Loading


Chỉ thị 19/2005/CT-TTg thực hiện tiết kiệm trong sử dụng điện do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 19/2005/CT-TTg
Ngày ban hành 02/06/2005
Ngày có hiệu lực 02/06/2005
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Tấn Dũng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 19/2005/CT-TTg

Hà Nội, ngày 02 tháng 6 năm 2005

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC THỰC HIỆN TIẾT KIỆM TRONG SỬ DỤNG ĐIỆN

Từ đầu năm tới nay, diễn biến thời tiết không thuận lợi, hạn hán xảy ra trên diện rộng và kéo dài, lưu lượng nước về các hồ thủy điện rất thấp, các hồ chứa thủy điện chỉ tích được từ 25 - 50 % dung tích thiết kế. Riêng lưu lượng nước về hồ Hòa Bình thấp nhất trong vòng 40 năm qua, trong khi thuỷ điện chiếm bình quân khoảng 40% sản lượng điện phát ra hàng năm. Bên cạnh đó, một số dự án đầu tư về nguồn điện thực hiện không đạt tiến độ, lưới điện có nơi thiếu đồng bộ; việc cung ứng khí không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất điện; trong khi phụ tải trong thời gian gần đây tăng đột biến (trên 20%), làm cho việc cung ứng điện càng khó khăn, đặc biệt là ở các tỉnh phía Bắc.

Do những nguyên nhân chủ yếu nêu trên, năm 2005 và một vài năm tới, cho đến khi hoàn thành việc phát triển ngành điện theo đúng quy hoạch, nước ta có thể sẽ còn thiếu điện trong những tháng mùa khô, nhất là khi gặp hạn hán kéo dài. Để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, thực hành chính sách sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, dành năng lượng cho sản xuất và tiêu dùng thiết yếu, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện nghiêm việc tiết kiệm sử dụng điện, đặc biệt là trong các tháng mùa khô (từ ngày 01 tháng 4 đến ngày 30 tháng 6 hàng năm) với các biện pháp cụ thể sau đây:

1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các doanh nghiệp nhà nước thực hiện ngay một số giải pháp sau:

a) Đối với các cơ quan, công sở:

Tắt các thiết bị dùng điện không cần thiết khi ra khỏi phòng và hết giờ làm việc. Cắt hẳn nguồn điện khi không sử dụng các thiết bị.

Tận dụng tối đa ánh sáng và thông gió tự nhiên, tắt bớt đèn chiếu sáng khi số người làm việc trong phòng giảm. Giảm ít nhất 50% số lượng đèn chiếu sáng chung ở hành lang, khu vực sân, vườn, hàng rào.

Chỉ sủ dụng điều hòa nhiệt độ khi thật cần thiết và chỉ để chế độ làm mát (từ 250C trở lên); dùng quạt thay thế điều hoà nhiệt độ khi thời tiết không quá nóng;

b) Đối với việc chiếu sáng công cộng:

Giảm 50% số lượng đèn chiếu sáng tại các tuyến phố, quảng trường, công viên, vườn hoa công cộng, trừ biển báo, đèn hiệu chỉ dẫn an toàn giao thông;

Các đơn vị quản lý hệ thống chiếu sáng công cộng phi điều chỉnh thời gian chiếu sáng đường phố hợp lý: buổi tối bật đèn lúc 19h và tắt lúc 4h30;

Giảm tối đa số bóng đèn tại các cột tháp của đài phát thanh, truyền hình, chỉ để đèn báo hiệu trên đỉnh cột.

c) Đối với việc dùng điện cho sinh hoạt và kinh doanh dịch vụ:

Các hộ gia đình hạn chế sử dụng các thiết bị tiêu thụ điện lớn (máy điều hòa, bình nước nóng, bàn là điện...) trong giờ cao điểm từ 18h00 - 22h00; tắt các thiết bị điện, đèn chiếu sáng khi không có nhu cầu sử dụng; vận động các hộ gia đình dùng các loại bóng tiết kiệm điện như bóng đèn compact hoặc huỳnh quang;

Các nhà hàng, cơ sở dịch vụ thương mại cắt giảm ít nhất 50% số lượng đèn quảng cáo, trang trí, chỉ dùng 01 bóng đèn chiếu sáng biển hiệu.

2. Các doanh nghiệp sản xuất thực hiện ngay các giải pháp tiết kiệm điện như sau:

Sử dụng điện đúng công suất và biểu đồ phụ tải đã ký kết trong hợp đồng mua bán điện.

Tắt các thiết bị điện và đèn chiếu sáng không cần thiết trong thời gian nghỉ giữa ca sản xuất,

Không để các thiết bị điện hoạt động không tải. Hạn chế tới mức tối đa việc sử dụng đèn có công suất lớn để quảng cáo.

Chuẩn bị các nguồn dự phòng để đáp ứng nhu cầu sản xuất khi thiếu điện.

­3. Tổng công ty Điện lực Việt Nam có trách nhiệm:

Thực hiện nghiêm các quy định cụ thể về tiết kiệm trong phát điện, truyền tải và phân phối điện.

Thực hiện phương thức vận hành ổn định, an toàn trong hệ thống điện; bố trí kế hoạch sửa chữa các nhà máy điện hợp lý; tăng cường công tác quản lý kỹ thuật, nâng cao năng lực khai thác thiết bị; hạn chế sự cố, tiết kiệm chi phí nhiên liệu, giảm tổn thất điện năng nhằm huy động tối đa và có hiệu quả các nguồn điện; huy động một cách hợp lý công suất và điện năng các nhà máy thủy điện, các nguồn điện mua của các nhà máy điện độc lập và các nguồn điện dự phòng của khách hàng.

Có biện pháp cụ thể đẩy nhanh việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư về nguồn điện theo đúng tiến độ.

Bố trí cắt giảm điện một cách hợp lý, không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản suất, kinh doanh của các doanh nghiệp; tránh việc cắt điện sinh hoạt trên diện rộng, kéo dài.

Phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Khí tượng - Thủy văn quốc gia, cập nhật các dự báo về thời tiết và nguồn nước để chủ động đề ra các phương án vận hành hiệu quả, sử dụng tiết kiệm nguồn nước để phát điện.

4. Bộ Công nghiệp có trách nhiệm chỉ đạo Tổng công ty Điện lực Việt Nam và các nhà máy điện độc lập (IPP), các nhà máy điện hoạt động theo hình thức BOT, có giải pháp vận hành tối ưu, góp phần khắc phục tình trạng thiếu điện hiện nay; chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án điện; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền rộng rãi để cán bộ, nhân dân biết và có những giải pháp tiết kiệm điện, đặc biệt là trong các giờ cao điểm.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