Loading


Công văn 10966/BTC-NSNN năm 2018 về đánh giá, hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý ngân sách nhà nước và nội dung khác liên quan đến quản lý ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 10966/BTC-NSNN
Ngày ban hành 10/09/2018
Ngày có hiệu lực 10/09/2018
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Tài chính nhà nước

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10966/BTC-NSNN
V/v đánh giá, hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý NSNN và các nội dung khác liên quan đến quản lý NSNN

Hà Nội, ngày 10 tháng 09 năm 2018

 

Kính gửi:

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, Cơ quan trực thuộc Chính phủ;
- Ban kinh tế Trung ương;
- Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội;
- Ủy ban kinh tế của Quốc hội;
- Kiểm toán nhà nước;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững; thực hiện phân công tại điểm 2c Mục V phần phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết 51/NQ-CP ngày 19/6/2017 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TW của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 25/2016/QH14 ngày 09/11/2016 của Quốc hội về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016 - 2020, Nghị quyết số 54/2017/QH14 ngày 24/11/2017 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh và được phép của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 2270/VPCP-KTTH ngày 09/8/2018 của Văn phòng Chính phủ về đánh giá phân cấp quản lý ngân sách nhà nước; Bộ Tài chính đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở quy định hiện hành và từ thực tiễn trong tổ chức thực hiện quản lý ngân sách nhà nước tại cơ quan mình, đánh giá cơ chế phân cấp quản lý ngân sách nhà nước và các nội dung khác liên quan đến quản lý ngân sách nhà nước theo Đề cương gợi ý kèm theo văn bản này.

Ý kiến xin gửi về Bộ Tài chính trước ngày 25 tháng 9 năm 2018 để nghiên cứu tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Sở Tài chính các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Các đơn vị trong Bộ: TCT, TCHQ, KBNN; Cục TCDN; Cục QLCS; Cục QLN&TCĐN; Viện Chiến lược và CSTC; các Vụ: Đầu tư, HCSN, TCNH, CST, PC và Vụ I;
- Lưu VT; Vụ NSNN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Hoàng Anh Tuấn

 

ĐỀ CƯƠNG

GỢI Ý ĐÁNH GIÁ CƠ CHẾ PHÂN CẤP NSNN VÀ CÁC NỘI DUNG KHÁC VỀ QUẢN LÝ NSNN
(Kèm theo công văn số 10966/BTC-NSNN ngày 10/9/2018 của Bộ Tài chính)

I. Đánh giá cơ chế phân cấp quản lý ngân sách nhà nước (NSNN) hiện nay và đề xuất sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện cơ chế phân cấp NSNN và các nội dung khác về quản lý NSNN trong thời gian tới:

1. Đánh giá hệ thống ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để triển khai thực hiện phân cấp quản lý NSNN hiện nay (tập trung đánh giá về các văn bản Luật NSNN năm 2015, các văn bản do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và các cơ quan trung ương có thẩm quyền ban hành (tính kịp thời, tính thống nhất, tính toàn diện, hiệu lực, hiệu quả,...)); nêu rõ những kết quả đạt được, chưa đạt được.

2. Những văn bản quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách ở địa phương; tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các nguồn thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương đối với phần ngân sách địa phương được hưởng (từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) và các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách ở địa phương.

3. Đánh giá phân cấp thẩm quyền ban hành chính sách, chế độ thu, chi NSNN hiện nay (thẩm quyền ban hành chính sách thu; thẩm quyền ban hành chính sách, chế độ và định mức chi tiêu; thẩm quyền ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ NSNN; thẩm quyền về quyết định dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách,...).

4. Đánh giá phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương (NSTW) và ngân sách địa phương (NSĐP); phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách ở địa phương:

a) Đánh giá phân cấp nguồn thu giữa NSTW và NSĐP (đánh giá cụ thể từng nguồn thu phân cấp giữa NSTW và NSĐP; nhóm các khoản thu NSTW và NSĐP hưởng 100%, nhóm khoản thu NSĐP hưởng 100%; các khoản thu phân chia giữa NSTW với NSĐP).

b) Đánh giá phân cấp nhiệm vụ chi giữa NSTW và NSĐP (đánh giá cụ thể phân cấp nhiệm vụ chi cho từng lĩnh vực; có chồng chéo, trùng lắp trong phân cấp nhiệm vụ chi;...).

c) Đánh giá phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp chính quyền địa phương (việc quy định hiện nay giao cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách có phù hợp không? hay để đảm bảo thống nhất trong cả nước Luật NSNN cần quy định cụ thể nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách?;....).

5. Về thời kỳ ổn định ngân sách (đánh giá thời gian ổn định ngân sách có gì bất cập, khó khăn trong tổ chức quản lý ngân sách đối với các địa phương. Có nên thay đổi quy định thay đổi thời kỳ ổn định ngân sách, thay vào đó quy định tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu phân chia giữa NSTW với NSĐP ngay trong Luật để ổn định lâu dài và áp dụng cho tất cả các địa phương; tỷ lệ % phân chia các khoản thu phân chia có nên áp dụng cùng một tỷ lệ áp dụng cho tất cả các khoản thu phân chia hay áp dụng cho từng khoản thu; số bổ sung ổn định hay tính lại hàng năm;....).

6. Đánh giá việc thực hiện cơ chế hiện nay quan hệ giữa NSTW và NSĐP; quan hệ giữa ngân sách ngang cấp; quan hệ giữa các cấp ngân sách ở địa phương (tập trung đánh giá nguyên tắc xác định số bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu hiện nay; việc ngân sách cấp dưới hỗ trợ cho các cơ quan thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp trên đóng trên địa bàn; hỗ trợ các địa phương ngang cấp).

7. Đánh giá quy định việc vay nợ của chính quyền địa phương cấp tỉnh (có nên quy định như hiện nay tất cả các địa phương cấp tỉnh được phép vay, hay chỉ địa phương tự cân đối thu, chi mới được vay; quy định về mức giới hạn dư nợ; điều kiện, hình thức vay nợ;....).

8. Đánh giá các nội dung khác về quản lý NSNN, như:

- Nội dung liên quan quản lý sử dụng nguồn thu, nhiệm vụ chi đối với nguồn phí, lệ phí theo quy định của Luật NSNN năm 2015 và Luật phí và lệ phí. Cụ thể:

+ Toàn bộ khoản lệ phí nộp NSNN.

+ Toàn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện nộp NSNN theo quy định của pháp luật.

- Nội dung, phạm vi, thời gian trình và giao dự toán NSNN (chi tiết các chỉ tiêu trình, quyết định, giao dự toán chi ngân sách đến đơn vị sử dụng ngân sách? Dự án đầu tư?;...của Quốc hội (HĐND), của Thủ tướng Chính phủ (UBND), của Bộ Tài chính (Sở Tài chính), của các đơn vị dự toán cấp I. Hồ sơ, biểu mẫu trình Quốc hội, HĐND quyết định dự toán ngân sách và phê chuẩn quyết toán ngân sách.

- Phương thức cấp phát NSNN, kiểm soát chi của Kho bạc nhà nước.

- Quy trình duyệt, thẩm định, tổng hợp quyết toán ngân sách; công tác kiểm toán báo cáo quyết quyết toán ngân sách.

- Quan hệ cơ quan tài chính với các đơn vị dự toán ngân sách (xây dựng dự toán ngân sách, phân bổ dự toán ngân sách, điều hành ngân sách, quyết toán ngân sách,..).

II. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung:

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