Loading


Công văn 2884/BNN-VPĐP năm 2023 về rà soát, bổ sung đề xuất mô hình thí điểm thuộc Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 2884/BNN-VPĐP
Ngày ban hành 11/05/2023
Ngày có hiệu lực 11/05/2023
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Trần Thanh Nam
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường,Thể thao - Y tế

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2884/BNN-VPĐP
V/v rà soát, bổ sung đề xuất mô hình thí điểm thuộc Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025

Hà Nội, ngày 11 tháng 5 năm 2023

 

Kính gửi:………………………………………………………

Ngày 08/12/2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Văn bản số 8287/BNN-VPĐP gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh về việc đề xuất xây dựng mô hình thí điểm thuộc Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 (Chương trình 925). Theo đó, đến nay, Bộ đã nhận được đề xuất bằng văn bản của 46/47 tỉnh (riêng tỉnh Lâm Đồng chưa có văn bản đề xuất).

Sau khi nghiên cứu, rà soát để phê duyệt danh mục mô hình thí điểm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận thấy, đề xuất của một số tỉnh chưa phù hợp với yêu cầu tại Văn bản số 8287/BNN-VPĐP; chưa làm rõ sự cần thiết phải hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Trung ương; chưa rõ về mục đích, quy mô của mô hình; chưa bám sát mục tiêu, nội dung của Chương trình 925.

Vì vậy, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tại Phụ lục I gửi kèm theo), nội dung của Chương trình 925, các tiêu chí lựa chọn mô hình thí điểm (tại Phụ lục II gửi kèm theo) và các hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tiến hành rà soát và hoàn thiện lại đề xuất, gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm căn cứ phê duyệt danh mục mô hình thí điểm, làm cơ sở để các tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện mô hình.

Văn bản đề xuất của Ủy ban nhân dân tỉnh, đề nghị gửi về Bộ Nông nghiệp và PTNT (qua Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, địa chỉ: Nhà B9, số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội) trước ngày 30/5/2023 để tổng hợp./.

(Mọi chi tiết, xin liên hệ đ/c Nguyễn Thị Thanh Hương, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, điện thoại: 096.216.2216).

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng;
- Sở NN&PTNT, VPĐP NTM các tỉnh (như kính gửi);
- Lưu: VT, VPĐP.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Thanh Nam

 

PHỤ LỤC I

DANH MỤC MÔ HÌNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 925 GỬI LẠI ĐỊA PHƯƠNG ĐỂ RÀ SOÁT VÀ HOÀN THIỆN
(Kèm theo Công văn số 2884/BNN-VPĐP ngày 11/05/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

Tỉnh

Tên mô hình

Địa điểm thực hiện mô hình

Thời gian thực hiện

Nội dung thực hiện mô hình

Điểm mới của mô hình

Ý kiến sơ bộ các đơn vị liên quan

 

NHÓM MÔ HÌNH VỀ CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN

1

Hà Giang

(CV số 365/UBND-KTTH ngày 16/2/2023)

Nghiên cứu mở rộng phạm vi ứng dụng giải pháp công nghệ cấp nước sạch bằng bơm Thủy luân.

Thôn Xuân Hòa, Xã Tân Quang, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

2023- 2025

- Thu thập số liệu các trạm bơm thủy luân ở các tỉnh phía Bắc

- Khảo sát, thu thập số liệu về các vùng khan hiếm nước có thể xây dựng trạm bơm thủy luân mới ở các tỉnh phía Bắc

- Tính toán, thiết kế mô hình trạm bơm cột nước cao: Thiết kế mô hình công trình trạm; thiết kế tổ máy bơm thủy luân bơm cao 50m, cấp nước sạch cho 200 - 300 hộ dân; thiết kế hệ thống đường ống bơm và bể chứa tập trung; Hệ thống lọc nước sạch.

- Kiến nghị các giải pháp nhân rộng mô hình.

Hiệu quả ứng dụng công nghệ Bơm Thủy luân là rất thiết thực, góp phần phát triển KT-XH và bảo vệ môi trường... Tuy nhiên do những chính sách thắt chặt đầu tư công nên việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ Bơm thủy luân trong những năm gần đây không được mở rộng. Việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ Bơm thủy luân như một giải pháp cấp nước cho các vùng miền núi là cần thiết góp phần thiết thực vào chương trình xây dựng Nông thôn mới và bảo vệ môi trường.

Mô hình mang tíh nghiên cứu, thiết kế mà chưa triển khai thực tế là không phù hợp.

2

Lào Cai

(Công văn số 6012/UBND 0NL ngày 19/12/2022)

Nâng cấp công trình cấp nước sinh hoạt 2 bản Nặm Cằm - Nà Đình xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên

xã Nghĩa Đô huyện Bảo Yên

2023- 2025

+ Đầu tư, nâng cấp công trình theo phương án thay thế dây truyền công nghệ xử lý nước hiện tại đê đảm bảo nước sau xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật QCVN 1- 1:2018/BYT, đồng thời nâng cấp, hiện đại hóa một số công trình, hạng mục công trình trên tuyến.

+ Đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật đáp ứng yêu cầu về quản lý, vận hành, khai thác công trình sau đầu tư.

Công nghệ lọc AquazurV sử dụng đan lọc 2 tầng HPDE và hệ thống điều khiển tự động hóa chưa được áp dụng trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Ngân sách Trung ương (vốn sự nghiệp) không hỗ trợ để nâng cấp, sửa chữa công trình đã có

3

Yên Bái

(Công văn số 4742/UBND-NLN ngày 30/12/2022)

Cấp nước sạch nông thôn đạt chuẩn gắn với xây dựng nông thôn mới tại xã Đông An, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

xã Đông An, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

2023- 2025

- Thiết kế, bổ sung thiết bị lọc nước đảm bảo khi qua xử lý sẽ cung cấp nước sạch hợp chuẩn cho 1.029 hộ dân thuộc công trình của xã Đông An.

- Tổ chức tập huấn quản lý, vận hành; Chuyển giao công nghệ; Quản lý tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước nông thôn cho đơn vị quản lý.

- Tổ chức giám sát, đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm nhân rộng mô hình.

- Giải pháp công nghệ xử lý nước cần đáp ứng được các tiêu chí như: Chi phí thấp, vật liệu dễ tìm kiếm và thay thế, vận hành đơn giản phù hợp với người dân nông thôn, đảm bảo nước cấp đạt chuẩn.

- Về thiết kế, tận dụng các hệ thống công trình đã có sẵn, dẫn nước tự chảy qua hệ thống về bể lọc thô; hệ thống bể lắng.

- Về công nghệ, xử lý về độ đục bằng phèn hoặc vật liệu nổi (lọc áp lực). Nước sau khi đã được lắng cặn cần thông qua hệ thống lọc nhanh để loại bỏ toàn bộ các tạp chất lơ lửng để đưa vào bể chứa. Vật liệu lọc thông dụng nhất là cát thạch anh hoặc than hoạt tính; khử khuẩn, khử trùng nước bằng clo.

Chưa rõ tính mới về công nghệ

4

Hà Tĩnh

(Công văn số 4925/STNMT-NT ngày 29/12/2022)

Mô hình nước sạch Xuân Hồng

Thôn 1,2,xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân

2023- 2025

Xây dựng trạm xử lý nước ngầm; xây dựng tuyến ống phân phối, hệ thống các đường ống dẫn nước từ các đường ống truyền tải vào các ngõ xóm và 250 hộ gia đình tại thôn 1,2, xã Xuân Hồng

Mô hình góp phần cải thiện đời sống sinh hoạt cho người dân đặc biệt giảm tỷ lệ người mắc các loại bệnh do ảnh hưởng từ việc sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh.

Chưa rõ công nghệ thực hiện để đảm bảo đáp ứng yêu cầu mô hình chỉ đạo điểm

5

Bình Định

(Công văn số 3476/SNN-NTM ngày 12/12/2022)

Nâng cấp mở rộng công trình cấp nước sinh hoạt huyện Vân Canh

Thị trấn Vân Canh và các xã Canh Thuận, Canh Hiệp, Canh Hiển, huyện Vân Canh

2023- 2024

+ Đầu tư xây dựng công trình khai thác nước thô trên sông Hà Thanh, bổ sung nguồn nước cho nhà máy khi nguồn nước Suối Phướng bị suy giảm vào mùa nắng (đặc biệt là tháng 7, tháng 8 và tháng 9).

+ Đầu tư xây dựng mới hệ thống đường ống hoàn chỉnh, có đồng hồ đưa nước đến từng hộ gia đình, có thiết bị kiểm soát áp lực, kiểm soát thất thoát nhằm giảm thất thoát nước trên đường ống đến mức thấp nhất.

+ Đầu tư bổ sung bể lắng, bể chứa; thay thế thay thế, sửa chữa các phụ kiện, thiết bị,... bị hư hỏng hiện của khu xử lý nước hiện tại.

Việc đề xuất mô hình Nâng cấp mở rộng công trình cấp nước sinh hoạt huyện Vân Canh nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, phát huy hết tiềm năng của công trình, tạo thuận lợi cho người dân được sử dụng nguồn nước sạch đạt quy chuẩn.

Ngân sách Trung ương (vốn sự nghiệp) không hỗ trợ để nâng cấp, sửa chữa công trình đã có

6

Gia Lai

(Công văn số 3014/UBND-NL ngày 22/12/2022)

Mô hình công trình khoan giếng cấp nước sạch tập trung

Thôn Ia Ptau, xã Ia Sol; thôn Sô Ma Rơng xã Ia Peng; thôn Kte Nhỏ, xã Ia Yeng huyện Phú Thiện

2023

Đầu tư 03 giếng khoan, bể chứa nước, đài nước; 03 máy bơm chìm, hệ thống lọc nước công suất 5 m3/h; hệ thống đường ống chính và phụ; tủ điều khiển máy bơm 3P và các phụ kiện; Hệ thống điện…

Có sử dụng hệ thống lọc nước công suất, đảm bảo nguồn nước cung cấp cho người dân sử dụng

Xem xét lại công nghệ thực hiện để đảm bảo đáp ứng yêu cầu mô hình chỉ đạo điểm

7

Đắk Nông

(Báo cáo số 815/BC-UBND ngày 20/12/2022)

Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mở rộng công trình cấp nước tập trung xã Đắk R’la, huyện Đắk Mil

Xã Đắk R’la, huyện Đắk Mil

2023

+ Thay thế hệ thống ống cấp nước thô, máy bơm chìm hút nước thô, vật liệu lọc.

