Loading


Công văn 295/NHCS-TDNN năm 2010 về huy động tiết kiệm thông qua Tổ Tiết kiệm và vay vốn do Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành

Số hiệu 295/NHCS-TDNN
Ngày ban hành 22/02/2010
Ngày có hiệu lực 22/02/2010
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Ngân hàng Chính sách Xã hội
Người ký Nguyễn Văn Lý
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng,Tài chính nhà nước

NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 295/NHCS-TDNN
V/v Huy động tiết kiệm thông qua Tổ TK&VV

Hà Nội, ngày 22 tháng 02 năm 2010

 

Kính gửi: Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội các tỉnh, thành phố.

Sau khi Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) ký ban hành Văn bản số 244/NHCS-KH ngày 18/02/2009 về việc huy động tiền gửi tiết kiệm của người nghèo thông qua T TK&VV, tháng 3/2009 Hội sở chính đã triển khai Hội nghị tập huấn theo 12 cụm với các thành phần tham dự là Ban lãnh đạo chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh và Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện. Đến nay, việc triển khai huy động tiền gửi tiết kiệm của người nghèo thông qua Tổ TK&VV theo văn bản số 244/NHCS-KH trong toàn hệ thống còn rất hạn chế, một số tỉnh đã triển khai thực hiện nhưng còn lúng túng... Đthống nhất triển khai nhanh, mạnh mẽ, có hiệu quả việc huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua Tổ TK&VV, Tổng giám đốc yêu cầu Giám đốc chi nhánh NHCSXH triển khai thực hiện một số nội dung sau:

1. Trong năm 2010, yêu cầu tất cả các chi nhánh tỉnh, thành phố triển khai thực hiện huy động tiết kiệm của người nghèo theo hướng dẫn của Tng giám đốc tại Văn bản số 244/NHCS-KH ngày 18/02/2009 và điểm III Văn bản số 767/NHCS-TD-KH-CNTT ngày 09/4/2009. Mỗi chi nhánh phải có tn 80% Tổ tiết kiệm và vay vốn được NHCSXH ủy nhiệm thu tiền gửi tiết kiệm ca các thành viên trong Tổ TK&VV.

Thông qua việc triển khai huy động tiền gửi tiết kiệm của tổ viên thông qua Tổ TK&VV lần này, chi nhánh NHCSXH địa phương tiếp tục thực hiện việc kiện toàn, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV theo Văn bản số 1617/NHCS-TD ngày 28/8/2007 của Tổng giám đốc.

Ngân hàng cùng với các tổ chức chính trị - xã hội tiến hành đánh giá, phân loại, lựa chọn những Tổ TK&VV đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại văn bản số 244/NHCS-KH và tham khảo thêm các tiêu chí sau đây để ủy nhiệm huy động tiết kiệm:

- Đã được củng cố, hoàn thiện theo văn bản 1617/NHCS-TD ngày 28/8/2007.

- Thực hiện nghiêm túc các nội dung công việc được NHCSXH ủy nhiệm.

- Tổ trưởng thường xuyên đến giao dịch với Ngân hàng tại điểm giao dịch đúng lịch giao dịch quy định, là người có khả năng quản lý, nhiệt tình, trung thực, biết tính toán, ghi chép, lưu giữ các loại ssách, giấy tờ do tổ quản lý.

- Tổ không có nợ bị xâm tiêu, chiếm dụng (Trừ các khoản nợ xâm tiêu, chiếm dụng nhận bàn giao từ Hội khác, Tổ khác do việc củng cố Tổ)

2. Phải quán triệt sâu sắc các nội dung cơ bản của mục đích huy động tiền gửi tiết kiệm của người nghèo thông qua Tổ TK&VV nhằm từng bước tạo cho người nghèo có ý thức dành tiền tiết kiệm để tạo vốn tự có, quen dần với hoạt động tín dụng, tài chính; đồng thời tạo thêm nguồn vốn để mở rộng cho vay trên địa bàn, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo tại địa phương. Yêu cầu Giám đốc chi nhánh Ngân hàng cấp tỉnh, cấp huyện phải phổ biến chủ trương này đến Ban quản lý Tổ, cán bộ Hội làm ủy thác và hướng dẫn để Tổ phổ biến đến người vay vốn.

