Loading


Công văn 3024/LĐTBXH-KHTC năm 2023 về chấn chỉnh, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc chấp hành pháp luật về tài chính - ngân sách Nhà nước theo Chỉ thị 22/CT-TTg do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu 3024/LĐTBXH-KHTC
Ngày ban hành 04/08/2023
Ngày có hiệu lực 04/08/2023
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Người ký Nguyễn Bá Hoan
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3024/LĐTBXH-KHTC
V/v chấn chỉnh, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc chấp hành pháp luật về tài chính - NSNN theo Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 23/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Hà Nội, ngày 04 tháng 8 năm 2023

 

Kính gửi:

- Thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ;
- Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng cơ bản.

Thực hiện Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 23/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật trong việc chấp hành pháp luật về tài chính - ngân sách nhà nước, Bộ yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng cơ bản nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về tài chính - ngân sách nhà nước trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, sử dụng tài sản công; thực hiện các kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm toán; trong đó tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm như sau:

1. Tổ chức quán triệt và nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 23/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ và nhiệm vụ trọng tâm tại Công văn này đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, đơn vị.

2. Về hoàn thiện thể chế

- Rà soát, đề xuất với cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức sử dụng ngân sách nhà nước, sử dụng tài sản công cho phù hợp với thực tiễn tại cơ quan, đơn vị, địa phương; bãi bỏ các quy định không còn phù hợp hoặc trái với quy định của cấp có thẩm quyền.

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung hoàn thiện trình cấp có thẩm quyền ban hành đầy đủ các quy định để triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập; nhất là việc ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật, giá dịch vụ sự nghiệp công theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ và Thông tư số 56/2022/TT-BTC ngày 16/9/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

- Không đề xuất, ban hành các chính sách làm giảm thu ngân sách nhà nước, trừ trường hợp thực hiện theo cam kết quốc tế hoặc những tình huống bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh; chỉ đề xuất, ban hành mới chính sách chi ngân sách nhà nước khi thực sự cần thiết và có nguồn tài chính đảm bảo.

3. Về thu ngân sách nhà nước

- Lập dự toán thu theo đúng quy định; khắc phục tình trạng xây dựng dự toán thu ngân sách chưa sát với thực tế tình hình hoạt động của cơ quan, đơn vị.

- Chủ động đề ra biện pháp, phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách nhà nước được giao; đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào ngân sách nhà nước; không tự đặt ra các khoản thu, không giữ lại hoặc để các khoản thu ngoài ngân sách nhà nước trái quy định của pháp luật. Thực hiện nghiêm các khoản phải thu theo kiến nghị của các cơ quan có thẩm quyền.

4. Về quản lý chi ngân sách nhà nước

- Lập, quyết định dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đầu tư công và các quy định có liên quan, bám sát mục tiêu, định hướng, yêu cầu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm, Kế hoạch đầu tư công trung hạn, Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm; phải căn cứ các chính sách, chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo quyết định của cấp có thẩm quyền đối với năm dự toán và theo đúng thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; bố trí chi ngân sách nhà nước trong phạm vi, khả năng nguồn lực; bố trí chi cho các chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước đúng thẩm quyền, xác định rõ tính chất nguồn vốn và trong phạm vi tổng số vốn được cấp có thẩm quyền quyết định, đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả.

- Lập kế hoạch đầu tư công hàng năm theo đúng trình tự, thủ tục của Luật Đầu tư công. Thực hiện nghiêm việc phân bổ, giao chi tiết kế hoạch đầu tư công đúng thời hạn quy định, theo đúng nguyên tắc, thứ tự ưu tiên; đảm bảo thực hiện các dự án quan trọng, cấp bách và chủ động bố trí kinh phí để hoàn trả kinh phí đã ứng trước; xử lý dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản.

- Phân bổ, giao dự toán ngân sách chi thường xuyên đảm bảo đúng thời hạn quy định. Thực hiện rà soát, sắp xếp các nhiệm vụ chi thường xuyên ngân sách nhà nước theo đúng quy định đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn được giao và hoạt động của cơ quan, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được phân công; chủ động sắp xếp các nhiệm vụ theo thứ tự ưu tiên để bố trí nguồn lực thực hiện các công việc cấp bách, đột xuất, phát sinh trong quá trình triển khai nhiệm vụ.