+ Sửa chữa, thay thế tuyến ống truyền tải, tuyến ống nhánh (đã được đưa vào sử dụng 14 năm).

+ Mở rộng mạng lưới cấp nước thêm cho khoảng 150 hộ dân (cấp nước mới).

+ Nâng cấp một số hạng mục phụ trợ như hố van, hố xả cạn, xả đáy…

Công trình được cải tạo nâng cấp sửa chữa từ nguồn vốn huy động từ đóng góp của người dân, hỗ trợ từ Trung ương, đối ứng của địa phương

Ngân sách Trung ương (vốn sự nghiệp) không hỗ trợ để nâng cấp, sửa chữa công trình đã có

8

Kiên Giang

(Công văn số 2483/UBND-KT ngày 29/12/2022)

Xây dựng mô hình cấp nước tập trung

Xã Vân Khánh Tây, huyện An Minh; xã Nam Du huyện Kiên Hải; xã Mỹ Thái, huyện Hòn Đất

2023- 2025

Đầu tư xây dựng trạm cấp nước tại xã Vân Khánh Tây

Đầu tư xây dựng trạm cấp nước xã Mỹ Thái, huyện Hòn Đất

Đầu tư xây dựng trạm cấp nước ấp Hòn Mấu, xã Nam Du, huyên Kiên Hải

Khoảng 700 hộ dân khu vực ven biển được cấp nước sạch từ công trình cấp nước tập trung; có thể nhân rộng mô hình tại các vùng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, vùng sâu, vùng xa, vùng bãi ngang ven biển vùng ĐBSCL

Rà soát nội dung mô hình cho phù hợp với Nguồn vốn hỗ trợ từ NSTW là nguồn sự nghiệp.

Rà soát để tránh trùng lắp với nguồn vốn khác (Xã Vân Khánh Tây)

9

Cà Mau

(Công văn số 4540/SNN-NS ngày 09/12/2022)

Mô hình cấp nước sạch nông thôn tỉnh Cà Mau

huyện U Minh và huyện Trần Văn Thời

2023

- Hỗ trợ đầu tư một số mô hình cấp nước sạch tại vùng đặc thù, vùng khan hiếm nước, khu vực khó khăn về nguồn nước: Công trình cấp nước quy mô 50m3/h;

- Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mở rộng công trình cấp nước sạch tập trung đã có: nâng cấp chất lượng nước cho trạm cấp nước xã khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời;

- Xây dựng và triển khai thí điểm một số mô hình thu, xử lý và trữ nước an toàn hộ gia đình: Mô hình trữ nước mưa giá thành thấp, dễ thực hiện phù hợp cho hộ dân sống phân tán.

- Đầu tư Nâng cấp, mở rộng tuyến ống cấp nước xã Khánh Lâm, huyện U Minh; 700 hộ dân được sử dụng nước sạch sinh hoạt;

- Nâng cấp công nghệ xử lý chất lượng nước công trình cấp nước xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời: 1.700 hộ dân sử dụng nước từ công trình cấp nước;

- Mô hình trữ nước mưa TĐH 7 - 15m3 (MH1); Mô hình thu trữ nước mưa bằng ao bạt 20m3 (MH2); Mô hình thu, trữ nước mưa bồn nhựa 2000l (MH3): 30 hộ dân được sử dụng nước sạch sinh hoạt;

Lựa chọn loại hình trữ nước quy mô hộ/cụm dân cư để xây dựng mô hình cho phù hợp với điều kiện của địa phương để nhân rộng.

II

NHÓM MÔ HÌNH VỀ THU HỒI, TÁI CHẾ, TÁI SỬ DỤNG CHẤT THẢI

10

Điện Biên

(Công văn số 4015/UBND-KTN ngày 07/12/2022)

Thu gom, phân loại, xử lý rác thành hữu cơ thành phân bón tại hộ gia đình, góp phần bảo vệ môi trường trong xây dựng NTM

Tỉnh Điện Biên (30 xã, mỗi xã 70 hộ)

2023- 2025

Hỗ trợ 70 hộ gia đình trên địa bàn mỗi xã; Rác thải được xử lý bằng chế phẩm EMIC và làm phân bón

Người dân sẽ được hưởng lợi từ việc sử dụng nguồn phân hữu cơ vi sinh, giảm lượng rác thải chôn lấp, giảm ô nhiễm môi trường

Tập trung địa bàn để làm thí điểm trước

11

Điện Biên

(Công văn số 4015/UBND-KTN ngày 07/12/2022)

Nhà máy xử lý rác thải xã Sính Phình, huyện Tủa Chùa

Xã Sính Phình, huyện Tủa Chùa

2023- 2025

Xây dựng nhà xưởng, bãi tập kết rác thải, lò đốt rác thải, hệ thống sàng phân loại, bể ủ phân vi sinh, hệ thống thu gom nước rỉ rác, hố chôn lấp tro xỉ, hệ thống cây xanh, đường giao thông và công trình phụ trợ

Áp dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường

Kinh phí hỗ trợ từ NSTW là nguồn SN

12

Lạng Sơn

(Công văn số 2770/SNN-KHTC ngày 21/12/2022)

Mô hình Tái chế chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp

Huyện Đình Lập

2023 - 2025

- Nội dung thực hiện: Xây dựng cơ sở hạ tầng và các hạng mục bổ trợ thực hiện mô hình Tái chế chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện Đình Lập.

- Quy mô xây dựng: khoảng 2ha, dự kiến trên địa bàn xã Đình Lập, huyện Đình Lập.

Tạo ra phân bón hữu cơ

Chưa rõ nội dung thực hiện

13

Phú Thọ

(Công văn số 2050/SNN-VPĐ) ngày 12/12/2022)

Mô hình thu gom phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải sinh hoạt tại hộ gia đình trên địa bàn Sơn Vi - huyện Lâm Thao.

Xã Sơn Vi - huyện Lâm Thao

2023- 2025

+ Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân.

+ Tổ chức hướng dẫn người dân cách nhận biết các loại chất thải, cách phân loại, xử lý tạm thời chất thải tại hộ gia đình trước khi được thu gom vận chuyển.

+ Tổ chức việc thu gom, vận chuyển chất thải từ hộ gia đình đến bãi tập kết, nơi xử lý theo quy định.

+ Nghiên cứu, áp dụng các biện pháp xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải phù hợp, giảm thiểu nguy cơ về ô nhiễm môi trường do việc chôn lấp rác không được phân loại ra, kéo dài thời gian sử dụng của bãi chôn lấp. Tận dụng được các thành phần có ích trong rác thải sinh hoạt thông qua tái chế, tái sử dụng.

Rác được phân loại ngay từ hộ gia đình; một phần rác hữu cơ được xử lý tại hộ gia đình tạo ra nguồn phân bón hữu cơ có thể tận dụng để bón cho cây; lượng rác thải vô cơ được phân loại có thể tái chế, tái sử dụng giúp làm giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường.

Chưa rõ điểm mới của mô hình

14

Hòa Bình

(Công văn số 83/VPĐP ngày 7/12/2022)

Mô hình Thu gom, xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, thu gom và xử lý rác thải rắn cho người dân nông thôn

Xã Mỵ Hòa, huyện Kim Bôi

2023

- UBND xã xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện

- UBND xã thành lập tổ thu gom rác thải tại các xóm. UBND xã hợp đồng với HTX dịch vụ môi trường vận chuyển đến bãi xử lý.

- Hỗ trợ mua mới 01 xe ép và vận chuyển rác chuyên dụng; Cấp cho các xã thùng đựng rác, xe tải; Xây dựng điểm thu gom rác thải thôn, xóm; Xây dựng điểm tập trung xử lý rác thải, lò đốt rác thải

Xây dựng điểm tập trung xử lý rác thải theo quy chuẩn và lò đốt rác thải theo công nghệ hiện đại, không ảnh hưởng đến môi trường

Chưa rõ điểm mới của mô hình

15

Thái Bình

(Công văn số 2673/SNNPTNT-VPĐP ngày 30/12/2022)

Thu hồi, tái sử dụng rác thải sinh hoạt và phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch thành phân bón vi sinh phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Bình

Xã An Ninh, huyện Tiền Hải

2013

- Nội dung thực hiện:

+ Tập huấn, tuyên truyền về thu gom, phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt, phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch;

+ Hướng dẫn kỹ năng nhận biết, phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn;

+ Hướng dẫn kỹ thuật ủ rác hữu cơ thành phân vi sinh tại hộ gia đình;

+ Hướng dẫn kỹ thuật xử lý phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch trên đồng, ruộng.

+ Đề xuất thực hiện mô hình biến rác thải tái chế thành nguồn quỹ ủng hộ cho các hoạt động vì cộng đồng.

- Quy mô xây dựng: 1.600 hộ gia đình xã An Ninh, Huyện Tiền Hải, Thái Bình.

- Sử dụng công nghệ ủ kín kết hợp với chế phẩm sinh học để xử lý rác thải hữu cơ trong sinh hoạt và xử lý phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch;

- Rác thải trong quá trình sinh hoạt của mỗi hộ gia đình đều được xử lý theo chu trình khép kín, mang lại hiệu quả cao.

- Phụ phẩm nông nghiệp được xử lý triệt để tại chỗ sau thu hoạch, biến thành phân bón vừa giúp cây trồng phát triển vừa cải tạo đất, giúp chấm dứt tình trạng gom đốt sau thu hoạch.

- Chi phí đầu tư thấp, dễ thực hiện, dễ nhân rộng, hiệu quả mang lại cao

Tập trung địa bàn để làm thí điểm trước

16

Thanh Hóa

(Công văn số 19360/UBND-NN ngày 27/12/2022)

Mô hình xử lý chất thải và phụ phẩm nông nghiệp

Xã Hoằng Đạo, huyện Hoằng Hóa

2023- 2024

- Mô hình xử lý chất thải và phụ phẩm nông nghiệp phục vụ cho sản xuất nông nghiệp có sử dụng chế phẩm sinh học.

- Mô hình chế biến phân hữu cơ từ chất thải chăn nuôi

- Tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật xử lý chất thải và phụ phẩm nông nghiệp cho nông dân và ứng dụng vào sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế.

- Nhân rộng các mô hình sản xuất sử dụng phế phẩm nông nghiệp ở các xã khác trên địa bàn huyện và trong tỉnh.

