Loading


Công văn 10646/BKHĐT-KTCNDV năm 2023 lấy ý kiến đối với hồ sơ đề xuất thông qua Khuôn khổ tạo thuận lợi dịch vụ ASEAN (ASFF) do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành

Số hiệu 10646/BKHĐT-KTCNDV
Ngày ban hành 18/12/2023
Ngày có hiệu lực 18/12/2023
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Người ký Đỗ Thành Trung
Lĩnh vực Thương mại

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10646/BKHĐT-KTCNDV
V/v lấy ý kiến đối với hồ sơ đề xuất thông qua Khuôn khổ tạo thuận lợi dịch vụ ASEAN (ASFF)

Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2023

 

Kính gửi:

- Các Bộ: Ngoại giao; Tư pháp; Công Thương; Công an (Cục An ninh kinh tế); Giao thông vận tải; Giáo dục và Đào tạo; Khoa học và Công nghệ; Lao động - Thương binh và Xã hội; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tài chính; Tài nguyên và Môi trường; Thông tin và Truyền thông; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Xây dựng; Y tế;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Nhằm thúc đẩy tiến trình hội nhập dịch vụ trong ASEAN và cải thiện khả năng cạnh tranh của các ngành dịch vụ, cũng như góp phần thực thi các nghĩa vụ quy định tại Hiệp định thương mại dịch vụ ASEAN, Hiệp định ASEAN về di chuyển thể nhân, Khuôn khổ tạo thuận lợi dịch vụ trong ASEAN (ASEAN Services Facilitation Framework - ASFF) đã được Ủy ban điều phối dịch vụ ASEAN (CCS) triển khai xây dựng và hoàn thiện trong năm 2023.

Với vai trò là cơ quan đầu mối của Việt Nam trong CCS, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp cùng các cơ quan liên quan tham gia các phiên họp thường niên, phiên họp đặc biệt đ thảo luận các nội dung của dự thảo ASFF và phiên họp rà soát pháp lý đ hoàn thiện lời văn của ASFF. Thời điểm thông qua ASFF dự kiến tại Hội nghị Bộ trưởng kinh tế hẹp ASEAN lần thứ 30 tổ chức từ ngày 07-08/3/2024 tại Luông Pra-bang, Lào.

Đ có cơ sở pháp lý thông qua ASFF, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện trình tự, thủ tục theo quy định tại Chương II Luật Thỏa thuận quốc tế năm 2020.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi kèm công văn này các tài liệu: i) Dự thảo văn bản trình Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt nội dung ASFF; ii) Khuôn khổ tạo thuận lợi dịch vụ ASEAN (bản tiếng Anh); iii) bản dịch tiếng Việt của ASFF; iv) Tổng hợp, giải trình ý kiến của các Bộ, ngành đối với các nội dung của dự thảo ASFF.

Văn bản góp ý của Quý Cơ quan đề nghị gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 30/12/2023 để tổng hợp, đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt ASFF. Sau thời hạn này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư không nhận được ý kiến của Quý Cơ quan xin được hiểu là nhất trí hoàn toàn với hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ.

(Thông tin tiên hệ: đ/c Bùi Hồng Vinh, điện thoại: 0902166085; email: bhvinh@mpi.gov.vn)

Trân trọng cảm ơn sự phối hợp của Quý Cơ quan./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Văn phòng Chính phủ (để biết);
- Các đơn vị: ĐTNN, KTĐN, PC (để có ý kiến);
- Lưu VT, KTCNDV.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Đỗ Thành Trung

 

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:   /BKHĐT-KTCNDV
V/v phê duyệt Khuôn khổ tạo thuận lợi dịch vụ trong ASEAN (ASFF)

Hà Nội, ngày   tháng   năm 2023

 

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

Trong khuôn khổ chương trình công tác của Ủy ban điều phối dịch vụ ASEAN (CCS) năm 2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cùng đại diện các nước ASEAN xây dựng và hoàn thiện Khuôn khổ tạo thuận lợi dịch vụ ASEAN (ASEAN Services Facilitation Framework - ASFF).

Căn cứ quy định tại Chương II Luật Thỏa thuận quốc tế số 70/2020/QH14 ngày 13 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xin báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt ASFF như sau:

1. Yêu cầu, mục đích của ASFF

Tầm quan trọng của các quy định trong nước trong việc tạo thuận lợi cho thương mại dịch vụ xuyên biên giới đã được nhìn nhận trong quá trình đàm phán Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS) của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Hiện đang có những nỗ lực đa phương nhằm cải thiện cơ chế thương mại dịch vụ, như tại các hiệp định thương mại tự do (FTA) của ASEAN với các đối tác hay trong Sáng kiến Tuyên bố chung của WTO về quy định trong nước mà một số quốc gia thành viên ASEAN tham gia. Tuy nhiên, trong chính phạm vi của ASEAN, chưa có cách tiếp cận toàn diện và/hoặc độc lập nào để tạo thuận lợi cho thương mại dịch vụ, ngoài việc chỉ điều chỉnh các quy định trong nước từ tác động của các FTA.

Tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) lần thứ 48 vào tháng 8 năm 2016, Kế hoạch hành động chiến lược về dịch vụ giai đoạn 2016-2025 đã được thông qua. Nhằm triển khai Kế hoạch hành động cũng như giải quyết bất cập nêu trên, nhiệm vụ “Thiết lập các nguyên tắc khả thi đối với các quy định trong nước để đảm bảo khả năng cạnh tranh của khu vực dịch vụ” đã được đề ra. Theo đó, tại các phiên họp của Ủy ban điều phối dịch vụ ASEAN (CCS), các nguyên tắc, thỏa thuận dịch vụ khả thi nhằm giải quyết các vấn đề mới đã được thảo luận và là một trong những nội dung ưu tiên hằng năm của CCS trong giai đoạn 2020-2023. CCS đã tiến hành xây dựng ý tưởng và triển khai thảo luận về ASFF và đặt ưu tiên hoàn thành lời văn của ASFF trong năm 2023.

Khuôn khổ tạo thuận lợi dịch vụ trong ASEAN được xác định như một bộ nguyên tắc chung và kế hoạch hành động nhằm thúc đẩy tiến trình hội nhập dịch vụ trong ASEAN và cải thiện khả năng cạnh tranh của các ngành dịch vụ, cũng như góp phần thực thi các nghĩa vụ quy định tại Hiệp định thương mại dịch vụ ASEAN (ATISA), Hiệp định ASEAN về di chuyển thể nhân (MNP), Sáng kiến Tuyên bố chung của WTO về quy định trong nước đối với lĩnh vực dịch vụ, cũng như phù hợp với sự phát triển và thực tiễn hoạt động của khu vực trong những năm gần đây.

Mục tiêu của ASFF: (i) cải thiện chính sách và quy định hiện hành của các quốc gia trong khu vực ASEAN thông qua việc hình thành môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch cho thương mại và đầu tư; (ii) tăng cường lợi ích hiện có từ các cam kết mở cửa thị trường từ tiến trình hội nhập dịch vụ trong khu vực.

Sau khi được thông qua, ASFF sẽ không có tính chất ràng buộc về pháp lý giữa các nước thành viên ASEAN. Mỗi quốc gia thành viên sẽ nỗ lực duy trì và thực hiện các nguyên tắc của ASFF trong phạm vi có thể thực hiện được và phù hợp với luật pháp, quy định trong nước cũng như tương ứng các nghĩa vụ quốc tế của mình.

Quá trình xây dựng ASFF:

Với mục tiêu nêu trên, tại CCS 100 (diễn ra trực tuyến từ ngày 07-09/3/2022), CCS yêu cầu Ban thư ký ASEAN xây dựng và đệ trình tài liệu về sự thích ứng của Khung tạo thuận lợi đầu tư ASEAN (AIFF) với ASFF. Để cung cấp thông tin cho Ban thư ký ASEAN, CCS đề nghị các quốc gia thành viên nghiên cứu, đề xuất các vấn đề có tính khả thi để đưa vào ASFF.

Tại CCS 101 (diễn ra trực tuyến từ ngày 25-27/4/2022), CCS đã thảo luận về một số nội dung có thể có trong ASFF, bao gồm: Tăng cường hơn nữa các cam kết của ATISA trong các quy định trong nước dựa trên các cam kết theo RCEP và một số FTA cũng như Sáng kiến chung của WTO về Quy định trong nước về dịch vụ được ký kết gần đây; Giải quyết các vấn đề mới và mới nổi như số hóa và nền kinh tế tuần hoàn hoặc phát triển bền vững; Đưa ra lộ trình hoặc danh sách các hoạt động hỗ trợ cần thực hiện được thực hiện trong tương lai, trong đó có việc phát triển cổng thông tin về các cam kết của các quốc gia ASEAN trong các FTA khác nhau.

Tại CCS 102 (diễn ra tại Phi-líp-pin từ ngày 28-30/9/2022), CCS đã thảo luận về dự thảo ASFF ban đầu do Ban Thư ký ASEAN đề xuất. Các nước thành viên đã bày tỏ quan điểm đối với bản dự thảo như cần tập trung vào hợp tác trong khu vực, tăng tính kết nối, tăng cường hơn nữa hiệu quả của hội nhập dịch vụ, giải quyết các vấn đề liên quan đến dịch vụ, ảnh hưởng của ASFF tới cam kết trong ATISA.

Trong năm 2023, CCS đã tổ chức các cuộc họp để tiếp tục thảo luận và hoàn thiện Dự thảo chi tiết của ASFF (02 phiên họp thường niên: CCS 103 từ 28/02-02/3 tại Thái Lan; CCS 104 từ 15-19 tháng 5 tại In-đô-nê-xi-a; và 03 phiên họp đặc biệt: CCS đặc biệt lần 1 theo hình thức trực tuyến: từ 03-05/4; CCS đặc biệt lần 2 từ 05-07/7 tại Xinh-ga-po; CCS đặc biệt lần 3 từ 07-09/8 tại Lào). Phiên họp rà soát pháp lý đối với ASFF đã diễn ra trực tuyến vào ngày 16/10/2023 với sự thống nhất cao giữa các nước thành viên ASEAN đối với phần lời văn của ASFF.

2. Nội dung chính của ASFF

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