Loading


Công văn 2188/BNN-KHCN báo cáo hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển sản phẩm chủ lực vùng đồng bằng sông Hồng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 2188/BNN-KHCN
Ngày ban hành 10/05/2012
Ngày có hiệu lực 10/05/2012
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Nguyễn Tấn Hinh
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2188/BNN-KHCN
V/v: báo cáo hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển sản phẩm chủ lực vùng đồng bằng sông Hồng

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2012

 

Kính gửi: Bộ Khoa học và Công nghệ

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận được công văn số 1120/BKHCN-CNN ngày 27 tháng 4 năm 2012 về việc báo cáo các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển sản phẩm chủ lực vùng đồng bằng sông Hồng, để phục vụ cho Hội nghị Vùng đồng bằng sông Hồng “Ứng dụng khoa học, công nghệ phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế của các sản phẩm chủ lực của địa phương” tại tỉnh Hà Nam, dự kiến ngày 18 tháng 5 năm 2012.

Bộ Nông nghiệp và PTNT gửi đến Quý Bộ báo cáo hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực của ngành nông nghiệp đối với phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế của các sản phẩm chủ lực vùng đồng bằng sông Hồng (báo cáo đính kèm).

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Thứ trưởng Bùi Bá Bổng (để b/c);
- Lưu: VT, KHCN.

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Nguyễn Tấn Hinh

 

BÁO CÁO

HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC SẢN PHẨM CHỦ LỰC VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
(Báo cáo tại Hội nghị “Ứng dụng KHCN phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế của các sản phẩm chủ lực của địa phương” tổ chức tại tỉnh Hà Nam, 18/5/2012)
(Kèm theo công văn số 2188/BNN-KHCN ngày 10 tháng 5 năm 2012)

1. Mở đầu

1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của và sản phẩm nông nghiệp chủ lực vùng ĐBSH

Vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) thuộc các tỉnh phía Bắc có 10 tỉnh: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình. Tổng diện tích tự nhiên khoảng 15.000 km2, chiếm 4,5% diện tích cả nước; diện tích đất nông nghiệp khoảng 760.000ha, trong đó 70% là đất phù sa màu mỡ. Dân số là 19,58 triệu người (thời điểm tháng 4/2009), chiếm 22,8% dân số cả nước, mật độ bình quân có 1305 người/km2.

Nông nghiệp có vị trí hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội của các tỉnh phía Bắc và đối với cả nước, như: cung cấp lương thực thực phẩm, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản. Trong giai đoạn 2006 – 2010, sản xuất nông nghiệp của vùng ĐBSH đã đạt được nhiều kết quả và thành tựu trong các lĩnh vực. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2006 là 26.008 tỷ đồng đến năm 2010 là 29.865 tỷ đồng (tăng 14,79%). Về trồng trọt, năng suất một số cây trồng chính như: lúa tăng 3,1%, ngô tăng 12,4%, khoai lang 2,8%, đậu tương 10,5%. Về chăn nuôi, số lượng gia súc năm 2001 giảm khoảng 4,1% so với năm 2006, nhưng số lượng lợn thịt tăng 4,4%, số lượng các loại gia cầm tăng 25,1%, trong đó số lượng gà tăng 29,7%. Về thủy sản, sản lượng nuôi tôm tăng 16,4%, đặc biệt sản lượng cá tăng đến 78,4%. Bên cạnh tăng về năng suất và sản lượng, thì quy mô phát triển ngành nông nghiệp của Vùng ĐBSH cũng ngày càng lớn mạnh.

Các sản phẩm chủ lực của vùng ĐBSH bao gồm: (1) Về trồng trọt: lúa, ngô, đậu đỗ (lạc, đậu tương), rau (cà chua, dưa chuột, rau ăn lá), khoai tây, hoa, cây ăn quả (nhãn, vải), nấm; (2) Về chăn nuôi: lợn, gia cầm (gà, vịt, ngan), gia súc (bò, trâu, dê); (3) Về thủy sản: cá rô phi đơn tính, cá truyền thống (cá chép, cá trắm, cá trôi, cá mè), tôm nước lợ (tôm sú, tôm thẻ chân trắng), cá biển (cá giò, cá hồng Mỹ, cá song), nhuyễn thể (ngao, hàu).

1.2. Tiềm năng, thuận lợi, khó khăn và thách thức đối với việc phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực vùng ĐBSH

1.2.1. Tiềm năng và thuận lợi

a) Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Khu vực Đồng bằng sông Hồng nằm trong các tỉnh phía Bắc có vị trí rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế giữa các vùng trong cả nước. Vùng ĐBSH có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên để phát triển một nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa, chất lượng và giá trị kinh tế cao. Vùng ĐBSH có sản phẩm tích tụ phù sa của hai hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, do vậy đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, có lợi thế để thâm canh cây trồng đạt năng suất cao và chất lượng tốt. Điều kiện thời tiết bốn mùa, có mùa đông lạnh thích hợp cho việc phát triển một số cây rau, quả có nguồn gốc ôn đới, á nhiệt đới.

b) Về các loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản có giá trị

Lúa là cây trồng chính và là cây trồng truyền thống của vùng ĐBSH, một số giống lúa đặc sản nổi tiếng của vùng như lúa Tám thơm, Nếp cái hoa vàng đã trở thành thương hiệu tại một số địa phương. Ngô cũng là cây trồng quan trọng, được phát triển trong vụ xuân và vụ đông ở nhiều địa phương. Một số loại cây trồng truyền thống có giá trị khác, như: cây đậu đỗ (đậu tương, lạc), cây có củ (khoai tây, khoai lang), cây rau (cà chua, dưa chuột, dưa hấu, rau ăn lá), cây ăn quả (vải thiều, nhãn lồng, cam, bưởi), hoa, nấm các loại ngày càng được phát triển.

Vùng ĐBSH có tiềm năng phát triển chăn nuôi hàng hóa theo hướng tập trung, chủ yếu là lợn, gia cầm (gà, vịt, ngan), gia súc (bò, trâu, dê).

Vùng ĐBSH cũng có lợi thế để phát triển một số loài thủy sản, như: thủy sản nước ngọt (cá rô phi đơn tính, cá chép, cá trắm, cá trôi, cá mè), thủy sản nước lợ (tôm sú, tôm thẻ chân trắng), thủy sản nước mặn (cá giò, cá hồng Mỹ, cá song, ngao, hàu…).

c) Về hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Vùng ĐBSH có lợi thế vượt trội về hệ thống sơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống các công trình thủy lợi khá hoàn chỉnh, hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy và hàng không rất thuận lợi cho giao lưu hàng hóa.

d) Về khoa học công nghệ

ĐBSH là nơi tập trung phần lớn các viện nghiên cứu và các trường đại học thuộc lĩnh vực nông nghiệp và PTNT; lực lượng cán bộ làm công tác khoa học và giảng dạy tập trung cao hơn các vùng khác. Nhiều đơn vị nghiên cứu triển khai về nông nghiệp trong Vùng đều được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị khá đầy đủ đáp ứng yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu.

1.2.2. Khó khăn và thách thức

a) Về điều kiện tự nhiên

Bình quân ruộng đất ở các tỉnh vùng ĐBSH rất thấp, manh mún, chia thành nhiều ô, thửa, hạn chế khả năng tổ chức sản xuất hàng hóa với quy mô lớn theo hướng công nghiệp hóa.

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