Mô hình được HTX Hoằng Đạo ứng dụng công nghệ trong chế biến rác thải, phụ phẩm NN thành phân bón hữu cơ đã được một số tỉnh trong cả nước áp dụng. Tuy nhiên, nguồn lực còn hạn chế, nên chưa thể mở rộng quy mô sản xuất

Đề xuất thực hiện

17

Hà Tĩnh

(Công văn số 4925/STNMT-NT ngày 29/12/2022)

Phân loại, thu gom, xử lý rác hữu cơ tại các chợ dân sinh trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên

Tại các chợ dân sinh trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên

2023- 2024

- Nội dung thực hiện: Phân loại rác thải và ủ phân compost từ rác thải hữu cơ.

- Quy mô xây dựng: mỗi chợ 1 mô hình/18 chợ.

- Phương án thực hiện cụ thể trong mô hình: hỗ trợ bằng kinh phí để thực hiện và hỗ trợ chế phẩm sinh học.

- Giải pháp thiết kế và công nghệ lựa chọn để thực hiện trong mô hình: Nhà ủ phân vi sinh.

- Các nội dung đề nghị hỗ trợ từ ngân sách Trung ương: hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà ủ phân vi sinh, hỗ trợ chế phẩm sinh học, kinh phí vận hành mô hình trong năm 2023 - 2024

Mô hình xử lý chất thải thực phẩm tạo ra phân hữu cơ

Các mô hình nhỏ nên không khả thi

18

Quảng Nam

(Công văn số 8344/UBND-KTN ngày 12/12/2022)

Mô hình xưởng thu gom và xử lý phụ phẩm nông nghiệp tại các vùng sản xuất tập trung trên địa bàn tỉnh.

Các huyện/thị xã/ thành phố trên địa bàn tỉnh

2023- 2025

- Xây dựng nhà xưởng bao gồm khu vực tập trung nguyên vật liệu, khu vực sơ chế và khu vực ủ phân.

- Trang bị máy móc, trang thiết bị liên quan phục vụ sản xuất phân hữu cơ vi sinh.

Tạo quy trình thực hiện đồng bộ ở các vùng sản xuất tập trung trên địa bàn tỉnh để nhân rộng

Nội dung thực hiện chỉ mới tập trung ở phần nhà xưởng

19

Quảng Nam (Công văn số 8344/UBND-KTN ngày 12/12/2022)

Mô hình thí điểm quản lý và xử lý rác thải dựa trên nguyên lý thu hồi, tái sử dụng bằng công nghệ sinh học, ứng dụng cho xây dựng nông thôn mới (triển khai thí điểm tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam; huyện phấn đấu đạt chuẩn huyện NTM giai đoạn 2024-2025).

Các xã trên địa bàn huyện Quế Sơn

2023- 2025

- Đánh giá thực trạng về môi trường tại Quế Sơn và phương hướng giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường theo hướng bền vững và khả thi khi triển khai thực tế.

- Xây dựng mô hình quản lí, phương thức thu gom và các kỹ thuật xử lí tại nguồn theo xu hướng tái sử dụng, giảm thiểu tối đa nguồn rác thải tại các nhà máy xử lí tập trung địa phương.

- Triển khai thí điểm tại một xã thuộc huyện Quế Sơn - Quảng nam và báo cáo kết quả triển khai về quản lí và xử lí môi trường.

- Chương trình giáo dục và các nội dung về nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp được xây dựng và triển khai.

Kỹ thuật chuyển hoá nguồn nguyên liệu rác thải sinh khối từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, rác thải hữu cơ phân huỷ được từ phân loại sẽ được thực hiện dựa vào chế phẩm sinh học bio.SAGO.

Đề xuất thực hiện

20

Phú Yên

(Công văn số 3957/SNN-VPĐP ngày 20/12/2022)

Mô hình phân loại và giảm thiểu rác thải trên địa bàn xã An Phú, thành phố Tuy Hòa)

Chợ An Phú và khu dân cư, trường học xung quanh chợ - xã An Phú, TP.Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

2023

Mô hình sẽ được thực hiện tại 03 điểm, 02 điểm trường và 01 điểm xử lý rác tập trung tại chợ An Phú.

* Tại 02 điểm trường:

- Tổ chức 02 hội nghị tập huấn

- Chia sẻ những hoạt động, các phong trào có liên quan đến rác thải nhựa đã được triển khai.

- Hướng dẫn sử dụng và đặt thùng ủ rác hữu cơ (mỗi trường 02 thùng)

- Hướng dẫn phân loại rác và lắp đặt ngôi nhà tái chế rác thải ( mỗi trường 01 cái)

- Phân hữu cơ từ các thùng ủ sẽ sử dụng bón cho các cây trồng tại trường.

- Rác tái chế từ ngôi nhà tái chế sẽ bán phế liệu gây quỹ cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

* Tại điểm xử lý rác tập trung chợ An Phú:

- Tổ chức hội nghị tập huấn về phân loại và xử lý rác cho người dân và các hộ kinh doanh gần chợ.

- Lắp đặt thùng ủ rác hữu cơ tập trung

- Theo dõi đôn đốc, động viên người dân và các hộ kinh doanh gần chợ thực hiện theo đúng cam kết, tổ chức tuyên truyền thường xuyên về lợi ích của việc phân loại rác

- Đánh giá tính thực tiễn của mô hình qua thời gian để nhân rộng.

Sản phẩm từ mô hình là phân bón hữu cơ từ việc ủ rác thải của các hộ kinh doanh và người dân khu vực xung quanh chợ. Lượng phân bón này sẽ tặng lại cho những người dân đăng ký tham gia mô hình, còn lại sẽ bán và dùng kinh phí để bảo trì sửa chữa mô hình.

Quy mô nhỏ, không cần thiết hỗ trợ điểm của TW

21

Ninh Thuận

(Công văn số 269/UBND-KTTH ngày 31/01/2023)

Thu hồi, tái chế, tái sử dụng chất thải trong sản xuất nông nghiệp (bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, nhà màng, nhà lưới,...).

Huyện Thuận Nam

2023- 2025

- Tổ chức 40 lớp tập huấn;

- Xây dựng 500 hố chứa bao gói thuốc BVTV sau sử dụng;

- Xây dựng 05 điểm trung chuyển chứa bao gói sau thu gom để bàn giao, sử dụng tái chế, tiêu hủy theo quy định (Kho chứa).

- Thành lập 06 Ban chỉ đạo và 06 Tổ tự quản tại địa phương thực hiện mô hình;

- Tổ chức phát động 15 đợt thu gom bao gói thuốc BVTV, nhà màng, nhà lưới,... sau sử dụng;

- Tổ chức tiêu hủy khoảng 2.500 kg bao gói thuốc BVTV sau sử dụng;

- Tổ chức 06 lớp Sơ, tổng kết mô hình.

Chất thải sau khi thu gom được phân loại, chứa trong những bể chứa, khu vực lưu chứa đảm bảo vệ sinh môi trường; xử lý triệt để bằng phương pháp đốt bởi hệ thống lò đốt hiện đại, kiểm soát chặt chẽ nhiệt độ và khí thải, đảm bảo khí thải sau xử lý đạt Quy chuẩn Việt Nam hiện hành.

Chưa rõ điểm mới của mô hình

22

Đắk Lắk

(Công văn số 11157/UBND-NNMT ngày 23/12/2022)

Thu hồi, tái sử dụng chất thải hữu cơ trong sinh hoạt.

Xã Hòa Thuận, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

2023 - 2025

+ Triển khai mô hình khép kín từ phân loại đến thu gom, tái chế, tái sử dụng.

+ Tập huấn, hướng dẫn người dân phân loại rác tại nguồn (tái chế, không tái chế, thức ăn...)

+ Cung cấp cho các hộ dân tham gia mô hình các thùng đựng rác có các ký hiệu riêng để phân loại.

+ Sau khi rác được phân loại, đơn vị thu gom sẽ vận chuyển các loại rác đã được phân loại; ký hợp đồng với các đơn vị để tái chế chất thải nhựa, các chất thải thông thường được vận chuyển đến các bãi rác để chôn lấp tập trung. Đối với rác thải hữu cơ triển khai quy trình ủ thành phân vi sinh tái cung cấp lại cho cây trồng. Đối với thức ăn thừa phân loại đưa vào quy trình chế biến thức ăn trong chăn nuôi.

Tạo ra quy trình khép kín phân loại rác tại nguồn đến nơi thu gom, tái chế và tái sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi và công nghiệp

Chưa rõ điểm mới của mô hình

23

Gia Lai

(Công văn số 3014/UBND-NL ngày 22/12/2022)

Mô hình thu gom, tái chế, tái sử dụng chất thải nhựa

Thị trấn Ia Kha

2023- 2025

Xây dựng mô hình công suất 2 tấn/ngày:

- Mua phế thải nhựa tại các cơ sở phế liệu, cơ sở chế biến nông sản, bãi rác và tại các hộ gia đình;

- Mua sắm 3 loại máy xay, băm, nghiền rác; máy rửa nhựa; máy nấu tạo hạt

- Xây dựng nhà xưởng

- Nhân công và thiết bị bảo hộ

Mô hình đơn giản, hiệu quả, tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có, có xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khí thải, bảo vệ môi trường,

Chưa rõ điểm mới của mô hình

24

Bình Phước

(Công văn số 28/VPĐP ngày 03/2/22023)

Xử lý tập trung đối với chất thải rắn sinh hoạt

Xã Bình Thắng, huyện Bù Gia Mập

2023- 2025

Xử lý rác thải công suất 3 tấn/ngày với công nghệ phù hợp để tận dụng cho các mục đích khác

Xử lý rác thải công suất 3 tấn/ngày với công nghệ phù hợp để tận dụng cho các mục đích khác

Chưa rõ nội dung của mô hình

25

Long An

(Công văn số 9130/SNN-VPĐP ngày 29/12/2022

Phụ nữ phân loại và xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình góp phần hạn chế tác nhân gây ô nhiễm môi trường

Xã Long Cang, huyện Cần Đước

2023- 2025

- Làm việc nắm tình hình triển khai thực hiện công tác bảo vệ môi trường thời gian qua, làm rõ những khó khăn, vướng mắc và thống nhất chọn ấp làm điểm triển khai mô hình.

- Khảo sát 100% hộ dân trên địa bàn ấp được chọn để xác định các vấn đề ưu tiên,

- Căn cứ vào kết quả khảo sát, xây dựng kế hoạch thực hiện mô hình.

