Loading


Công văn 338/BXD-KTQH năm 2003 về chương trình khung thoát nước các đô thị do Bộ Xây dựng ban hành

Số hiệu 338/BXD-KTQH
Ngày ban hành 10/03/2003
Ngày có hiệu lực 10/03/2003
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Xây dựng
Người ký Nguyễn Tấn Vạn
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

BỘ XÂY DỰNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 338/BXD-KTQH
V/V chương trình khung thoát nước các đô thị

Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2003

 

Kính gửi: - ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

Thực hiện Quyết định số 85/1999/QĐ-TTg ngày 5/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Định hướng phát triển thoát nước đô thị Việt Nam đến năm 2020", Bộ Xây dựng đã soạn thảo Chương trình khung thực hiện định hướng phát triển thoát nước đô thị Việt Nam đến năm 2020.

Bộ Xây dựng đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo và có kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng, quyền hạn và trách nhiệm trong lĩnh vực quản lý và phát triển hệ thống thoát nước đô thị.

Trong quá trình triển khai, các đơn vị thực hiện có vướng mắc xin phản ánh về Bộ Xây dựng để kịp thời bổ sung, hoàn chỉnh.

 


Nơi nhận:
- Như trên
- Sở XD
, S GTCC các tỉnh,tp
- Cty Cấp thoát nước các tỉnh,tp
- Lưu VP, Vụ KTQH.

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Tấn Vạn

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG

THỰC HIỆN "ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020"
(
Ban hành thực hiện theo Quyết định 85/1999/QĐ-TTg ngày 5/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ)

I/ TÊN CHƯƠNG TRÌNH

Chương trình khung thực hiện Định hướng phát triển thoát nước đô thị việt Nam đến năm 2020

II/ MỤC TIÊU

- Cụ thể hoá Định hướng phát triển thoát nước đô thị Việt Nam đến năm 2020

- Xác lập quan điểm, nhận thức, trách nhiệm quản lý, đầu tư phát triển hệ thống thoát nước đô thị và biện pháp phối hợp hoạt động giữa các Bộ, Ngành, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và chính quyền đô thị các cấp trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình khung nhằm từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thoát nước mưa và thu gom xử nước thải của các đô thị trong cả nước.

- Xây dựng kế hoạch lập Quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước cho các đô thị, lập dự án đầu tư, xác định thứ tự ưu tiên xây dựng hệ thống thoát nước mưa và xử lý nước thải cho các đô thị.

- Bảo đảm đến năm 2020 xoá bỏ tình trạng ngập úng cục bộ, đảm bảo 80% dân số đô thị được thụ hưởng dịch vụ thoát nước. Các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế, Vũng Tàu có 90% dân có dịch vụ thoát nước.

- Xây dựng các trạm xử lý nước thải tại các đô thị lớn, các đô thị có tiềm năng về phát triển du lịch công nghiệp, dịch vụ, là hạt nhân của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, xây dựng các hệ thống xử lý nước thải có công nghệ phù hợp với các đô thị nhỏ nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng hạ tầng đô thị, hạn chế việc di chuyển dân từ các đô thị nhỏ vào đô thị lớn.

- Xây dựng quy chế quản lý, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường đô thị, nhằm từng bước cải thiện và nâng cao mức sống cho nhân dân.

III/ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ

1. Hệ thống mương, cống thoát nước.

Các thành phố và thị xã tỉnh lỵ trong cả nước đều có hệ thống thoát nước từ thời thuộc Pháp. Tuy nhiên do hoàn cảnh chiến tranh, và khó khăn về kinh tế nên trong thời gian dài đã không được đầu xây dựng một cách thỏa đáng. Trong thời gian qua các đô thị phát triển không theo quy hoạch tổng thể, do vậy cơ sở hạ tầng hết sức nghèo nàn. Hệ thống thoát nước cũ không được đầu tư cải tạo, hệ thống mới chỉ xây dựng cục bộ nhằm giải quyết vấn đề thoát nước trước mắt cho từng cụm dân cư. Do công tác xây dựng hệ thống thoát nước được triển khai nhỏ giọt và không được đồng bộ, nên đã gây ra tình trạng ngập úng, ô nhiễm môi trường ở tất cả các đô thị trong cả nước.

