Loading


Công văn 4037/BGDĐT-TTr năm 2017 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thanh tra nội bộ năm học 2017-2018 đối với cơ sở giáo dục đại học, trường sư phạm do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Số hiệu 4037/BGDĐT-TTr
Ngày ban hành 01/09/2017
Ngày có hiệu lực 01/09/2017
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký Phạm Mạnh Hùng
Lĩnh vực Giáo dục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4037/BGDĐT-TTr
V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thanh tra nội bộ năm học 2017-2018 đối với CSGDĐH, trường SP

Hà Nội, ngày 01 tháng 09 năm 2017

 

Kính gửi:sở giáo dục đại học, trường sư phạm

Thực hiện Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09/5/2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục; căn cứ Thông tư số 51/2012/TT-BGDĐT ngày 18/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra trong cơ sở giáo dục đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp; căn cứ Chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT ngày 08/8/2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017 - 2018 ngành giáo dục, Bộ GDĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thanh tra năm học 2017 - 2018 đối với cơ sở giáo dục đại học, trường phạm (gọi chung là trường) như sau:

I. NHIỆM VỤ CHUNG

Tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò công tác thanh tra trong tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; kiện toàn tổ chức, đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra nội bộ, cộng tác viên thanh tra; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, phòng, chống tham nhũng; tập trung thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, những vấn đề dư luận bức xúc; chuẩn hóa hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo; tăng cường xử lý sau thanh tra.

II. NHIỆM VỤ CỤ TH

1. Tổ chức thực hiện các văn bản chỉ đạo về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo và phòng, chống tham nhũng

a) Tiếp tục quán triệt sâu sc, xây dựng kế hoạch chi tiết và triển khai thực hiện Chỉ thị số 5972/CT-BGDĐT ngày 20/12/2016 về việc tăng cường công tác thanh tra giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và các văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong đội ngũ cán bộ quản lý, viên chức và người lao động, nhất là người đứng đầu đơn vị thuộc trường và tổ chức, cá nhân có liên quan.

b) Rà soát các văn bản hướng dẫn về thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, phòng, chống tham nhũng để sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung phù hợp thực tiễn.

2. Kiện toàn về tổ chức, đội ngũ cán bộ thanh tra nội bộ

a) Giám đốc, hiệu trưởng các trường (gọi chung là Hiệu trưởng) xác định vị trí việc làm của Thanh tra nội bộ trên cơ sở đó bố trí đội ngũ đáp ứng vị trí việc làm theo đúng quy định tại Điều 6 Thông tư số 51/2012/TT-BGDĐT.

b) Xây dựng mạng lưới cộng tác viên thanh tra bám sát tiêu chuẩn tại Điều 3 Văn bản hợp nhất số 24/VBHN-BGDĐT ngày 20/10/2014 của Bộ GDĐT quy định về cộng tác viên thanh tra, đảm bảo chất lượng, cơ cấu chuyên môn.

c) Cử cán bộ làm công tác thanh tra nội bộ, cộng tác viên thanh tra tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra do các cơ sở giáo dục được Bộ GDĐT cho phép tổ chức; nâng cao tính chuyên nghiệp cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác thanh tra.

3. Xây dựng Kế hoạch thanh tra và tổ chức thực hiện thanh tra

a) Xây dựng kế hoạch và lựa chọn đối tượng thanh tra

Hiệu trưởng chỉ đạo Phòng/Ban thanh tra nội bộ xây dựng Kế hoạch thanh tra năm học theo định hướng đổi mới hoạt động thanh tra giáo dục và Chỉ thị số 5972/CT-BGDĐT ngày 20/12/2016, lựa chọn thanh tra trách nhiệm quản lý và nhiệm vụ cụ thể của một số đơn vị trực thuộc (khoa, phòng, ban, trung tâm...), phù hợp với điều kiện thực tế của cơ sở theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 51/2012/TT-BGDĐT. Trong đó, tập trung thanh tra những nội dung liên quan trực tiếp đến việc thực hiện 9 nhiệm vụ chủ yếu và 5 nhóm giải pháp của giáo dục đại học năm học 2017 - 2018, đặc biệt là việc thực hiện quyền tự chủ, thực hiện quy định về dân chủ; các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục.