- Hoàn chỉnh các văn bản, chuẩn bị điều kiện ra mắt mô hình và tổ chức các hoạt động theo khung kế hoạch đã đề ra

- Trang bị kiến thức và hỗ trợ thùng ủ rác loại 240ml cho 450 hộ gia đình sống tại Ấp 2, xã Long Cang, huyện Cần Đước tham gia thực hiện mô hình.

- Xây dựng quỹ tương trợ, hỗ trợ sinh kế cho các gia đình khó khăn từ việc phân loại rác thải nhựa.

Mô hình triển khai được sự quan tâm hưởng ứng của các cấp, các ngành và người dân sinh sống trên địa bàn

Đề xuất thực hiện

26

Đồng Tháp

(Công văn số 1427/UBND-KT ngày 22/12/2022)

Mô hình tái chế chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp

Xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

2023

- Nội dung thực hiện: Mô hình tái chế chất thải hữu cơ là hình thức tổ chức hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý hoặc sử dụng trực tiếp, tái chế chất thải hữu cơ thành dạng sản phẩm trung gian cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các hoạt động sản xuất khác hoặc sản phẩm cuối cùng để sử dụng cho các mục đích khác; Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Nha Mân là đơn vị thí điểm thực hiện mô hình trên địa bàn xã Tân Nhuận Đông, thực hiện việc thu gom chất thải hữu cơ từ các nguồn phát sinh trên địa bàn xã (có thể thu gom từ các xã lân cận); có xây dựng phương án thu gom theo đúng quy định.

- Quy mô xây dựng: ít nhất 100 hộ gia đình trên địa bàn phạm vi địa bàn xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.

Tái chế chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp khu vực nông thôn

Chưa rõ điểm mới của mô hình

III

NHÓM MÔ HÌNH THU GOM, XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT NÔNG THÔN

27

Cao Bằng

(Công văn số 3279/UBND-KT ngày 12/12/2022)

Mô hình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt nông thôn tại xã Nam Tuấn, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng

Xã Nam Tuấn, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng

2023 - 2025

- Tiến hành xử lý sơ bộ nguồn nước thải trước khi xả ra môi trường.

- Đưa ra phương án, thiết kế hệ thống, thi công xây dựng hệ thống xử lý nước thải hiệu quả và chất lượng nhất

- Ứng dụng và áp dụng công nghệ tiên tiến về xử lý nước thải sinh hoạt tập trung cho từng khu dân cư.

- Tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của người dân về phương pháp bảo vệ môi trường, đặc biệt là mối nguy hại của nước thải sinh hoạt nếu không được xử lý kịp thời.

- Tham quan, học tập mô hình thu gom xử lý nước thải sinh hoạt tại các tỉnh khác.

* Quy mô xây dựng và phương án thực hiện cụ thể trong mô hình

- Xây dựng 393 bể vệ sinh tự hoại xử lý sơ bộ nguồn nước thải trước khi dẫn vào hệ thống xử lý nước thải tập trung.

- Xây dựng 100km ống, cống thu gom nước thải đã qua xử lý từ các cum dân cư, trụ sở xã, chợ xã, các trường học, nhà văn hóa và trạm y tế xã.

- Đầu tư 14 điểm ứng dụng và áp dụng công nghệ tiên tiến về xử lý nước thải sinh hoạt tập trung cho từng khu dân cư tại 14 xóm.

- Tổ chức 23 lớp tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của người dân về phương pháp bảo vệ môi trường, đặc biệt là mối nguy hại của nước thải sinh hoạt nếu không được xử lý kịp thời

- Tổ chức 2 cuộc tham quan học tập mô hình thu gom xử lý nước thải sinh hoạt tại các tỉnh khác cho người dân.

Có hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt và có điểm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung

Chưa rõ công nghệ áp dụng

28

Phú Thọ

(Công văn số 2050/SNN-VPĐ) ngày 12/12/2022)

Mô hình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt nông thôn tại xã Dân Quyền - huyện Tam Nông.

Xã Dân Quyền - huyện Tam Nông

2023- 2025

+ Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về tác dụng, lợi ích của việc thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt nông thôn; trang bị kiến thức về phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt trước khi thải ra môi trường.

+ Hỗ trợ đầu tư xây dựng thí điểm hệ thống thu gom xử lý nước thải sinh hoạt quy mô hộ gia đình bằng công nghệ sinh học.

+ Cải tạo, nâng cấp, khơi thông hệ thống thoát nước đảm bảo không để xảy ra tình trạng ứ đọng nước thải sinh hoạt tại khu dân cư.

+ Đánh giá hiệu quả, nhân rộng mô hình ra toàn xã.

Mô hình sử dụng hệ thống xử lý nước quy mô hộ gia đình, có chi phí đầu tư thấp, dễ dàng áp dụng và nhân rộng; nước được xử lý bằng công nghệ sinh học thân thiện với môi trường.

Chưa rõ công nghệ áp dụng

29

Thái Nguyên

(Công văn số 6369/UBND-CNN&XD ngày 16/12/2022)

Mô hình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt nông thôn tại xã Xuân Phương, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Xã Xuân Phương, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

2023- 2025

- Nội dung thực hiện: Xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt của các hộ dân tham gia mô hình.

- Quy mô xây dựng: 350 hộ dân.

- Giải pháp thiết kế và công nghệ lựa chọn để thực hiện trong mô hình:

+ Thiết kế hệ thống thu gom nước thải, gồm: Ống dẫn và các bể thu gom

+ Thiết kế dây chuyền khu xử lý, gồm: Bồn xử lý, bể khử trùng, cột lọc, các thiết bị khử trùng,...

Nước thải sinh hoạt được thu gom, xử lý thành nước đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra môi trường

Đề xuất thực hiện

30

Nam Định

(Công văn số 3453/SNN-VPĐP ngày 09/12/2022)

Thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư tại xã Nam Thái, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định

xã Nam Thái, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định

Năm

2023

- Nội dung thực hiện: cải tạo hệ thống thu gom và triển khai xây dựng hệ thống bể xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư tập trung

- Quy mô xây dựng: xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư tập trung với khoảng 80 hộ dân

- Giải pháp thiết kế và công nghệ lựa chọn để thực hiện mô hình: xử lý nước thải bằng hệ thống bể lắng, lọc, khử trùng

Góp phần xây dựng tiêu chí môi trường trong triển khai nhiệm vụ duy trì xã NTM nâng cao.

Chưa rõ công nghệ áp dụng

31

Hà Tĩnh

(Công văn số 4925/STNMT-MT ngày 29/12/2022)

Xử lý nước thải khu dân cư nông thôn Tây Hương, xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh

thôn Tây Hương, xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh

2023

- Nội dung thực hiện:

Mô hình thu gom xử lý nước thải cho các hộ dân tại thôn Tây Hương bằng hệ thực vật và động vật thủy sinh cùng vi hệ vi sinh vật yếm háo và thiếu khí vừa ít tốn kém kinh phí thân thiện với môi trường đạt hiệu quả xử lý ô nhiễm.

- Quy mô xây dựng:

Hỗ trợ xây dựng hệ thống mương dẫn thu gom nước thải từ một số trục đường tại 2 tiểu khu vực thực hiện mô hình; Hỗ trợ cải tạo ruộng thu gom nước thải từ 400 hộ dân để xử lý; hỗ trợ bổ sung con giống cây trồng chế phẩm sinh học và kỹ thuật

Hình thành mạng lưới thu gom toàn bộ nước thải sinh hoạt phát sinh từ 400 hộ dân dẫn vào ruộng canh tác lúa sử dụng bổ sung các loài thực vật thủy sinh có chức năng xử lý nước thảI như bèo tây hoặc thực vật nửa ngập nước như rau muống hoặc cây trồng phù hợp tại địa phương có sử dụng các loài động vật ăn tạp vi sinh vật để xử lý nước thải.

Xử lý nước thải công nghệ sinh thái sử dụng hệ thực vật, hệ động vật và vi sinh vật, theo hướng kinh tế tuần hoàn, khép kín, phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng địa phương; thân thiện với môi trường.

 

32

Thừa Thiên Huế

(Công văn số 1034/UBND-NN ngày 10/02/2023)

Mô hình thí điểm thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt tại chỗ cho 50 hộ gia đình trên địa bàn huyện Phong Điền

Huyện Phong Điền, tỉnh TT Huế

2023- 2024

Xây dựng, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại chỗ với công suất từ 2-3m3/ngày đêm cho 50 hộ dân tại địa bàn huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Xây dựng mương dẫn nước thải từ hộ gia đình đến hệ thống xử lý nước thải tại chỗ, trong đó hệ thống xử lý nước thải là hợp khối theo công nghệ Jokahou cải tiến 5 ngăn.

Việc thực hiện thành công dự án này sẽ giúp giải quyết được một vấn đề bức xúc trên địa bàn xã, tăng cường sự tin tưởng của người dân đối với chính quyền xã qua đó nâng cao uy tín và hiệu lực, hiệu quả của chính quyền địa phương.

Quy mô nhỏ

Chưa có giải pháp phi công trình

33

Phú Yên

(Công văn số 3957/SNN-VPĐP ngày 20/12/2022)

Xây dựng mô hình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt áp dụng công nghệ sinh thái, chi phí thấp

Xuân Quang 3, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

2023- 2024

Thi công đào đất và lắp đặt đường ống thu gom nước thải về Trạm xử lý nước thải tập trung; thi công xây dựng Hệ thống xử lý nước thải tập trung Mô đun: 135 m3/ngày.đêm

- Mô hình đầu tư thành công sẽ là mô hình thí điểm đầu tiên của 01 xã Nông thôn miền núi. Kết quả của mô hình là thu gom và xử lý nguồn nước sinh hoạt chưa xử lý đạt tiêu chuẩn hiện hành.

- Hiệu quả nhân rộng cao vì công nghệ hiện đại kết hợp vi sinh, vận hành dễ dàng, chi phí rẻ và dùng hệ SBR giảm tải được nồng độ chất thải, tăng hiệu xuất xử lý vi sinh.

Chưa có giải pháp phi công trình

34

Phú Yên

(Công văn số 3957/SNN-VPĐP ngày 20/12/2022)

Xây dựng mô hình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt áp dụng công nghệ sinh thái, chi phí thấp tại Khu dân cư Đồng Bàu Neo, thị xã Sông Cầu, giai đoạn

2021- 2025, tỉnh

Phú Yên

Khu dân cư Đồng Bàu Neo, thị xã Sông Cầu

2023-

2024

Thi công đào đất và đặt, dẫn đường ống thu gom nước thải về Trạm xử lý nước thải tập trung

- Thi công xây dựng Hệ thống xử lý nước thải tập trung quy mô 104 m3/ngày.đêm



Mô hình đầu tư thành công sẽ là mô hình thí điểm đầu tiên của 01 khu dân cư sống ven biển vùng nhiễm mặn. Kết quả của mô hình là thu gom và xử lý nguồn nước sinh hoạt chưa xử lý đạt tiêu chuẩn hiện hành.

