Loading


Chỉ thị 19/CT-TTg năm 2019 về giải pháp thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 19/CT-TTg
Ngày ban hành 19/07/2019
Ngày có hiệu lực 19/07/2019
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Xuân Phúc
Lĩnh vực Thương mại

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 19/CT-TTg

Hà Nội, ngày 19 tháng 7 năm 2019

 

CHỈ THỊ

VỀ CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là vùng kinh tế phát triển năng động và có tỷ trng đóng góp lớn nht cả nước (năm 2018 đóng góp 45,4% GDP cả nước, tổng thu ngân sách chiếm 42,6% tổng số thu của cả nước); cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung vào các ngành công nghiệp dịch vụ có lợi thế tạo ra giá trị gia tăng cao. Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) phía Nam là trung tâm thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước với hơn 15 nghìn dán FDI còn hiệu lực, có 140 khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động,... Cùng với hệ thống cảng biển, sân bay quốc tế lớn đã giúp Vùng KTTĐ phía Nam trở thành trung tâm du lịch, phát triển các loại hình dịch vụ công nghệ thông tin, viễn thông, logistics,... lớn nhất cả nước. Đồng thời, Vùng KTTĐ phía Nam với trung tâm là thành phố Hồ Chí Minh, là trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng, chứng khoán lớn nhất cả nước; là Vùng có môi trường đầu tư, kinh doanh hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, các vn đxã hội, bảo vệ môi trường, phát triển khoa học công nghệ, giải quyết việc làm, chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo và xóa đói giảm nghèo luôn được các tỉnh, thành phố trong Vùng quan tâm.

Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế của Vùng KTTĐ phía Nam đang có xu hướng chậm lại, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2018 chỉ ngang mức bình quân cả nước. Mặc dù là Vùng KTTĐ lớn nhất cả nước nhưng những lợi thế của Vùng chưa được phát huy đầy đủ nhằm tạo ra những động lực mới cho tăng trưởng, kết cấu hạ tầng chưa tương xứng, kết nối chưa đng bộ; chất lượng phát triển đô thị còn thấp; bị ảnh hưởng lớn bởi biến đổi khí hậu, nước biển dâng; nhiều khu vực còn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; chưa bảo đảm hết nhu cầu an sinh xã hội; phát triển nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu đề ra. Cơ chế, chính sách phát triển Vùng KTTĐ phía Nam còn chưa hoàn thiện, thiếu đột phá; nhận thức về lợi ích của các chủ thể liên quan chưa đầy đủ, còn khác nhau, thiếu liên kết vùng chặt chẽ. Bên cạnh đó, cơ chế phối hợp giữa các tỉnh, thành phố trong Vùng KTTĐ phía Nam còn mang tính tự phát, hình thức, chương trình phối hợp phát triển kinh tế còn mang tính cục bộ, chưa phát huy có hiệu quả lợi thế so sánh của Vùng.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi để Vùng KTTĐ phía Nam phát huy hết tiềm năng, lợi thế, phát triển bứt phá và bền vững, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố Vùng KTTĐ phía Nam (sau đây gọi tắt là các Bộ, ngành và địa phương) tập trung chỉ đạo thực hiện các mục tiêu, giải pháp sau:

I. MỤC TIÊU

1. Phát triển kinh tế bền vững đi đôi với bảo đảm công bằng, ổn định chính trị xã hội, hài hòa giữa các mục tiêu về phát triển kinh tế, phát triển xã hội và cải thiện môi trường sinh thái với việc bảo vệ và phát triển rừng; phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường đô thị, nguồn nước và không khí. Phn đu hoàn thành các mục tiêu đề ra tại Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 13/2/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng KTTĐ phía Nam đến năm 2020, định hướng đến 2030.

2. Đổi mới sáng tạo, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ cao, tận dụng tốt cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 của các Hiệp định Thương mại tự do và Bảo hộ khuyến khích đầu tư như CPTPP, EVFTA, EVIPA,...; Đổi mới tư duy, phát huy tinh thần tự lực, tự cường và xác định các yếu tố bứt phá để phấn đấu vươn lên, phát triển nhanh, bền vững, đóng góp một cách thiết thực vào việc hiện thực hóa chiến lược phát triển của Vùng và cả nước.