3. Giám đốc Ngân hàng cấp tỉnh, cấp huyện báo cáo chủ trương và tham mưu Trưởng Ban đại diện HĐQT cùng cấp có văn bản chỉ đạo triển khai huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua T TK&VV đến các tổ chức chính trị - xã hội, UBND cấp xã, Tổ TK&VV. Đồng thời thành lập ban chỉ đạo tại cấp tỉnh do Giám đốc Ngân hàng làm trưởng ban, các thành viên là đại diện lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội làm ủy thác, lãnh đạo Ngân hàng và các phòng chuyên môn nghiệp vụ tại Hội sở tỉnh. Có kế hoạch phân công các đoàn công tác, cán bộ nghiệp vụ Ngân hàng cấp tỉnh về chỉ đạo thực hiện tại các Phòng giao dịch cấp huyện. Yêu cầu Giám đốc NHCSXH cấp huyện xây dựng kế hoạch; phổ biến, tuyên truyền và tổ chức tập huấn nội dung, quy trình huy động tiết kiệm, lựa chọn Tổ TK&VV có đủ điều kiện để ủy nhiệm huy động tiết kiệm từ tổ viên.

4. Ngân hàng cấp tỉnh, huyện tchức họp giao ban với các tổ chức chính trị - xã hội làm ủy thác cùng cấp để bàn biện pháp phối hợp, triển khai thực hiện. Sau khi họp giao ban ở mỗi cấp (cấp tỉnh, cấp huyện), NHCSXH và các tổ chức chính trị - xã hội có văn bản liên ngành chỉ đạo Ngân hàng cấp huyện, các tổ chức chính trị - xã hội cấp dưới, Tổ TK&VV thực hiện huy động tiết kiệm đến người vay theo hướng dẫn của Tổng giám đốc tại văn bản số 244/NHCS-KH ngày 18/02/2009 và điểm III Văn bản số 767/NHCS-TD-KH-CNTT ngày 09/4/2009.

5. Biên soạn tài liệu tập huấn ngắn gọn, nội dung chủ yếu tập trung vào thủ tục, qui trình gửi, rút tiền tiết kiệm, cách thức ghi Phiếu theo dõi tiền gửi tiết kiệm của Tổ viên và Bảng kê thu chi tiền gửi tiết kiệm, theo dõi sự biến động về số dư tiền gửi tiết kiệm, cách đối chiếu số dư tiền gửi tiết kiệm luôn luôn khớp đúng giữa Phiếu theo dõi tiền gửi tiết kiệm của tổ viên với sổ sách ghi chép tại Tổ và Danh sách công khai tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng và những nội dung khác liên quan đến việc thu chi tiền gửi tiết kiệm của tổ viên.

Tổ chức tập huấn cho cán bộ của các tổ chức chính trị - xã hội làm ủy thác các cấp, Ban giảm nghèo cấp xã, cán bộ Ngân hàng và 100% Tổ TK&VV trên địa bàn (Thời gian tập huấn trong tháng 03 và 04/2010). Cách thức tập huấn theo xã, cụm xã và cầm tay chỉ việc, làm thử để mọi người có thể tự thao tác.

6. Cán bộ tín dụng phối hợp với tổ chức chính trị - xã hội cấp xã để đánh giá, phân loại Tổ, lựa chọn những T TK&VV đủ điều kiện, đủ tiêu chí để ủy nhiệm thu tiết kiệm, lập Danh sách đánh giá, phân loại Tổ TK&VV để ủy nhiệm thu tiết kiệm(theo mẫu đính kèm) có xác nhận của các Hội cấp xã làm ủy thác và ý kiến đề xuất của cán bộ tín dụng, sau đó trình Giám đốc quyết định (Giám đốc ký duyệt trên Danh sách này theo từng xã) để thông báo cho UBND xã, Tổ TK&VV biết và lập biểu Tổng hợp kết quả đánh giá, phân loại Tổ TK&VV để ủy nhiệm thu tiết kiệm trên toàn huyện (theo mẫu đính kèm) để Báo cáo Trưởng ban đại diện và thông báo cho tổ chức Hội nhận ủy thác, đồng thời làm cơ sở tổ chức thực hiện.

