Loading


Công văn 3975/BKHĐT-QLĐT năm 2022 về đề nghị góp ý Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành

Số hiệu 3975/BKHĐT-QLĐT
Ngày ban hành 15/06/2022
Ngày có hiệu lực 15/06/2022
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Người ký Trần Quốc Phương
Lĩnh vực Đầu tư,Bộ máy hành chính

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3975/BKHĐT-QLĐT
V/v đề nghị góp ý Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi)

Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2022

 

Kính gửi:

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI);
- Các Hiệp hội: Nhà thầu xây dựng Việt Nam, Tư vấn xây dựng Việt Nam, Nhà đầu tư công trình giao thông Việt Nam, Kinh tế xây dựng Việt Nam;
- Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước.

Thực hiện Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2022 của Quốc hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã triển khai xây dựng Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi).

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trân trọng đề nghị Quý Cơ quan/Doanh nghiệp nghiên cứu, có ý kiến về toàn văn Dự thảo Luật và một số nội dung quan trọng nêu tại Phụ lục gửi kèm theo văn bản này (Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia).

Ý kiến của Quý Cơ quan/Doanh nghiệp về Dự thảo Luật xin gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 26/6/2022 (đồng thời gửi file văn bản về địa chỉ email: chinhsachdauthau@mpi.gov.vn) để tổng hợp, hoàn thiện, trình Chính phủ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Quý Cơ quan/Doanh nghiệp./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ,
Cổng thông tin điện tử Bộ KH&ĐT (để đăng tải Dự thảo);
- Sở KH&ĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các đơn vị thuộc Bộ (để góp ý);
- Lưu: VT, QLĐT (HC)

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Quốc Phương

 

PHỤ LỤC:

MỘT SỐ NỘI DUNG QUAN TRỌNG CỦA DỰ THẢO LUẬT ĐẤU THẦU (SỬA ĐỔI)
(Kèm theo văn bản số 3975/BKHĐT-QLĐT ngày 15 tháng 6 năm 2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Ngoài việc tham gia ý kiến đối với toàn bộ nội dung của dự thảo Luật, đề nghị Quý Cơ quan/Doanh nghiệp tập trung nghiên cứu, cho ý kiến về một số nội dung quan trọng sau:

1. Phạm vi điều chỉnh và nguyên tắc áp dụng Luật Đấu thầu:

a) Mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật theo hướng bổ sung hoạt động lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư kinh doanh (Khoản 2 Điều 1), gồm:

- Dự án đầu tư xây dựng các công trình: khu đô thị; công trình dân dụng có một hoặc nhiều công năng gồm: nhà ở thương mại; trụ sở, văn phòng làm việc; công trình thương mại, dịch vụ;

- Dự án đầu tư khác phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật.

b) Làm rõ cơ chế tổ chức lựa chọn nhà thầu của doanh nghiệp nhà nước theo các phương án:

- Phương án 1: Để bảo đảm quản lý chặt chẽ, hiệu quả nguồn vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Dự thảo Luật (điểm b khoản 1 Điều 1) quy định theo hướng các dự án đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước (không phân biệt nguồn vốn, không phân biệt tỷ lệ vốn góp của nhà nước trong doanh nghiệp) thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật (như quy định của Luật Đấu thầu năm 2013);

- Phương án 2: Đtạo sự linh hoạt, chủ động, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp; thúc đẩy quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, Luật sẽ chỉ điều chỉnh hoạt động lựa chọn nhà thầu của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

c) Quy định cụ thể các hoạt động đấu thầu không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu (khoản 3 Điều 1 Dự thảo Luật).

d) Bổ sung quy định: Tổ chức, cá nhân có hoạt động đấu thầu không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu có thể chọn áp dụng Luật này nhưng phải xác định cụ thể các điều, khoản, điểm sẽ thực hiện theo quy định của Luật này (khoản 2 Điều 2 Dự thảo Luật).

đ) Bổ sung nguyên tắc áp dụng Luật (khoản 5 Điều 3 Dự thảo Luật) theo hướng: Trường hợp pháp luật khác có quy định về hoạt động lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư thì trình tự chuẩn bị thực hiện và tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư phải tuân thủ theo quy định của Luật Đấu thầu.

2. Các hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư:

a) Chỉ định thầu (Điều 20 Dự thảo Luật)

Sửa đổi, bổ sung các trường hợp áp dụng chỉ định thầu trong các trưng hp khẩn cấp, cấp bách hoặc cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án như: (i) Gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh mà chủ đầu tư không thể kịp thời thực hiện gói thầu nếu áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu khác; (ii) Gói thầu di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; gói thầu rà phá bom, mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng công trình; (iii) Gói thầu mua sắm hàng hóa được mua trên Sở Giao dịch hàng hóa trong nước; (iv) Gói thầu được thực hiện trong các điều kiện đặc biệt thuận lợi và chỉ xuất hiện trong thời gian rất ngắn, như mua sắm từ các hoạt động thanh lý không theo định kỳ, phá sản hay tiếp quản bất thường; (v) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp chỉ có thể thực hiện bởi một nhà thầu và không có hàng hóa, dịch vụ, công trình thay thế phù hợp vì yêu cầu đối với một tác phẩm nghệ thuật hoặc bảo hộ quyền đối với sáng chế, bảo hộ quyền tác giả hoặc các hình thức bảo hộ độc quyền khác hoặc không có sự cạnh tranh vì lý do về mặt kỹ thuật của gói thầu.

b) Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt (Điều 24 Dự thảo Luật):

Điều này quy định về nguyên tắc áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt, thẩm quyền quyết định áp dụng, trình tự, thủ tục thực hiện để bảo đảm áp dụng thống nhất, minh bạch và xác định rõ được trách nhiệm của từng bên liên quan.

c) Mua sm trực tiếp (Điều 22 Dự thảo Luật):

Quy định về mua sắm trực tiếp trong Luật Đấu thầu năm 2013 có thể dẫn đến hiện tượng chủ đầu tư lạm dụng để áp giá cao, gây thất thoát, lãng phí. Do đó, Dự thảo Luật (khoản 8 Điều 39) bổ sung quy định về “tùy chọn mua thêm” để tạo cơ sở pháp lý cho các chủ đầu tư mua thêm hàng hóa đã trúng thầu trước đó, nhằm tiết kiệm thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu, tăng hiệu quả kinh tế trong đấu thầu, đồng thời tránh việc chủ đầu tư áp giá cao khi mua sắm trực tiếp.

[...]
5