Chương trình phối hợp 32/CTrPH-MTTW-BYT-BVHTTDL năm 2012 về đẩy mạnh phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư” giai đoạn 2012-2020 do Bộ Y tế - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
Số hiệu | 32/CTrPH-MTTW-BYT-BVHTTDL |
Ngày ban hành | 26/11/2012 |
Ngày có hiệu lực | 26/11/2012 |
Loại văn bản | Văn bản khác |
Cơ quan ban hành | Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch,Bộ Y tế,Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam |
Người ký | Hoàng Tuấn Anh,Nguyễn Thị Kim Tiến,Vũ Trọng Kim |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN
TỔ
QUỐC VIỆT NAM - BỘ Y TẾ
- BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 32/CTrPH-MTTW-BYT-BVHTTDL |
Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2012 |
Phát huy kết quả đạt được trong phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư” giai đoạn 2008-2012, tiếp tục thực hiện Thông báo Kết luận số 27-TB/TW ngày 09-5-2011 của Ban Bí thư về việc sơ kết thực hiện Chỉ thị 54-CT/TW của Ban Bí thư về "Tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới"; Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm, miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 22-5-2012 của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS”; Quyết định số 608/QĐ-TTg ngày 25-5-2012 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030;
Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Y tế và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thống nhất ban hành Chương trình phối hợp đẩy mạnh phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư” đến năm 2020 như sau:
1. Tiếp tục nâng cao nhận thức của người dân về công tác phòng, chống HIV/AIDS nhằm khuyến khích mỗi người dân, đặc biệt người bị nhiễm HIV/AIDS, người nghiện ma túy, người bán dâm, người thường xuyên di biến động tự giác tham gia vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại địa bàn dân cư.
2. Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, đoàn thể nhằm tuyên truyền, vận động thúc đẩy phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS sâu rộng trong cộng đồng dân cư”. Xây dựng, nhân rộng mô hình có hiệu quả trong phòng, chống HIV/AIDS ở các địa phương.
3. Phấn đấu đến năm 2015 có ít nhất 80% xã, phường, thị trấn và 70% khu dân cư triển khai Phong trào. Đến năm 2020 có 100% xã, phường, thị trấn và ít nhất 90% khu dân cư triển khai Phong trào.
1. Tiếp tục truyền thông sâu rộng đến từng hộ gia đình và người dân về phòng, chống HIV/AIDS
1.1. Nội dung truyền thông
- Các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS; hậu quả của đại dịch HIV/AIDS đối với sức khỏe, tính mạng con người và sự phát triển kinh tế - xã hội; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cộng đồng trong phòng, chống HIV/AIDS.
- Dịch HIV/AIDS và vấn đề giới, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV; quyền, nghĩa vụ của cá nhân, gia đình và của người nhiễm HIV trong phòng, chống HIV/AIDS.
- Nguyên nhân, đường lây truyền HIV, các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV và các biện pháp chăm sóc, điều trị người nhiễm HIV; các phương pháp, dịch vụ xét nghiệm, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV; các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.
- Gương những tập thể, cá nhân tích cực tham gia hoạt động phòng, chống HIV/AIDS (người bị nhiễm hoặc có nguy cơ nhiễm HIV/AIDS, già làng, trưởng bản, trưởng ban Công tác Mặt trận, chức sắc tôn giáo, trưởng họ, trưởng tộc…).
1.2. Hình thức truyền thông
- Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, tập trung vào truyền thông trên hệ thống truyền thanh cơ sở, các tài liệu truyền thông như panô, áp phích, tờ rơi, tờ gấp, tranh cổ động…
- Thông qua sinh hoạt cộng đồng dân cư của tổ chức đoàn thể, câu lạc bộ, các tổ chức tôn giáo, các dòng họ và truyền thông trực tiếp thông qua đội ngũ cán bộ nòng cốt, truyền thông viên và cộng tác viên, ký cam kết với các hộ gia đình, cá nhân, cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn về tham gia phòng, chống HIV/AIDS…
- Hưởng ứng tổ chức Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (1/12) để triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, trọng tâm tổ chức ở cấp xã, khu dân cư.
- Phát huy vai trò của bí thư chi bộ, trưởng thôn, tổ trưởng dân phố, trưởng ban Công tác Mặt trận, trưởng chi hội đoàn thể (Thanh niên, Phụ nữ, Nông dân, Cựu chiến binh, Người cao tuổi…); người tiêu biểu có uy tín trong cộng đồng dân cư, tôn giáo, dòng họ (già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo, trưởng họ, trưởng tộc…); người bị nhiễm HIV/AIDS, người có nguy cơ nhiễm HIV/AIDS, cán bộ y tế xã và ở thôn, bản tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS ở địa phương.
- Xây dựng mạng lưới các tổ chức tình nguyện, các nhóm giáo dục, cộng tác viên, tuyên truyền viên giúp người nhiễm hoặc ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được tiếp cận các dịch vụ dự phòng, chăm sóc người nhiễm; hỗ trợ và tạo việc làm, hỗ trợ vật chất và tinh thần cho bệnh nhân AIDS và những người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
- Ở cấp xã: Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm xây dựng kế hoạch triển khai Phong trào dựa trên mục tiêu đã đề ra; thành lập và tạo điều kiện cho các Nhóm nòng cốt ở các khu dân cư hoạt động. Nâng cao năng lực cho Nhóm nòng cốt tham gia phòng, chống HIV/AIDS.
- Ở khu dân cư: Tùy theo tình hình thực tế, ngoài các hoạt động truyền thông, chăm sóc, hỗ trợ điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS theo hướng dẫn, cần chú trọng triển khai các hoạt động:
+ Trong cộng đồng tôn giáo: Xây dựng xứ họ đạo tiên tiến không có tệ nạn xã hội (đối với đạo Công giáo); Chùa cảnh tinh tiến gương mẫu (đối với Phật giáo), các chương trình hành động tham gia phòng, chống HIV/AIDS của các tôn giáo khác và các mô hình dòng tộc, dòng họ gương mẫu, tích cực tham gia vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
+ Thường xuyên bổ sung nội dung phòng, chống HIV/AIDS vào hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư và tiêu chuẩn xây dựng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, khu dân cư văn hóa trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.
4. Tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết và biểu dương, khen thưởng