Đối với các đại học quốc gia và đại học vùng cần lựa chọn thanh tra trách nhiệm quản lý và nhiệm vụ cụ thể của một số trường thành viên và đơn vị trực thuộc.

Kế hoạch thanh tra cần xác định rõ mục đích, yêu cầu thanh tra; phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra; đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp thanh tra và các nội dung khác theo Mu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 23/2016/TT-BGDĐT ngày 13/10/2016 của Bộ trưởng Bộ GDĐT.

b) Nội dung thanh tra: Cần bám sát nhiệm vụ chủ yếu của ngành, nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017 - 2018, có thể lựa chọn theo các chuyên đề:

- Trách nhiệm, nhiệm vụ và kết quả thực hiện của bộ phận tham mưu xây dựng, ban hành các quy định về tuyển sinh và đào tạo; in quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ của trường theo quy định; việc triển khai thực hiện đề án tự chủ giáo dục đại học (tổ chức cán bộ, hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, kiểm định chất lượng, tự chủ về tài chính...);

- Trách nhiệm, việc thực hiện nhiệm vụ và kết quả thực hiện của các đơn vị thành viên/các khoa, trung tâm, viện trực thuộc trường trong việc duy trì các điều kiện đảm bảo chất lượng đối với giáo dục đại học (tiêu chuẩn giảng viên, cán bộ quản lý; đội ngũ giảng viên cơ hữu; cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ giảng dạy); duy trì và đảm bảo các điều kiện mở ngành đào tạo (đặc biệt đối với trình độ thạc sĩ, tiến sĩ); việc cập nhật, xây dựng, thẩm định chương trình (đặc biệt đảm bảo khối lượng kiến thức tối thiểu của toàn chương trình, của từng khối kiến thức trong chương trình, giáo trình, tài liệu tham khảo); hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, giảng viên; hoạt động hợp tác quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu khoa học; việc đảm bảo đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ của cơ sở giáo dục đại học theo Nghị định số 99/2014/NĐ-CP ngày 25/10/2014 của Chính phủ;

- Trách nhiệm, nhiệm vụ trong việc tổ chức tuyển sinh ở các trình độ, tổ chức quản lý đào tạo: Thực hiện quy chế tuyển sinh; quy chế đào tạo: Thi hết học phần; đánh giá luận văn, luận án (về điều kiện, tiêu chuẩn của thành viên hội đồng, điều kiện của thí sinh...); việc nâng cp chất lượng dạy học ngoại ng, đặc biệt là tiếng Anh;

- Việc thực hiện quy chế dân chủ, thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; hoạt động thu, chi tài chính; huy động vốn, quản lý các quỹ, quản lý tài sản, quản lý nợ phải trả của nhà trường, và các hoạt động tài chính khác theo quy định của pháp luật.

c) Tổ chức hoạt động thanh tra nội bộ

Hoạt động thanh tra nội bộ được thực hiện theo hình thức: Thanh tra theo kế hoạch, thanh tra đột xuất:

- Căn cứ kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt, Phòng/Ban thanh tra hoặc cán bộ chuyên trách công tác thanh tra nội bộ xây dựng kế hoạch tổ chức thanh tra và dự thảo quyết định thanh tra trình Hiệu trưởng.

- Tiến hành thanh tra đột xuất khi phát hiện đơn vị, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Hiệu trưởng giao.

Quyết định thanh tra thực hiện theo Mu số 04-TTr ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-TTCP ngày 16/10/2014 của Thanh tra Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra.

Trưởng đoàn thanh tra là lãnh đạo trường hoặc lãnh đạo Phòng/Ban thanh tra nội bộ; thành viên đoàn thanh tra là cán bộ thuộc Phòng/Ban thanh tra nội bộ, cộng tác viên thanh tra là cán bộ chuyên viên thuộc các phòng, ban, giảng viên các khoa có chuyên môn phù hợp với nội dung thanh tra.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