Loading


Công văn 2510/BHXH-TCKT năm 2019 hướng dẫn bổ sung nội dung thực hiện Chế độ kế toán do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành

Số hiệu 2510/BHXH-TCKT
Ngày ban hành 12/07/2019
Ngày có hiệu lực 12/07/2019
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Người ký Nguyễn Đình Khương
Lĩnh vực Bảo hiểm,Kế toán - Kiểm toán

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2510/BHXH-TCKT
V/v hướng dẫn bổ sung một số nội dung thực hiện Chế độ kế toán

Hà Nội, ngày 12 tháng 7 năm 2019

 

Kính gửi:

- Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Các Ban Quản lý dự án trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Thực hiện Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp và Thông tư số 102/2018/TT-BTC ngày 14/11/2018 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ kế toán bảo hiểm xã hội (BHXH), Quyết định số 166/QĐ-BHXH ngày 31/1/2019 ban hành Quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, BHXH Việt Nam hướng dẫn bổ sung BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là BHXH tỉnh),Văn phòng BHXH Việt Nam, các đơn vị sự nghiệp, các Ban Quản lý dự án trực thuộc BHXH Việt Nam (gọi chung là đơn vị trực thuộc) một số nội dung như sau:

I. Về hạch toán kế toán nguồn chi phí quản lý BHXH, BHTN, bảo hiểm y tế (BHYT).

1. Nguyên tắc

- Nguồn chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN được sử dụng bao gồm: Cấp trên cấp; Lãi tiền gửi không kỳ hạn phát sinh trên tài khoản “Tiền gửi chi phí quản lý”; Các khoản thu hợp pháp khác.

- BHXH tỉnh, các đơn vị trực thuộc phải hạch toán, kết chuyển đầy đủ, kịp thời nguồn chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN vào Tài khoản (TK) 337 - Tạm thu, TK 511- Thu hoạt động do NSNN cấp và toàn bộ chi phí quản lý vào TK 611- Chi phí hoạt động. Cuối năm thực hiện xác định kết quả hoạt động (kết chuyển doanh thu, chi phí quản lý).

- Cuối năm TK 337 dư Có là kinh phí chưa sử dụng chuyển năm sau tiếp tục sử dụng.

- BHXH cấp huyện không sử dụng TK 511 và TK 611 mà hạch toán nguồn và chi phí quản lý vào TK 337 - Tạm thu.

2. Hạch toán kế toán

2.1. Tại BHXH Việt Nam

- Hạch toán kết quả hoạt động tại BHXH Việt Nam theo quy định tại Điểm 5.1 Mục 5 Phụ lục số 05 “Hướng dẫn bổ sung một số nghiệp vụ kinh tế ban hành kèm theo Thông tư số 102/2018/TT-BTC”.

- Sau khi hạch toán kết quả hoạt động có thặng dư, thực hiện trích nguồn chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN tại BHXH Việt Nam, ghi:

Nợ TK 421 - Thặng dư (thâm hụt) lũy kế

Có TK 346 - Kinh phí cấp cho cấp dưới (3461)

- Khi cấp kinh phí chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN cho BHXH tỉnh, các đơn vị trực thuộc, ghi:

Nợ TK 346 - Kinh phí cấp cho cấp dưới (3461)

Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc.

- Trường hợp cấp bằng các loại nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, tài sản cố định, ghi:

Nợ TK 346 - Kinh phí cấp cho cấp dưới (3461)

Có các TK 152, 153, 211.

- Hạch toán các khoản phải thu kinh phí chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN còn dư không sử dụng, số phải thu hồi kinh phí khác tại BHXH tỉnh, các đơn vị trực thuộc, ghi:

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388)

Có TK 346 - Kinh phí cấp cho cấp dưới (3461)

- Khi nhận được tiền đơn vị cấp dưới nộp lên số phải thu kinh phí chi quản lý BHXH, BHYT, BHTN còn dư không sử dụng, số phải thu hồi kinh phí khác, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc.

Có TK 138 - Phải thu khác (1388)

2.2. Tại BHXH tỉnh, các đơn vị trực thuộc

- Khi nhận được kinh phí chi quản lý BHXH, BHYT, BHTN do BHXH Việt Nam cấp, ghi:

[...]
4