- Điều hành, quản lý chi trong phạm vi dự toán được giao theo đúng tiêu chuẩn, chế độ, định mức Quy định; tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, đề án và các nhiệm vụ không thường xuyên, tránh việc chậm triển khai và dồn ép, giải ngân vào cuối năm, phải thu hồi nộp ngân sách nhà nước; triệt để tiết kiệm các khoản chi thường xuyên; sử dụng hiệu quả, đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ quy định; nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước. Kiểm soát chi chặt chẽ, đúng quy định; trường hợp hết nhiệm vụ chi phải hoàn trả ngân sách nhà nước; hạn chế tối đa việc ứng trước dự toán ngân sách, giảm số chi chuyển nguồn sang năm sau. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong quản lý, sử dụng và công tác giải ngân vốn đầu tư cóng, đảm bảo thực hiện giải ngân theo kế hoạch đã giao. Nghiêm cấm thực hiện các khoản chi ngoài dự toán, các khoản chi trái quy định của pháp luật, sử dụng ngân sách trái mục đích, đối tượng, nội dung sai chế độ quy định.

- Đẩy mạnh việc sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế, thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị để giảm chi thường xuyên ngân sách nhà nước. Xây dựng phương án tăng cường mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; thúc đẩy sự tham gia của các thành phần kinh tế trong xã nhằm góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ sự nghiệp công, đồng thời giảm áp lực lên ngân sách nhà nước.

5. Về quản lý viện trợ

Thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về vận động, tiếp nhận, quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi, viện trợ phi Chính phủ nước ngoài; lập dự toán, hạch toán, quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước đầy đủ; đẩy nhanh tiến độ giải ngân, quyết toán hoàn ứng kinh phí đã được ghi thu - ghi chi tạm ứng ngân sách nhà nước; chấp hành chế độ báo cáo 06 tháng, năm, báo cáo kết thúc dự án, lập và trình Bộ phê duyệt báo cáo quyết toán hoàn thành dự án, xử lý tài chính, tài sản theo đúng cam kết với nhà tài trợ và quy định của pháp luật Việt Nam.

6. Về quản lý, sử dụng tài sản công

- Khẩn trương ban hành văn bản quy định việc phân cấp trong quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý; các tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công; tài sản chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và quy định của Bộ để làm căn cứ lập kế hoạch, dự toán và kiểm soát chi ngân sách.

- Tổ chức rà soát, sắp xếp lại tài sản công bảo đảm sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức theo chế độ quy định và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ; xử lý tài sản không còn nhu cầu sử dụng để tạo nguồn tài chính bổ sung ngân sách nhà nước phục vụ cho đầu tư phát triển và các nhu cầu khác theo quy định; kiên quyết thu hồi các tài sản sử dụng sai đối tượng, sai mục đích, vượt tiêu chuẩn, định mức theo quy định của pháp luật, đảm bảo công khai, minh bạch, không để lãng phí thất thoát tài sản công.

- Khai thác, sử dụng hiệu quả tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; chấm dứt và xử lý nghiêm việc sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết không đúng quy định.

- Đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản công theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đảm bảo tiết kiệm, công khai, minh bạch.

7. Về quyết toán ngân sách nhà nước

- Xét duyệt, thẩm định báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước của các đơn vị dự toán trực thuộc và ngân sách cấp dưới, tổng hợp báo cáo theo đúng chế độ và thời hạn quy định; kiên quyết xuất toán và thu hồi nộp ngân sách nhà nước đối với các khoản chi sai chế độ hoặc không đủ điều kiện quyết toán theo đúng quy định của pháp luật.

- Chủ đầu tư khẩn trương lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước hằng năm và lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành theo đúng thời hạn quy định. Không để xảy ra tình trạng tồn đọng các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn đầu tư công đã hoàn thành, nhưng chậm lập, thẩm tra, phê duyệt quyết toán.

- Đẩy mạnh việc sử dụng thông tin, số liệu báo cáo tài chính nhà nước cho việc phát triển hoạch định chính sách, quản lý điều hành các nguồn lực của cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Các đơn vị quản lý nhà nước các lĩnh vực (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp; các Cục: Quản lý lao động ngoài nước; Việc làm; An toàn lao động; Quan hệ lao động và Tiền lương; Người có công; Bảo trợ xã hội; Trẻ em; Phòng, chống tệ nạn xã hội; Văn phòng Quốc gia về Giảm nghèo) và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: hàng năm tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện dự toán ngân sách được Bộ giao gắn liền với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của lĩnh vực mà đơn vị được giao quản lý hoặc lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành tại địa phương, gửi cùng báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước về Bộ (qua Vụ Kế hoạch - Tài chính) để tổng hợp, báo cáo các cơ quan chức năng theo quy định.

[...]
2