Hệ thống thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt các đô thị là mạng cống chung, nước mưa và nước thải sinh hoạt. Nguồn tiếp nhận nước mưa và nước thải thường là các ao hồ tự nhiên và các dòng sông chảy qua đô thị.

Hệ thống thoát nước các đô thị được xây dựng dựa trên địa hình tự nhiên, nước tự chảy trong cống và mương, độ dốc thủy lực thấp do vậy lốc độ dòng chảy nhỏ dẫn đến tình trạng lắng cặn trong cống. Do tốc độ lắng cặn nhanh, tiết diện cống bị thu hẹp nên thường bị tc và đây cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.

Nhìn chung hệ thống mương cống thoát nước của các đô thị Việt Nam được xây dựng không đồng nhất, các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng có mật độ cống thoát nước cao hơn các đô thị nhỏ. Để đánh giá khả năng thoát nước của hệ thống chúng ta thường lấy tiêu chuẩn chiều dài bình quân cống trên người. Các đô thị trên thế giới tỷ lệ trung bình là 2m/người, ở nước ta tỷ lệ này tại các thành phố lớn như Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng là 0,2 đến 0,25m/ng, các đô thị còn lại chỉ đạt từ 0,08m/người. Trong từng đô thị, khu trung tâm, đặc biệt là các khu phố cũ, mật độ cống thoát nước thường cao hơn các khu vực mới xây dựng. Nhiều đô thị gần như chưa có hệ thống thoát nước nhất là các thị xã tỉnh lỵ vừa được tách tỉnh. Theo thống sơ bộ của các công ty vấn và báo cáo của các sở xây dựng một số đô thị có hệ thống thoát nước hết sức yếu kém như thị xã Tuy Hoà tỉnh Phú Yên hệ thống thoát nước mới phục vụ cho khoảng 5% diện tích đô thị, các thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định 10%, Ban Mê Thuột tỉnh Đắc Lắc 15%, Cao Bằng 20%...Các đô thị có hệ thống thoát nước tốt nhất như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, và một số đô thị nhỏ như Lào Cai, Thái Bình cũng chỉ có diện tích phục vụ khoảng 60%. Do tốc độ xây dựng đô thị ngày càng nhanh, việc xây dựng không theo quy hoạch, hệ số dòng chảy ngày càng lớn nên chiều dài, tiết diện các tuyến công không phù hợp với yêu cầu thực tế. Mặt khác, công tác duy tu bảo dưỡng không đáp ứng yêu cầu, các tuyến cống, ống thoát nước bị xuống cấp nghiêm trọng, đây là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ngập úng tại các đô thị.

Theo đánh giá của các công ty thoát nước hoặc môi trường đô thị lại các địa phương và các công ty tư vấn, có trên 50% các tuyến cống đã bị hư hỏng nghiêm trọng cần phải sửa chữa, 30% các tuyến cống đã xuống cấp, chỉ khoảng 20% vừa được xây dựng là còn tốt.

Các kênh rạch thoát nước chủ yếu là sử dụng kênh rạch tự nhiên, nền và thành bằng đất do vy thường không ổn định. Các cống, ống thoát nước được xây dựng bằng bê tông hoặc xây gạch, tiết diện cống thường có hình tròn, hình chữ nhật, có một số tuyến cống hình trứng. Ngoài ra tại các đô thị tồn tại nhiều mương đậy nắp đan hoặc mương hở, các mương này thường có kích thước nhỏ, có nhiệm vụ thu nước mưa và nước bẩn ở các cụm dân cư.

Hiện nay lại một số đô thị, do công tác quy hoạch san nền không được quan tâm, cơ quan tư vấn thiết kế không vạch và tính toán hệ thống cống thoát nước cụ thể nên đã lắp đặt các tuyến có kích thước và độ dốc không phù hợp thực tế, nhiều tuyến cống đạt độ dốc ngược do đó không phát huy tác dụng thoát nước.

2. Tình trạng ngập úng tại các đô thị.

[...]
1