a. Đối với loại Tổ đủ điều kiện ủy nhiệm thu tiết kiệm: Ngân hàng phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội chỉ đạo Tổ TK&VV tổ chức họp Tổ để phổ biến nội dung, bàn bạc thống nhất về việc gửi tiết kiệm và mức tiền gửi để ghi vào Qui ước hoạt động của Tổ theo mẫu số 10/TD (Biên bản họp Tổ TK&VV V/v: thống nhất gửi tiền tiết kiệm của tổ viên). Sau khi họp, Tổ TK&VV gửi Biên bản họp Tổ đến Ngân hàng cấp huyện và tổ chức ký bổ sung Phụ lục Hợp đồng ủy nhiệm giữa NHCSXH với Tổ TK&VV về nội dung huy động tiết kiệm, mức hoa hồng NHCSXH trả cho Tổ TK&VV.

b. Đối với những Tổ TK&VV hoạt động yếu kém, chưa đủ điều kiện triển khai huy động tiết kiệm của tổ viên, Ngân hàng cấp tỉnh, cấp huyện báo cáo Trưởng Ban đại diện HĐQT và UBND xã biết về nguyên nhân; đồng thời phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội có kế hoạch cụ thể tiếp tục thực hiện củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ, kiện toàn ban quản lý Tổ, lựa chọn người có khả năng quản lý, biết tính toán, ghi chép, lưu giữ sổ sách làm Tổ trưởng để đảm bảo tất cả các Tổ TK&VV đều thực hiện được nhiệm vụ huy động tiền gửi tiết kiệm của tổ viên.

7. Tuyên truyền rộng rãi chủ trương, nội dung huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua Tổ TK&VV trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết và đón nhận thực hiện.

8. Huy động tiết kiệm thông qua Tổ TK&VV là một nội dung được xem xét chấm điểm thi đua, khen thưởng hàng năm, Ngân hàng các cấp cn phát động các đợt thi đua để động viên khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân tích cực tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ này, đặc biệt cần khuyến khích khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có số Tổ huy động được tiết kiệm lớn, số dư tiền gửi cao. Đồng thời xem xét xử lý nghiêm túc đối với những tập thể, cá nhân thực hiện sai quy định của chủ trương này, không tuân thủ sự chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên.

9. Việc huy động tiết kiệm thông qua tổ TK&VV cần triển khai thực hiện một cách nghiêm túc, khẩn trương, hiệu quả. Định kỳ ngày 05 hàng tháng, NHCSXH các tỉnh, thành phố gửi Hội sở chính Báo cáo kết quả huy động tiết kiệm thông qua Tổ TK&VV (theo mẫu đính kèm) bằng đường thư điện tử theo địa chỉ Tindungnguoingheo@gmail.com. Kỳ báo cáo đầu tiên được lập vào ngày 05/6/2010 để báo cáo kết quả thực hiện từ ban đu triển khai đến ngày 31/5/2010.

Nhận được công văn này, yêu cầu Giám đốc chi nhánh NHCSXH các tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện. Nếu có vướng mắc, báo cáo Tổng giám đốc xem xét, giải quyết./

 


Nơi nhận:
- Như kính gửi;
- Hội LHPNVN, Hội Nông dân VN Hội CCBVN, Đoàn TNCS HCM; (để phối hợp TH)
- Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc;
- Kế toán trưởng; Trưởng ban Kiểm soát;
- Các phòng ban tại Hội sở chính;
- Trung tâm đào tạo;
- Trung tâm CNTT (để truyền Fastnet);
- Lưu Văn thư, TKPC, phòng TDNN.

KT. TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC




Nguyễn Văn Lý

 

Chi nhánh…………………………..

BÁO CÁO KT QUẢ HUY ĐỘNG
TIẾT KIỆM THÔNG QUA T TK&VV
Tháng..... năm 201...

1. Kết quả thực hiện.

TT

Huyện

Tổng số Tổ TK&VV trên địa bàn đến cuối kỳ BC(Tổ)

Lũy kế số Tổ đã ủy nhiệm huy động tiết kiệm (Tổ)

Lũy kế sthu tiền gửi TK từ đầu năm đến cuối kỳ BC (đ)

Lũy kế schi tiền gửi TK từ đầu năm đến cuối kỳ BC (đ)

Số dư tiền gửi tiết kiệm cuối kỳ BC  (đ)

1

2

3

4

5

6

7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