Hiệu quả nhân rộng cao vì công nghệ hiện đại kết hợp vi sinh, vận hành dễ dàng, chi phí rẻ (tận dụng khung thấp điểm trong ngày vận hành để giảm chi phí điện năng) và dùng hệ SBR giảm tải được nồng độ chất thải, tăng hiệu xuất xử lý vi sinh.

Chưa có giải pháp phi công trình

Địa bàn thực hiện là thị xã

35

Kon Tum

(Công văn số 4317/UBND-NNTN ngày 21/12/2022)

Mô hình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt nông thôn

Xã Sa Bình, huyện Sa Thầy

2023- 2025

- Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí xây dựng mô hình, hỗ trợ chế phẩm sinh học, kỹ thuật thu gom, phân loại, xử lý rác thải, nước thải.

- Nhân dân đối ứng thêm kinh phí làm bể chứa và các chế phẩm (trong khả năng); trực tiếp thu gom, phân loại, xử lý rác thải, nước thải…

Quy mô xây dựng: 30 - 50 hộ dân.

Làm thay đổi nhận thức và thói quen của người dẫn về việc thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt

Quy mô nhỏ

Chưa có giải pháp phi công trình

36

Tây Ninh

(Công văn số 230/UBND-KT ngày 02/2/2023)

Xử lý nước thải sinh hoạt nông thôn quy mô hộ gia đình

04 xã nông thôn trên địa bàn thị xã Hòa Thành

2023 - 2024

- Nội dung thực hiện: Xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước sinh hoạt quy mô hộ gia đình.

- Quy mô xây dựng: 100 hộ gia đình ở các xã: Trường Đông, Trường Hoà, Long Thành Nam và Trường Tây.

Thiết kế hệ thống lọc từ 3-4 ngăn (ngăn 1: chứa nước thải và lắng cặn và lọc nước thải bằng biện pháp vật lý; ngăn 2: ngăn xử lý vi sinh; ngăn 3: lọc khử bằng cloric để diệt vi khuẩn và xả ra môi trường nước đạt hoặc tiệm cận QCVN 14:2008/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt)

Chưa rõ giải pháp công nghệ

37

Long An

(Công văn số 9130/SNN- VPĐP ngày 29/12/2022

Thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt nông thôn

Các Khu dân cư trên địa bàn xã Long Thượng

2023 - 2024

- Quy mô xây dựng: hệ thống xử lý nước thải công suất 4 m3/ngày đêm.

- Phương án thực hiện cụ thể trong mô hình: nước thải phát sinh từ các hộ dân trong khu dân cư được thu gom, dẫn về hệ thống xử lý nước thải sau đó thải ra môi trường.

- Giải pháp thiết kế và công nghệ lựa chọn để thực hiện mô hình: công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt thông qua quá trình xử lý nhờ các vi sinh vật kị khí và hiếu khí nhằm loại bỏ BOD và các chất hữu cơ, vô cơ, vi khuẩn độc hại trong nước thải.

Tạo tiền đề nghiên cứu về xử lý, giảm thiểu ô nhiễm nước thải sinh hoạt phát sinh của các KDC tự phát góp phần giảm thiểu ô nhiễm sông, kênh, rạch.

Quy mô nhỏ

Chưa có giải pháp phi công trình

38

Sóc Trăng

(Công văn số 2991/UBND-KT ngày 21/12/2022)

Mô hình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt nông thôn áp dụng công nghệ sinh thái

Xã Hòa Tú 1, huyện Mỹ Xuyên

2023 - 2024

- Tổ chức hội thảo với sự tham gia của các sở, ngành, địa phương có liên quan, các chuyên gia để thống nhất công nghệ xử lý đạt hiệu quả với chi phí thấp.

- Tuyên truyền, tổ chức họp dân để đạt được sự đồng thuận, phối hợp của người dân trong quá trình triển khai mô hình.

- Lắp đặt tuyến ống thu gom chính và hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt.

- Lắp đặt tuyến ống thu gom phụ (từ nhà dân đấu nối ra tuyến ống chính).

- Kiểm tra, giám sát trong quá trình xây dựng.

- Vận hành thử nghiệm hệ thống để đánh giá hiệu quả.

- Nghiệm thu, báo cáo và bàn giao cho đơn vị để quản lý mô hình.

Áp dụng công nghệ sinh thái với chi phí thấp

Chưa rõ công nghệ áp dụng

IV

NHÓM MÔ HÌNH XỬ LÝ, TUẦN HOÀN CHẤT THẢI CHĂN NUÔI

39

Lào Cai

(Công văn số 6012/UBND-NLN ngày 19/12/2022)

Xử lý tuần hoàn chất thải trong chăn nuôi bò giống và bò thịt trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2023-2024

huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

2023- 2024

- Tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho các thanh viên hợp tác xã, DN, các hộ dân trên địa bàn về kỹ thuật xử lý tuần hoàn chất thải trong chăn nuôi bò giống, bò thịt

- Thăm quan các mô hình xử lý tuần hoàn chất thải trong chăn nuôi trong và ngoài tỉnh.

- Xây dựng chuồng trại khép kín để nuôi bò giống và bò thịt.

- Xây dựng mô hình Khuyến nông về xử lý tuần hoàn chất thải trong chăn nuôi bò với khoảng 100 con bò giống.

- Thông tin tuyên truyền: Xây dựng biển báo, chuyên mục giới thiệu về mô hình

- Tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện mô hình và bàn các biện pháp duy trì, nhân rộng kết quả sau khi kết thúc mô hình tại địa phương.

Trên địa bàn tỉnh Lào Cai hiện chưa có mô hình xử lý tuần hoàn chất thải chăn nuôi chưa được thực hiện.

Chưa rõ quy mô, loại hình và nội dung mô hình.

40

Bắc Giang

(Công văn số 2696/SNN-NTM ngày 13/12/2022

Mô hình xử lý, tuần hoàn chất thải chăn nuôi

Xã Quang Minh, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang

2023- 2024

a) Xây dựng và nhân rộng các mô hình xử lý chất thải chăn nuôi và phụ phẩm nông nghiệp theo hướng tuần hoàn chất thải cho mục đích sản xuất nông nghiệp và các mục đích khác.

b) Mô hình cung cấp, trao đổi chất thải chăn nuôi để hình thành thị trường trao đổi chất thải hoặc chuyển giao cho đơn vị sản xuất các loại phân hữu cơ.

Chất thải chăn nuôi và 60% phụ phẩm nông nghiệp được thu gom, tái sử dụng, tái chế thành các nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường

Chưa rõ quy mô, loại hình và nội dung mô hình.

41

Nam Định

(Công văn số 3453/SNN-VPĐP ngày 09/12/2022)

Mô hình xử lý, tuần hoàn chất thải chăn nuôi

trên địa bàn tỉnh Nam Định

2023

Áp dụng hệ thống chuồng nuôi khép kín, trang bị quạt thông gió, cấp nước uống tự động, gắn camera giám sát, nền chuồng sử dụng đệm lót sinh học.

Nền đệm lót sinh học gồm trấu phối trộn với một số chủng vi sinh vật giúp khử mùi chất thải của lợn, đồng thời thúc đẩy nhanh tốc độ hoại mục trở thành phân hữu cơ không mùi giúp ích cho cây trồng. Suốt cả quá trình nuôi, toàn bộ đàn lợn không phải tắm nên tiết kiệm được rất nhiều nước, góp phần giảm chi phí sản xuất; lợn vận động trong môi trường chuồng kín có kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm thoáng, sạch, không mùi hôi thối và được giám sát thường xuyên qua hệ thống camera đàn lợn luôn khỏe mạnh.

Tiết kiệm 80% lượng nước dùng để sử dụng vệ sinh chuồng trại, tắm rửa cho vật nuôi.

Tiết kiệm đến 60% nguồn nhân lực sử dụng cho việc vệ sinh chuồng, vệ sinh vật nuôi.

Tiết kiệm chi phí thú y vì bệnh tật ở vật nuôi được giảm đáng kể do chất lượng vệ sinh được cải thiện khi sử dụng đệm lót.

Tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi

Chưa rõ quy mô, loại hình, địa bàn và nội dung mô hình.

42

Hà Tĩnh

(Công văn số 4925/STNMT-NT ngày 29/12/2022)

Mô hình xử lý tuần hoàn chất thải chăn nuôi lợn tại trang trại chăn nuôi lợn Thái Huy, xã Đức Lạng

Trang trại chăn nuôi tại xã Đức Lạng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

2023

 

Công nghệ xử lý khép kín, tuần hoàn, gắn với phát triển kinh tế bền vững

Rà soát về sự cần thiết, quy mô phải xây dựng thí điểm mô hình

43

Quảng Ngãi

(Công văn số 4795/SNNPTNT-NTM ngày 27/12/2022)

Xử lý và tái tạo, sử dụng chất thải trong chăn nuôi heo theo hướng tuần hoàn .

Tại các huyện đồng bằng trong tỉnh Quảng Ngãi

2013

- Khảo sát, lựa chọn các cơ sở chăn nuôi heo tham gia mô hình;

- Xây dựng mô hình xử lý chất thải đảm bảo môi trường trong chăn nuôi;

- Áp dụng các biện pháp nhằm thực hiện việc tái sử dụng lại nguồn chất thải sau khi xử lý để phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng tuần hoàn;

- Tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi ATSH, chăn nuôi hữu cơ, biện pháp xử lý môi trường và phổ biến pháp luật về chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh và môi trường trong chăn nuôi;

Xử lý và tái tạo, sử dụng chất thải trong chăn nuôi theo hướng tuần hoàn trong chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Chưa rõ quy mô, loại hình, địa bàn và nội dung mô hình.

44

Ninh Thuận

(Công văn số 269/UBND-KTTH ngày 31/01/2023)

Xử lý tuần hoàn chất thải chăn nuôi heo

Huyện Ninh Sơn và huyện Bac Ai.

2023- 2024

a) Nội dung thực hiện:

- Khảo sát, lực chọn các cơ sở chăn nuôi heo tham gia mô hình.

- Xây dựng mô hình xử lý chất thải đảm bảo môi trường trong chăn nuôi.

