Loading


Chỉ thị 19/CT-CTUBND năm 2016 về tăng cường công tác quản lý hoạt động kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn do tỉnh Hưng Yên ban hành

Số hiệu 19/CT-CTUBND
Ngày ban hành 08/12/2016
Ngày có hiệu lực 08/12/2016
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Hưng Yên
Người ký Nguyễn Văn Phóng
Lĩnh vực Thương mại,Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 19/CT-CTUBND

Hưng Yên, ngày 08 tháng 12 năm 2016

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG, DẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước về kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực; công tác quy hoạch hệ thống kho, cửa hàng bán lẻ xăng, dầu được thực hiện phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng thời kỳ. Hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng, dầu được doanh nghiệp quan tâm đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp khang trang, hiện đại, góp phần phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng. Tuy nhiên, công tác quản lý hoạt động kinh doanh xăng, dầu còn nhiều hạn chế, vẫn còn xảy ra hiện tượng gian lận về chất lượng, đo lường, nguồn hàng cung cấp, thời gian bán hàng, an toàn phòng, chống cháy, nổ trong hoạt động kinh doanh xăng, dầu.

Để khắc phục những hạn chế, ngăn chặn và chấm dứt tình trạng nêu trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Giám đốc các doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:

1. Cục Thuế tỉnh

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành trình Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo chống thất thu đối với hoạt động kinh doanh xăng, dầu (gọi tắt là Ban Chỉ đạo); cử 01 lãnh đạo Cục tham gia Ban Chỉ đạo chống thất thu; xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể trong lĩnh vực quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh xăng, dầu thông qua giải pháp quản lý đồng hồ (công tơ) tổng trên các phương tiện đo xăng, dầu của các cơ sở kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn trình Ban Chỉ đạo phê duyệt.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành thành lập Tổ triển khai thực hiện việc dán tem công tơ tổng tại các cột đo xăng, dầu của các cơ sở kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh trình Ban Chỉ đạo quyết định.

- Cử công chức tham gia Tổ kiểm tra liên ngành để Sở Công Thương trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập cùng với các ngành liên quan thực hiện kiểm tra định kỳ, đột xuất đối với hoạt động kinh doanh xăng, dầu.

- Rà soát và thống kê tất cả các cơ sở kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh làm cơ sở thực hiện việc dán tem công tơ tổng tại các cột đo xăng, dầu một cách hiệu quả và khoa học.

- Thực hiện tốt vai trò tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương về quản lý thu thuế đối với hoạt động kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các chính sách, biện pháp quản lý thu thuế đối với hoạt động kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn phù hợp với từng thời kỳ.

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan phổ biến, tuyên truyền sâu rộng để nhân dân hiểu rõ, đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh xăng, dầu; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng thông tin kịp thời, chính xác, khách quan về các hành vi vi phạm trong kinh doanh xăng, dầu, nhất là các vi phạm về đo lường, chất lượng, an toàn phòng, chống cháy nổ.

- Hàng tháng, quý vào ngày đầu của tháng, quý cử công chức thuế đến cơ sở kinh doanh xăng, dầu để ghi chỉ số đang thể hiện trên công tơ tổng; thực hiện kiểm tra đối chiếu số liệu của cơ sở kinh doanh xăng, dầu phản ánh trên hồ sơ khai thuế với lượng xuất ra phản ánh trên chỉ số công tơ tổng của cột đo xăng, dầu để xử lý theo quy định của pháp luật về thuế.

- Định kỳ 6 tháng và hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Chỉ đạo kết quả thực hiện kế hoạch chống thất thu đối với hoạt động kinh doanh xăng, dầu.

2. Sở Công Thương

- Cử 01 lãnh đạo Sở tham gia Ban Chỉ đạo.

- Chủ trì phối hợp với sở, ngành liên quan thành lập Tổ kiểm tra liên ngành trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định để kiểm tra định kỳ, đột xuất đối với hoạt động kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn các huyện, thành phố.

- Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường cử cán bộ tham gia Tổ triển khai thực hiện việc dán tem công tơ tổng tại các cột đo xăng, dầu của tất cả các cơ sở kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh.

- Cung cấp thông tin (Tên, địa chỉ, mã số thuế) của các đơn vị mới ra kinh doanh trong lĩnh vực xăng, dầu để Tổ triển khai kịp thời dán tem bổ sung.

- Thực hiện xử lý nghiêm theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại, quản lý thị trường đối với hoạt động kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn.

3. Sở Khoa học và Công nghệ

- Cử 01 lãnh đạo Sở tham gia Ban Chỉ đạo.

- Đề xuất mẫu tem, cơ quan phát hành, cơ quan quản lý tem, vị trí dán tem, thời điểm kiểm tra đối với tem đang dán trên công tơ tổng tại các cột đo xăng, dầu của tất cả các cơ sở kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh.

- Cử cán bộ tham gia Tổ triển khai thực hiện việc dán tem công tơ tổng tại các cột đo xăng, dầu của tất cả các cơ sở kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh; Cử cán bộ tham gia vào Tổ kiểm tra liên ngành để Sở Công Thương trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập cùng với các ngành liên quan thực hiện kiểm tra định kỳ, đột xuất đối với hoạt động kinh doanh xăng, dầu.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan kiểm tra, thanh tra, xử lý các hành vi vi phạm về đo lường, chất lượng và các vi phạm khác theo thẩm quyền; thực hiện việc kiểm soát về đo lường, cấp giấy chứng nhận kiểm định cột đo nhiên liệu (cột bơm) cho những cột bơm thuộc các cơ sở kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh.

- Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ về đo lường, chất lượng cho cán bộ quản lý,  người lao động tại các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh xăng, dầu.

- Là đầu mối tiếp nhận, giải quyết các thông tin, phản ánh của doanh nghiệp liên quan tới tem niêm phong, kẹp chì của các bộ phận thuộc cột đo xăng dầu.

4. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và các cơ quan, đơn vị liên quan phổ biến, tuyên truyền sâu rộng để nhân dân hiểu rõ, đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh xăng, dầu; chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng thông tin kịp thời, chính xác, khách quan về các hành vi vi phạm trong kinh doanh xăng, dầu, nhất là các vi phạm về đo lường, chất lượng, an toàn phòng, chống cháy, nổ.

[...]
1