3. Vùng KTTĐ phía Nam là Vùng kinh tế động lực đầu tàu, trung tâm kinh tế, thương mại, văn hóa, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học chất lượng cao của cả nước và khu vực, là trung tâm giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao; đồng thời là trung tâm chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ hàng đầu của cả nước; thực hiện vai trò cầu nối với các khu vực Đng bằng sông Cửu Long và khu vực Tây Nguyên mà hạt nhân là thành phố Hồ Chí Minh.

4. Đến năm 2025, phấn đấu 7/8 tỉnh, thành phố trong Vùng KTTĐ phía Nam có điều tiết về ngân sách trung ương.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Về cơ chế, chính sách

a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Xây dựng Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV; bổ sung, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện chính sách pháp luật về đầu tư công, làm cơ sở thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án đầu tư công và khuyến khích kêu gọi nguồn vốn xã hội hóa trong đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông.

- Đxuất phương án hoàn thiện cơ chế điều phối hoạt động Vùng KTTĐ để phát huy tính chủ động, sáng tạo của các thành viên Hội đồng vùng, trong đó phân định rõ trách nhiệm và tăng cường phối hợp giữa Ban chỉ đạo, các Hội đồng vùng, các Bộ, ngành và địa phương trong vùng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong Quý IV năm 2019.

- Khẩn trương trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng để có cơ sở triển khai lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng cho giai đoạn 2021 - 2030, tm nhìn đến năm 2050 theo đúng quy định của Luật Quy hoạch trước Quý IV năm 2019.

b) Bộ Tài chính

- Nghiên cứu, hoàn chnh quy định về phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng; cho thuê quyền khai thác tài sản, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản; phí sử dụng kết cấu hạ tầng, giá phí sau đầu tư, có sự điều tiết của Nhà nước tuân thủ nguyên tắc thị trường, bảo đảm công khai, minh bạch, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong năm 2020.

c) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong vùng KTTĐ phía Nam

- Khẩn trương đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất các giải pháp cho giai đoạn tiếp theo, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong tháng 7 năm 2019 đối với Nghị quyết số 53-NQ/TW ngày 29 tháng 8 năm 2005 của Bộ Chính trị khóa IX đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng KTTĐ Phía Nam đến năm 2020, Kết luận số 27-KL/TW ngày 02 tháng 8 năm 2012 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW, Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày 18 tháng 2 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 27-KL/TW của Bộ Chính trị; Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 13 tháng 2 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng KTTĐ phía Nam đến năm 2020, định hướng đến 2030; các Quyết định số 941/QĐ-TTg ngày 25 tháng 6 năm 2015, số 2059/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2015 và số 2360/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Ban chỉ đạo, Tổ điều phối và Quy chế phối hợp vùng KTTĐ.

- Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai quyết liệt, hiệu quả Nghị quyết số 16-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020; Nghị quyết số 54/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố; thực hiện các nhiệm vụ được giao với tư cách là Chủ tịch Hội đồng Vùng KTTĐ phía Nam quy định tại các Quyết định số 941/QĐ-TTg, số 2059/QĐ-TTg và số 2360/QĐ-TTg.

- Triển khai đng bộ, toàn diện và hiệu quả các Chương trình, dự án giảm nghèo; tạo cơ hội cho hộ nghèo tiếp cận các chính sách trợ giúp về đất đai, tín dụng, dạy nghề; hỗ trợ, tạo điều kiện cho các hộ nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập để thoát nghèo bền vững. Thực hiện hiệu quả chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, chính sách bảo him nông nghiệp, chính sách khuyến nông.

2. Về liên kết các ngành, lĩnh vực

a) Bộ Giao thông vận tải

- Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trọng điểm, các dự án kết nối trong khu vực, đặc biệt là cao tốc Bến Lức - Long Thành, phấn đu khởi công Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành trong Quý IV năm 2020.

- Chỉ đạo thông tuyến kỹ thuật cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận; Mỹ Thuận - Cần Thơ trong năm 2021.

- Chú trọng đầu tư đường thủy nội địa kết nối vận tải thủy Đng bằng Sông Cửu Long với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ, đẩy mạnh phát triển vận tải thủy với Campuchia.

- Phối hợp với các địa phương kêu gọi các nhà đầu tư quan tâm đầu tư theo hình thức PPP, tranh thủ nguồn vốn ODA và các nguồn vốn hợp pháp khác để phát triển kết cấu hạ tầng. Kết hợp đầu tư hạ tầng giao thông với phát triển đô thị đảm bảo công khai, minh bạch để tăng tính hấp dẫn với các nhà đầu tư.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