- Áp dụng các biện pháp nhằm thực hiện việc tái sử dụng lại nguồn chất thải sau khi xử lý để phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng tuần hoàn.

- Tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi ATSH, chăn nuôi hữu cơ, biện pháp xử lý môi trường và phổ biến pháp luật về chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh và môi trường trong chăn nuôi.

b) Quy mô xây dựng mô hình: 01 mô hình/02 cơ sở chăn nuôi.

Mô hình sử dụng các giải pháp thiết kế và công nghệ lựa chọn để thực hiện như: Sử dụng công nghệ xử lý chất thải Biogas; hồ sinh học; hố ủ phân và men vi sinh vật xử lý chất thải trước khi đưa ra môi trường; thiết bị máy móc sản xuất phân bón vi sinh phục vụ sản xuất.

Mô hình chưa có tính mới cần thí điểm

45

Lâm Đồng

(Công văn số 517/CNTYTS ngày 10/12/2022)

Mô hình xử lý và tái sử dụng chất thải trong chăn nuôi theo hướng tuần hoàn.

Tại địa bàn huyện Đức Trọng và Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng

2023

- Khảo sát, lực chọn các cơ sở chăn nuôi lợn tham gia mô hình;

- Xây dựng mô hình xử lý chất thải đảm bảo môi trường trong chăn nuôi;

- Áp dụng các biện pháp nhằm thực hiện việc tái sử dụng lại nguồn chất thải sau khi xử lý để phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng tuần hoàn;

- Tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi ATSH, chăn nuôi hữu cơ, biện pháp xử lý môi trường và phổ biến pháp luật về chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh và môi trường trong chăn nuôi;

Xử lý và tái tạo, sử dụng chất thải trong chăn nuôi theo hướng tuần hoàn trong chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Chưa rõ quy mô, loại hình, địa bàn và nội dung mô hình.

46

Tây Ninh

(Công văn số 230/UBND-KT ngày 02/2/2023)

Sử dụng chất thải chăn nuôi làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ và biogas (khí sinh học) trên địa bàn các xã: Thanh Phước, Cẩm Giang, Phước Thạnh, Bàu Đồn huyện Gò Dầu

các xã: Thanh Phước, Cẩm Giang, Phước Thạnh, Bàu Đồn, huyện Gò Dầu.

2023 - 2024

a) Nội dung thực hiện:

- Áp dụng kỹ thuật sử dụng men Balasa N01 làm đệm lót sinh học.

- Xây dựng công trình khí sinh học.

b) Quy mô xây dựng:

Hỗ trợ xây dựng mô hình đệm lót sinh học: 10 công trình.

Hỗ trợ vật tư xây dựng hệ thống bể lắng xử lý chất thải và bể đá xử lý nước thải, bể biogas: 20 công trình.

(1) Tiết kiệm chi phí mua chất đốt. (2) Người chăn nuôi được thu được lợi nhuận từ bán phân hữu cơ hoai mục. (3) Người trồng trọt được sử dụng nguồn phân hữu cơ hoai mục tạo điều kiện để phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ và hình thành nền nông nghiệp tuần hoàn…

Chưa rõ số lượng, công nghệ và tính khả thi của mô hình.

47

Tiền Giang

(Công văn số 796/SNN&PTNT-KHTC ngày 01/3/2023)

Mô hình chăn nuôi tuần hoàn trên heo thịt

Huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang

24 tháng

- Sử dụng khí sinh ra từ hệ thống biogas để chạy máy phát điện phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày, các trang thiết bị, máy móc sử dụng điện trong quá trình sản xuất chăn nuôi và hệ thống lạnh của trang trại…

- Sử dụng máy tách ép để phân tách chất thải rắn và lỏng ra 2 phần riêng biệt, phân heo sau khi tách ép sẽ tiến hành ủ với chế phẩm sinh học để sản xuất phân bón hữu cơ đạt theo quy định hiện hành. Nguồn phân hữu cơ sẽ được dùng bón cho cây trồng tại trang trại (cây khóm, mai, tre lấy măng, …) hoặc xuất bán theo quy định.

- Nước thải sau khi qua hệ thống xử lý sẽ được lấy mẫu theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng. Nguồn nước sau khi được xử lý sẽ được dùng để tưới cho các loại cây tại trang trại

Nâng cao nhận thức của người dân về mô hình chăn nuôi tuần hoàn; từng bước thay đổi hành vi người dân “Chăn nuôi phải đảm bảo thân thiện môi trường”, góp phần thực hiện và duy trì thành công chỉ tiêu 17.8 đối với xã nông thôn mới nâng cao hoặc chỉ tiêu 17.9 đối với xã nông thôn mới.

Không phù hợp với mục tiêu của Chương trình

48

Trà Vinh

(Công văn số 33/UBND-NN ngày 04/1/2023)

Mô hình xử lý, tuần hoàn chất thải chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

Các huyện Càng Long, Trà Cú và Tiểu Cần

2023-

2025

- Nội dung thực hiện: Xây dựng mô hình “Chuỗi sản xuất nông nghiệp tuần hoàn”.

- Triển khai mô hình: Khảo sát hiện trạng và nắm bắt nhu cầu của nông dân, chọn hộ, thẩm định hộ, tập huấn, cấp phát giống, vật tư, theo dõi mô hình, hội thảo, tổng kết.

- Quản lý mô hình: Kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện mô hình, việc thực hiện quy trình kỹ thuật của người dân nhằm đảm bảo mô hình đạt hiệu quả.

- Nhân rộng mô hình: Tổ chức hội thảo đầu bờ, tổng kết mô hình, viết bản tin và phối hợp với cơ quan truyền thông làm chuyên mục Khuyến nông, để thông tin hiệu quả mô hình đến người dân trong vùng và trên địa bàn tỉnh học hỏi nhằm mục đích nhân rộng mô hình.

Phân bò được tận dụng để làm hầm ủ biogas ứng dụng khí làm chất đốt cho đun nấu và thắp sáng và sử dụng phân bò để nuôi trùn quế, làm phân bón cho cây trồng… hạn chế tối đa chất thải, khí thải ra môi trường góp phần bảo vệ tốt môi trường.

Chưa rõ quy mô, loại hình, địa bàn và nội dung mô hình.

V

NHÓM MÔ HÌNH CHỢ AN TOÀN THỰC PHẨM

49

Tuyên Quang

(5468/UBND-KT ngày 26/12/2022)

Mô hình chợ an toàn thực phẩm tại xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang

xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang

2023- 2025

+ Đánh giá khái quát thực trạng an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn tỉnh/thành phố giai đoạn 2015-2020.

+ Đề ra mục tiêu, phương án và tổ chức thực hiện xây dựng mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm.

+ Đề xuất giải pháp nhằm hỗ trợ thực hiện dự án mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm.

Xây dựng mô hình chợ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần nâng cao nhận thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của thương nhân, tiểu thương kinh doanh thực phẩm tại chợ.

Đề xuất thực hiện

50

Nam Định

(Công văn số 3453/SNN-VPĐP ngày 09/12/2022)

Mô hình thí điểm chợ an toàn thực phẩm

Trên địa bàn tỉnh Nam Định

2023- 2024

- Đánh giá khái quát thực trạng an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn tỉnh Nam Định.

- Đề ra mục tiêu, phương án và tổ chức thực hiện xây dựng mô hình thí điểm chợ an toàn thực phẩm.

- Đề xuất giải pháp nhằm hỗ trợ thực hiện dự án mô hình chợ an toàn thực phẩm.

- Tổ chức thực hiện và kiến nghị.

 

Chưa rõ địa bàn, nội dung và mục tiêu của mô hình

51

Thừa Thiên Huế

(Công văn số 1034/UBND-NN ngày 10/02/2023)

Chợ an toàn thực phẩm huyện Nam Đông

Thị trấn Khe Tre và xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế

2023- 2024

a) Chợ Khe Tre:

Nội dung thực hiện: Nâng cấp, sửa chữa dãy hàng bán động vật tươi sống chợ Khe Tre. Cải tạo lại trụ sở Kho bạc cũ để làm hàng ăn. Cải tạo lại khu vực hàng ăn cũ để làm nơi buôn bán mặt hàng nông sản.

b) Chợ Nam Đông

- Cải tạo, nâng cấp hệ thống mái.

- Nâng cấp sân nền bằng bê tông M150 đá 1x2, lát gạch terazzo 30x30cm.

- Sắp xếp bố trí lại các gian hàng.

- Sơn quét khuôn viên chợ.

Tạo nơi giao lưu hàng hoá khu chợ được khang trang, an ninh trật tự của khu vực được đảm bảo; cải tạo cảnh quan nhất là phía bờ sông

Chưa rõ sự cần thiết, nội dung, đối tượng, quy mô của mô hình

(đề xuất chỉ chọn chợ Nam Đông)

52

Quảng Nam

(Công văn số 8344/UBND-KTN ngày 12/12/2022)

Xây dựng mô hình chuỗi cung cấp sản phẩm nông lâm thủy sản chất lượng, an toàn thực phẩm ở các chợ an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2023-2025

05 huyện/thị xã/thành phố trên địa bàn tỉnh

2023- 2025

- Khảo sát, đánh giá lựa chọn chủ thể tham gia mô hình theo thứ tự ưu tiên sau: hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ hợp tác, hộ cá nhân.

- Khảo sát, lấy mẫu phân tích đánh giá điều kiện vùng sản xuất.

- Xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm đáp ứng điều kiện đảm bảo ATTP theo quy định, cụ thể cho các nhóm công đoạn: sản xuất ban đầu; thu gom, sơ chế, giết mổ, chế biến; vận chuyển, kinh doanh.

- Học tập kinh nghiệm triển khai chuỗi cung cấp thực phẩm chất lượng, an toàn.

- Đào tạo, tập huấn hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật về lĩnh vực an toàn thực phẩm; lĩnh vực xúc tiến thương mại, bán hàng; lĩnh vực quản lý truy xuất nguồn gốc, mã vùng trồng; lĩnh vực sử dụng thuốc, phân bón, thức ăn…

- Thiết kế bao bì, nhãn sản phẩm, lô gô, mã QRcode, mã vạch.

- Tổ chức lấy mẫu phân tích đánh giá điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm các công đoạn tham gia chuỗi.

- Thẩm tra đánh giá chứng nhận điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm; thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP; chứng nhận ISO 22000/HACCP.

- Hướng dẫn thực hiện các thủ tục tự công bố sản phẩm theo quy định (nếu có).

