhất hai cán bộ chuyên trách làm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

b) Các đơn vị trực thuộc Bộ (Viện, Trường, Ban Quản lý dự án, Báo GTVT, Tạp chí GTVT, Trung tâm Công nghệ thông tin, Tổng công ty, Công ty) bố trí hai cán bộ kiêm nhiệm làm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có trách nhiệm: Trực tiếp chỉ đạo công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của cơ quan đơn vị; Quyết định giao nhiệm vụ cho bộ phận có trách nhiệm thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng (mẫu tại Phụ lục số 1); Quyết định phân công nhiệm vụ cho cán bộ thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng (mẫu tại Phụ lục số 2).

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