Loading


Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES)

Số hiệu Khongso
Ngày ban hành 01/03/1973
Ngày có hiệu lực
Loại văn bản Điều ước quốc tế
Cơ quan ban hành ***
Người ký ***
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ

VỀ BUÔN BÁN CÁC LOẠI ĐỘNG, THỰC VẬT HOANG DÃ NGUY CẤP (CITES)
KÝ TẠI WASHINGTON D.C NGÀY 01 THÁNG 3-1973

Nhận thức được rằng những loài động vật và thực vật hoang dã với vẻ đẹp phong phú và đa dạng của chúng là một phần không thể thay thế của những hệ sinh thái tự nhiên của Trái đất, chúng phải được bảo vệ cho thế hệ hôm nay và những thế hệ mai sau.

Ý thức được giá trị to lớn của động và thực vật hoang dã về mặt thẩm mỹ, khoa học, văn hoá, giải trí và kinh tế.

Nhận thức được rằng các dân tộc và các Chính phủ phải là những người bảo vệ tốt nhất hệ động, thực vật cần thiết khỏi hiện tượng khai thác quá mức thông qua buôn bán quốc tế.

Ý thức được rằng phải có những biện pháp thích hợp cho các mục tiêu trên là cấp bách, các nhà nước thành viên đi đến nhất trí như sau:

Điều1. Định nghĩa

Những định nghĩa sau đây chỉ phù hợp với phạm vi của Công ước:

a. " Loài " có nghĩa là bất kỳ loài nào, các loài phụ hoặc các chủng quần địa lý của các loài và loài phụ đó.

b. " Vật mẫu " có nghĩa:

i. Bất ký một thực vật hay động vật nào dù sống hay chết.

ii. Trong trường hợp của một động vật là những loài thuộc phụ lục I và II, bộ phận được chế biến cho nhận biết, hoặc chế phẩm của chúng được ghi trong phụ lục III có liên quan đến các loài đã nêu và

iii. Trong trường hợp của I thực vật: là những loài buộc phụ lục I, bất kỳ những bộ phận đã được chế biến về nhận biết hoặc chế phẩm của chúng và là những loài thuộc phụ lục II và III, bất kỳ những bộ phận đã được chế biến dễ nhận biết hoặc chế phẩm của chúng được ghi trong phụ lục II và III có liên quan đến những loài đã nêu.

c. " Buôn bán " nghĩa là xuất khẩu, tái xuất khẩu, nhập khẩu và nhập nội từ biển.

d. " Tái xuất khẩu " có nghĩa là xuất khẩu bất kỳ một mẫu vật nào mà chúng đã được nhập khẩu trước đó.

e. " Nhập nội từ biển " nghĩa là vận chuyển đến một quốc gia những mẫu vật của bất kỳ loài nào mà chúng được khai thác từ môi trường biển không thuộc quyền quản lý của bất kỳ nước nào.

g. " Thẩm quyền khoa học " nghĩa là một cơ quan khoa học Nhà nước được chỉ định theo Điều IX của Công ước.

h. " Thẩm quyền quản lý " là một cơ quan quản lý Nhà nước được chỉ định theo Điều IX của Công ước.

i. " Thành viên " nghĩa là một quốc gia mà bản Công ước đã có hiệu lực.

Điều II. Những nguyên tắc cơ bản

1. Phụ lục I bao gồm những loài bị đe doạ tuyệt diệt do hoặc có thể do buôn bán. Việc buôn mẫu vật của những loài này phải tuân theo những quy chế nghiêm ngặt để không tiếp tục đe doạ sự tồn tại của chúng và chỉ có thể thực hiện được trong những trường hợp ngoại lệ.

2. Phụ lục II bao gồm:

a. Tất cả những loài mặc dù hiện chưa bị đe doạ tuyệt diệt nhưng có thể dẫn đến đó nếu việc buôn bán những mẫu vật của những loài đó không tuân theo những quy chế nghiêm ngặt nhằm tránh việc sử dụng không phù hợp với sự tồn tại của chúng, và

b. Những loài khác cũng phải tuân theo quy chế để cho việc buôn bán mẫu vật của một số loài có liên quan đến mục (a) có thể phải được kiểm soát hữu hiệu.

3. Phụ lục III bao gồm tất cả các loài mà mỗi nước thành viên quy định theo luật pháp của họ nhằm ngăn chặn hoặc hạn chế việc khai thác và cần thiết phải có sự hợp tác với các nước thành viên khác để kiểm soát việc buôn bán.

4. Những nước thành viên không cho phép buôn bán mẫu vật của những loài thuộc phụ lục I, II, III không phù hợp với những điều khoản của Công ước này.

Điều III. Quy chế về buôn bán mẫu vật của những loại thuộc phụ lục I

1. Tất cả các hoạt động buôn bán mẫu vật của những loài thuộc phụ lục I phải phù hợp với những điều khoản của Điều III.

2. Việc xuất khẩu bấy kỹ mẫu vật của một loài thuộc phụ lục I đòi hỏi phải được cho phép trước và phải xuất trình 1 giấy pháp xuất khẩu. Một giấy phép xuất khẩu chỉ có thể được cấp khi thoả mãn được những yêu cầu sau:

a. Cơ quan thẩm quyền khoa học của nước xuất khẩu đã được xác nhận rằng việc xuất khẩu này không đe doạ sự tồn tại của loài đó.

[...]
2