- Tổ chức thẩm định và xác nhận sản phẩm an toàn theo chuỗi.

- Tổ chức xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Hỗ trợ xây dựng Website bán hàng/tham gia sàn điện tử.

- Tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết hằng năm để đánh giá rút kinh nghiệm và có giải pháp chỉ đạo kịp thời.

Xây dựng mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản chất lượng, an toàn ở các chợ an toàn thực phẩm cấp huyện để nâng cao giá trị gia tăng, góp lần phát triển bền vững ngành nông nghiệp.

Rà soát lại sự phù hợp của nội dung và quy mô mô hình với mục tiêu Chương trình 925 (Mô hình thí điểm là về chợ an toàn thực phẩm, không phải là chuỗi cung ứng sản phẩm nông lâm thủy sản)

53

Long An

(Công văn số 9130/SNN-VPĐP ngày 29/12/2022

Tổ chức thực hiện dự án mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm tại chợ Thanh Phú Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An

Chợ Thanh Phú Long, xã Thanh Phú Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An

2023

- Nội dung thực hiện: Đầu tư nâng cấp các quầy, sạp kinh doanh thực phẩm và nhà lồng chợ, hệ thống thoát nước thải, nhà vệ sinh đáp ứng theo tiêu chí chợ đảm bảo an toàn thực phẩm (TCVN 11856:2017 - Chợ an toàn thực phẩm).

- Quy mô xây dựng: Từ 600 - 800 m2.

- Phương án thực hiện cụ thể trong mô hình:

+ Giải pháp đầu tư các quầy, sạp kinh doanh rau, củ, quả; sạp kinh doanh thịt heo, thịt bò; sạp kinh doanh thủy, hải sản tại chợ.

+ Giải pháp nâng cấp nhà lồng chợ, hệ thống thoát nước và nhà vệ sinh, nơi tập kết rác tập trung tại chợ.

+ Tập huấn cho các tiểu thương kinh doanh tại chợ Thanh Phú Long về kiến thức an toàn thực phẩm và vận động tiêu thương kinh doanh thực phẩm đảm bảo an toàn, có nguồn gốc xuất xứ, ghi chép cụ thể.

+ Đào tạo và tập huấn cho Ban quản lý chợ Thanh Phú Long về cách lấy mẫu, test nhanh thực phẩm kinh doanh.

Nâng cấp cơ sở vật chất tại các chợ theo hướng văn minh, hiện đại đáp ứng yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định.

Đề xuất thực hiện

54

An Giang

(Công văn số 03/TTr-SNNPTNT ngày 10/01/2023)

Mô hình Chợ an toàn thực phẩm tại Huyện nông thôn mới Thoại Sơn - tỉnh An Giang

Thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang (góp phần thực hiện đạt chỉ tiêu 6.3 về huyện nông thôn mới nâng cao

2023 - 2025

- Phổ biến, tuyên truyền các văn bản pháp luật và các qui định trong sản xuất, kinh doanh về ATTP qua báo, đài truyền thanh, đài phát thanh - truyền hình; Xây dựng chương trình, phóng sự tuyên truyền mô hình chợ đảm bảo ATTP;

- Tổ chức hội thảo, tập huấn, phổ biến kiến thức việc áp dụng mô hình chợ thí điểm bảo đảm ATTP;

- Phối hợp tổ chức tập huấn kiến thức chuyên môn về ATTP và tổ chức kiểm tra kiến thức về an toàn thực phẩm cho các đối tượng là hộ kinh doanh thực phẩm tại chợ, cán bộ quản lý nhà nước, nhân viên Tổ Quản lý chợ.

- Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng trong công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định về ATTP của tiểu thương.

- Đầu tư nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng chợ cho phù hợp với tiêu chí, tiêu chuẩn quốc gia về chợ kinh doanh thực phẩm, chợ văn minh thương mại. Điển hình: Thay mới đối với các hạng mục có hiện trạng rỉ sét, hư hỏng không thể tận dụng; Vệ sinh, sơn sửa đối với hạng mục có thể tái sử dụng; Ngoài ra, lắp đặt hệ thống PCCC, hệ thống chống sét tại chợ.

- Kiểm soát nguồn nguyên liệu, hàng hóa khi đưa vào chợ; Tổ quản lý chợ theo dõi, ghi chép và kiểm soát nguồn hàng.

Đầu tư nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng chợ cho phù hợp với tiêu chí, tiêu chuẩn quốc gia về chợ kinh doanh thực phẩm, chợ văn minh thương mại.

Chưa rõ sự cần thiết, nội dung và mục tiêu của mô hình.

Xem lại địa bàn thực hiện (thị trấn/ huyện đã đạt chuẩn NTM)

VI

NHÓM MÔ HÌNH CẢI TẠO CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG

55

Yên Bái

(Công văn số 4742/UBND-NLN ngày 30/12/2022)

Cải tạo cảnh quan môi trường hồ Trầm Lựu, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

Xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

Năm 2023 - 2025

- Nạo vét bùn, rác thải các loại đáy hồ.

- Gia cố kè mái ½ cao trung bình H = 2,5 m bằng Bê tông xi măng phần bờ hồ giáp với đường vào khu di tích Ld = 210 m, phần giáp với nhà dân song song với đường Yên Bái - Khe Sang Ld = 187 m. Phần bờ hồ còn lại gia cố đắp đất cắt mái ½ đầm chặt k = 0,95, trồng cỏ chống xói mòn.

- Xây dựng đường trên đỉnh kè và quanh hồ Bn=5,5m, Bm= 3,5 m kết cấu mặt BTXM theo tiêu chuẩn đường GTNT cấp C.

- Cải tạo tuyến mương cấp nước từ suối vào hồ bằng Ld = 500 m.

- Xây dựng hệ thống thu nước thải sinh hoạt dân cư thoát ra hệ thống rãnh dọc của tuyến đường vào khu di tích thoát ra khu xử lý thoát ra sông Hồng.

- Cải tạo trồng mới và trồng thêm cây xanh xung quanh hồ.

Hồ Trầm Lựu sau khi được đầu tư xây dựng hoàn thành, đảm bảo yêu cầu dự trữ và cấp nước sử dụng, phát huy công năng hồ điều hòa cải thiện không khí môi trường cho dân cư lân cận, tạo khu vực phát triển du lịch sinh thái cộng đồng kết hợp du lịch tâm linh, tăng cường bảo vệ môi trường nước trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Xem lại sự cần thiết phải hỗ trợ từ ngân sách Trung ương (không làm thay nhiệm vụ của địa phương)

56

Lạng Sơn

(Công văn số 2770/SNN-KHTC ngày 21/12/2022)

Mô hình Xây dựng thôn kiểu mẫu về bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới

Thôn Khe Mạ, xã Đình Lập

2023 - 2025

- Xây dựng rãnh thoát nước và trồng tuyến đường hoa dọc theo các tuyến đường đường làng, ngõ xóm tại thôn Khe Mạ, xã Đình Lập

- Đầu tư một số trang thiết bị phục vụ hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại các hộ gia đình, khu vực công cộng, khu vực nhà văn hoá thôn.

- Xây dựng tờ rơi tuyên truyền khuyến khích các hành động bảo vệ môi trường; tổ chức các hoạt động tuyên truyền về bảo vệ môi trường, hướng dẫn cách phân loại chất thải rắn tại nguồn; tổ chức các hoạt động vệ sinh môi trường

Bảo vệ môi trong xây dựng nông thôn mới, để tạo mô hình điểm nhân rộng trên địa bàn huyện

Xem lại sự cần thiết phải hỗ trợ từ ngân sách Trung ương (không làm thay nhiệm vụ của địa phương)

57

Hòa Bình

(Công văn số 2250/UBND-KTN ngày 20/12/2022)

Mô hình xây dựng cảnh quan và bảo vệ môi trường nông thôn

Xã Yên Trị, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình

Giai đoạn 2023- 2025

+ Tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân về các quy định bảo vệ tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học; đưa ra các cảnh báo và biện pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường.

+ Tăng cường phối hợp giữa các cấp, các ngành, đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân trong công tác bảo vệ tài nguyên môi trường.

+ Phân công nhiệm vụ cụ thể đối với từng ngành, từng lĩnh vực và từng đối tượng tham gia.

+ Tổ chức mạng lưới thu gom triệt để và hiệu quả; bố trí và đầu tư hạ tầng, phương tiện thu gom chất thải sinh hoạt phù hợp; trang bị phương tiện và trang thiết bị lưu chứa rác tại khu vực công cộng đảm bảo thuận tiện, thân thiện môi trường.

+ Hỗ trợ kỹ thuật, trang thiết bị, chế phẩm sinh học để thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình; xây dựng và triển khai các mô hình phân loại thu gom rác thải sinh hoạt phù hợp với địa bàn dân cư.

+ Xây dựng các mô hình xử lý chất thải chăn nuôi và phụ phẩm nông nghiệp theo hướng tuần hoàn.

+ Đầu tư trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện thu gom, lưu trữ và vận chuyển bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, đảm bảo không phát tán ra môi trường.

+ Tập huấn nâng cao năng lực giám sát của cộng đồng trong công tác xây dựng cảnh quan, bảo vệ môi trường.

+ Trong quá trình triển khai thực hiện có biểu dương, khen thưởng, mỗi Chương trình phối hợp đều có sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm.

Giúp cải thiện nhanh chóng cảnh quan, chất lượng môi trường sống, tạo động lực để tiếp tục huy động cả hệ thống chính trị, toàn dân cùng chung sức đầu tư xây dựng, khai thác các giá trị chức năng về môi trường, cảnh quan nông nghiệp, nông thôn thành ngành kinh tế du lịch sinh thái

Xem lại sự cần thiết phải hỗ trợ từ ngân sách Trung ương (không làm thay nhiệm vụ của địa phương)

58

Thái Bình (Công văn số 2673/SNNPTNT-VPĐP ngày 30/12/2022)

Mô hình cải tạo cảnh quan môi trường nông thôn Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp

Xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ

2023

Xây dựng cảnh quan môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp:

- Cải tạo, nâng cấp các tuyến đường trục xã, trục thôn đảm bảo 100% các tuyến đường được nhựa hóa, bê tông hóa, có rãnh thoát nước qua khu dân cư tập trung;

- 100% các tuyến đường qua khu dân cư lắp đèn điện chiếu sáng;

- Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn ≥ 5m2/người; có các mô hình tuyến đường trồng hoa, cây cảnh, hàng rào mềm;

- Xây dựng cảnh quan, môi trường tại các điểm trung tâm xã, hội trường thôn: Khu vui chơi, giải trí: sân vận động, dụng cụ thể dục, thể thao,...

- Xây dựng thiết chế về bảo vệ môi trường của xã, mô hình các tổ chức đoàn thể xây dựng các tuyến đường, khu trung tâm kiểu mẫu.

- Tạo ý thức bảo vệ môi trường sống, không xả rác và dọn vệ sinh thường xuyên để tuyến đường luôn sạch đẹp

- Tạo sức sống mới cho nhiều khu dân cư, diện mạo nhiều vùng nông thôn dần thay đổi, góp phần tạo vẽ mỹ quan, đóng góp tích cực vào việc hoàn thành tiêu chí Môi trường trong xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

- Xây dựng mô hình kiểu mẫu về cảnh quan môi trường trong xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu trên địa bàn.

Xem lại sự cần thiết phải hỗ trợ từ ngân sách Trung ương (không làm thay nhiệm vụ của địa phương)

59

Quảng Bình

(Công văn số 218/VPĐP ngày 23/12/2022)

Cải tạo cảnh quan môi trường tại xã Quảng Tân và xã Quảng Hải, thị xã Ba Đồn

xã Quảng Hải và xã Quảng Tân, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình

2023

- Không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường nông thôn, giữ gìn cảnh quan nông thôn truyền thống cùng với việc hình thành các “miền quê đáng sống”, cân bằng giữa phát triển sản xuất với duy trì chất lượng và giữ gìn giá trị cảnh quan của môi trường. Đồng thời, hạn chế việc hình phát và lan rộng các khu vực ô nhiễm; kiểm soát sự phát sinh chất thải theo hướng hạn chế sử dụng ngay từ đầu vào của các quy trình sản xuất;

- Xây dựng các khu, cụm dân cư nông thôn sinh thái (sáng - xanh - sạch - đẹp - văn minh), tăng tỷ lệ cây xanh trên một đơn vị diện tích khu dân cư nông thôn; tăng mật độ và đa dạng hoá các mô hình trồng cây xanh ven đường (duy trì tác dụng làm mát, hành lang an toàn giao thông, ngăn bụi và tiếng ồn, hạn chế ô nhiễm không khí…), tăng cường trồng hoa, cây xanh tại các khu vực công cộng (nhất là các khoảng đất trống có nguy cơ hình thành các điểm tập kết rác thải); lắp đặt bổ sung các thiết bị thể thao phục vụ.

- Lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng tạo cảnh quan, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân tại địa phương đảm bảo an toàn.

Tạo cảnh quan môi trường, nâng cao chất lượng sinh hoạt cộng đồng.

Xem lại sự cần thiết phải hỗ trợ từ ngân sách Trung ương (không làm thay nhiệm vụ của địa phương)

60

Quảng Trị

(Công văn số 2942/SNN-KHTC ngày 09/12/2022)

Cải tạo cảnh quan môi trường nông thôn

Xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ

2023

- Nội dung thực hiện: Xây dựng các tuyến đường kiểu mẫu.

- Quy mô xây dựng: 39,0km (Đường trục xã, liên xã: 10,0 km; đường trục thôn (nội thôn): 25,5 km; đường ngõ, xóm: 4,5 km).

- Phương án thực hiện cụ thể trong mô hình:

+ Nhà nước và nhân dân cùng làm.

- Hình thức thực hiện:

+ Ngân sách Trung ương hỗ trợ mua các giống hoa, cây cảnh, phân bón.

+ Ngân sách xã hỗ trợ phong hóa các tuyến đường để mở rộng lề đường, phục vụ trồng hoa, cây cảnh ở các tuyến đường trục xã, thôn, ngõ xóm.

+ Nhân dân hiến đất, hiến cây, trồng và chăm sóc, quản lý các tuyến đường mẫu.

Cộng đồng quản lý, chăm sóc

Xem lại sự cần thiết phải hỗ trợ từ ngân sách Trung ương (không làm thay nhiệm vụ của địa phương)

61

Đắk Lắk

(Công văn số 11157/UBND-NNMT ngày 23/12/2022)

Xây dựng cảnh quan và bảo vệ môi trường nông thôn

xã Ea Kpam, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk

2023 - 2025

+ Tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp Ủy đảng, chính quyền, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân về các quy định bảo vệ tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học; đưa ra các cảnh báo và biện pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường.

+ Tăng cường phối hợp giữa các cấp, các ngành, đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân trong công tác bảo vệ tài nguyên môi trường.

+ Phân công nhiệm vụ cụ thể đối với từng ngành, từng lĩnh vực và từng đối tượng tham gia.

+ Tổ chức mạng lưới thu gom triệt để và hiệu quả; bố trí và đầu tư phương tiện thu gom chất thải sinh hoạt phù hợp; trang bị phương tiện và trang thiết bị lưu chứa rác tại khu vực công cộng đảm bảo thuận tiện, thân thiện môi trường.

+ Hỗ trợ kỹ thuật, trang thiết bị, chế phẩm sinh học để thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình; xây dựng và triển khai các mô hình phân loại thu gom rác thải sinh hoạt phù hợp với địa bàn dân cư.

+ Xây dựng các mô hình xử lý chất thải chăn nuôi và phụ phẩm nông nghiệp theo hướng tuần hoàn.

+ Đầu tư trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện thu gom, lưu trữ và vận chuyển bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, đảm bảo không phát tán ra môi trường.

+ Tập huấn nâng cao năng lực giám sát của cộng đồng trong công tác xây dựng cảnh quan, bảo vệ môi trường.

+ Trong quá trình triển khai thực hiện có biểu dương, khen thưởng, mỗi Chương trình phối hợp đều có sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm.

Tạo môi trường cảnh quan xanh - sạch - đẹp

Xem lại sự cần thiết phải hỗ trợ từ ngân sách Trung ương (không làm thay nhiệm vụ của địa phương)

62

Bến Tre

(Công văn số 8226/UBND-KT ngày 19/12/2022)

Tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn.

Xã Phú An Hòa

2023- 2025

+ Trồng cây xanh phân tán, các loại hoa kiểng tầng thấp phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương; bố trí thùng/điểm tập kết rác thải, lắp đặt pano tuyên truyền, hệ thống trụ gắn đèn chiếu sáng năng lượng mặt trời,...trên các tuyến giao thông chính của xã; Tổ chức các hoạt động tuyên truyền Nhân dân tham gia thực hiện, giữ gìn cảnh quan,...bằng các hình thức phù hợp.

+ Lắp đặt camera giám sát.

Xây dựng cảnh quan đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn; đường xa, liên xa được xây dựng/lắp đặt hệ thống chiếu sáng

Đề nghị rà soát để nhân rộng các mô hình hiệu quả sử dụng ngân sách địa phương.

63

Hậu Giang

(Công văn số 1986/UBND-NCTH ngày 23/12/2022)

Xây dựng cảnh quan, không gian xanh - sạch - đẹp, an toàn tại ấp Xẻo Cao A, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, Hậu Giang

Ấp Xẻo Cao A, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang

2023- 2025

- Xây dựng, gia cố phía bờ kênh tiếp giáp, nạo vét kênh.

- Xây dựng hệ thống thoát nước thải, thí điểm mô hình xử lý nước thải sinh hoạt quy mô hộ gia đình/liên hộ.

- Sửa chữa, dặm vá các đoạn đường giao thông bị xuống cấp.

- Trang bị thùng rác công cộng, thùng rác phân loại rác tại nguồn

- Thành lập tổ vệ sinh môi trường thực hiện việc thu gom rác thải sinh hoạt.

- Trang bị thiết bị thu gom rác thải sinh hoạt cho Tổ vệ sinh môi trường vận chuyển rác thải từ ấp ra điểm tập kết rác.

- Lắp đặt các pano tuyên truyền

- Cải tạo vườn tạp, vườn không hiệu quả

- Phát quang các tuyến đường của ấp.

- Xây dựng các ô và hỗ trợ hoa kiểng, cây xanh dọc các tuyến đường để tạo cảnh quan.

Thực hiện các nội dung xây dựng cảnh quan môi trường một cách tổng hợp, đầy đủ giúp cho hiệu quả thực hiện được nâng cao, bộ mặt cảnh quan môi trường sẽ được thay đổi một cách nổi bật

Xem lại sự cần thiết phải hỗ trợ từ ngân sách Trung ương (không làm thay nhiệm vụ của địa phương)

 

PHỤ LỤC II.

TIÊU CHÍ LỰA CHỌN MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM
THUỘC CHƯƠNG TRÌNH TĂNG CƯỜNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Công văn số 2884/BNN-VPĐP ngày 11/5/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Các nguyên tắc chung

- Thuộc địa bàn và theo từng nhóm nội dung dự kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (để đảm bảo cân đối, hài hòa giữa các nhóm mô hình, vùng miền,…); mỗi tỉnh chỉ thực hiện 01 mô hình thuộc mỗi nhóm nội dung.

- Nội dung thực hiện bám sát và phù hợp với Chương trình 925;

- Thực hiện trên địa bàn nông thôn (các xã, huyện); không thực hiện trên địa bàn thị trấn.

- Phù hợp với điều kiện của từng địa phương, góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã, huyện (không hỗ trợ đối với các huyện phấn đấu đạt NTM nâng cao, xã phấn đấu đạt NTM nâng cao, kiểu mẫu);

- Có tính mới (so với bình diện chung của vùng và của tỉnh); có hiệu quả để tổng kết về nội dung, phương pháp, cách làm.

- Có công nghệ phù hợp với đặc thù khu vực nông thôn; có khả năng nhân rộng trên địa bàn; có tính điển hình và lan tỏa cao.

- Có giá thành hợp lý, suất đầu tư thấp, thân thiện với môi trường;

- Kỹ thuật vận hành đơn giản, chi phí vận hành, bảo dưỡng thấp và dễ dàng trong chuyển giao quản lý vận hành;

- Huy động được sự tham gia của cộng đồng, người dân (ưu tiên các mô hình có sự tham gia của doanh nghiệp, hợp tác xã);

- Trung ương không làm thay các nhiệm vụ của địa phương.

- Huy động được nguồn lực đối ứng của địa phương và nguồn xã hội hóa; không hỗ trợ đối với các mô hình đã sử dụng kinh phí từ ngân sách địa phương và các nguồn kinh phí khác.

- Ngân sách Trung ương từ nguồn kinh phí sự nghiệp nên chỉ hỗ trợ thực hiện đối với các nội dung phù hợp với nguồn kinh phí.

[...]
2