Công văn 4754/TCĐBVN-KHĐT năm 2015 xây dựng kế hoạch bảo trì công trình đường bộ trung hạn giai đoạn 2017-2020 do Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành
Số hiệu | 4754/TCĐBVN-KHĐT |
Ngày ban hành | 04/09/2015 |
Ngày có hiệu lực | 04/09/2015 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Tổng cục đường bộ Việt Nam |
Người ký | Nguyễn Văn Huyện |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị,Giao thông - Vận tải |
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM |
Số: 4754/TCĐBVN-KHĐT |
Hà Nội, ngày 04 tháng 09 năm 2015 |
Kính gửi: |
- Các Cục QLĐB: I, II, III, IV và Cao tốc; |
Để đảm bảo sự chủ động, hiệu quả trong quản lý, bảo trì công trình đường bộ và triển khai Nghị quyết phiên họp thường kỳ Quý I/2015 của Hội đồng quản lý Quỹ bảo trì đường bộ Trung ương (Nghị quyết số 02/NQ-QBTTW ngày 20/4/2015); Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các Cục Quản lý Đường bộ, các Sở Giao thông vận tải và các Ban Quản lý dự án (sau đây gọi tắt là các đơn vị) xây dựng kế hoạch bảo trì công trình đường bộ trung hạn giai đoạn 2017-2020 với các nội dung như sau:
I. Thu thập dữ liệu hiện trạng quốc lộ:
Để phục vụ việc xây dựng và bảo vệ kế hoạch bảo trì công trình đường bộ trung hạn giai đoạn 2017-2020, các đơn vị thực hiện thu thập dữ liệu hiện trạng quốc lộ, bao gồm:
- Rà soát, cập nhật cơ sở dữ liệu đường bộ, đảm bảo phản ánh đầy đủ, chính xác hiện trạng kỹ thuật và nhu cầu đầu tư trên các quốc lộ (bao gồm: hiện trạng kỹ thuật, mức độ hư hỏng, lưu lượng xe, các dự án xây dựng cơ bản, năm đưa vào khai thác hoặc sửa chữa trung, đại tu gần nhất….), báo cáo theo biểu mẫu 01, 02 và 03 kèm theo.
- Lập bình đồ duỗi thẳng cho từng quốc lộ thể hiện tình hình sửa chữa lớn, vừa trong các năm từ 2011-2016 (đối với công trình sửa chữa vừa, lớn chỉ thể hiện các khối lượng sửa chữa toàn bộ mặt đường trên chiều dài > 300m) và đóng thành hồ sơ riêng.
II. Nội dung xây dựng kế hoạch bảo trì công trình đường bộ trung hạn:
Các đơn vị thực hiện xây dựng kế hoạch nhu cầu bảo trì công trình đường bộ trung hạn giai đoạn 2017-2020 như sau:
1. Bảo dưỡng thường xuyên (BDTX):
a. Năm 2017: Kinh phí BDTX năm 2017 được tính bằng 1,05 lần kinh phí BDTX được giao kế hoạch bảo trì 2016, cộng thêm phần kinh phí dự kiến bổ sung.
b. Năm 2018-2020: Kinh phí BDTX được tính toán đầy đủ theo Định mức bảo dưỡng thường xuyên đường bộ ban hành theo Quyết định số 3409/QĐ-BGTVT ngày 08/9/2014 của Bộ GTVT và quy định hiện hành.
2. Sửa chữa định kỳ (SCĐK):
Căn cứ mức độ, tính chất hư hỏng của công trình, thời gian đưa công trình vào khai thác sử dụng, vai trò chức năng của tuyến đường, lưu lượng xe khai thác, tình hình triển khai các dự án XDCB (bao gồm cả các dự án dự kiến đầu tư trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016-2020) các đơn vị xây dựng danh mục công trình sửa chữa định kỳ cho từng năm từ 2017-2020; trong đó xác định quy mô giải pháp sửa chữa (sửa chữa lớn hoặc vừa), dự kiến khối lượng và chi phí thực hiện, cụ thể:
- Về quy mô sửa chữa:
+ Mặt đường có thời gian khai thác quá thời gian sửa chữa lớn (bằng tuổi thọ thiết kế mặt đường): Sửa chữa, tăng cường kết cấu mặt đường đảm bảo khôi phục chất lượng mặt đường ban đầu khi đưa vào khai thác.
+ Mặt đường có thời gian khai thác quá thời gian sửa chữa vừa (bằng 1/2 tuổi thọ thiết kế mặt đường): Sửa chữa, thay thế các vị trí kết cấu mặt đường hư hỏng, có nguy cơ xuống cấp đảm bảo duy trì điều kiện khai thác và bảo vệ bền vững công trình.
Lưu ý: Để nâng cao chất lượng và hiệu quả trong quản lý bảo trì, khuyến khích các đơn vị đề xuất áp dụng kỹ thuật, công nghệ mới trong sửa chữa công trình.
- Về đề xuất năm đầu tư:
+ Năm 2017: Đầu tư sửa chữa cầu yếu; xử lý các vị trí điểm đen, điểm tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT cao; công trình đã quá thời kỳ sửa chữa lớn, vừa trên 3 năm trên các tuyến huyết mạch và công trình bị bị hư hỏng nặng (gây mất ATGT hoặc gây sự cố công trình).
+ Năm 2018: Đầu tư sửa chữa các vị trí điểm tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT; công trình đã quá thời kỳ sửa chữa lớn, vừa từ 1 - 3 năm trên các tuyến huyết mạch; công trình đã quá thời kỳ sửa chữa lớn, vừa trên 3 năm trên các tuyến còn lại.
+ Năm 2019: Đầu tư sửa chữa các công trình đã quá thời kỳ sửa chữa lớn, vừa từ 1-3 năm còn lại.
+ Năm 2020: Đầu tư sửa chữa các công trình đến kỳ sửa chữa lớn, vừa theo quy định.
(nội dung KHBT công trình đường bộ trung hạn như biểu mẫu 04 kèm theo)
1. Các Cục Quản lý đường bộ, các Sở GTVT (được uỷ thác quản lý quốc lộ) và các Ban QLDA: căn cứ hướng dẫn nêu trên khẩn trương hoàn thành xây dựng kế hoạch bảo trì công trình đường bộ trung hạn giai đoạn 2017-2020 của đơn vị, gửi về Tổng cục ĐBVN bằng văn bản và gửi File điện tử vào hộp thư: khdtvra@gmail.com trước ngày 30/9/2015.
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm trước Tổng cục ĐBVN chất lượng, tiến độ xây dựng kế hoạch bảo trì công trình đường bộ trung hạn giai đoạn 2017-2020. Tổng cục ĐBVN sẽ không xem xét, tổng hợp kế hoạch trung hạn đối với các đơn vị không hoàn thành xây dựng kế hoạch, gửi về Tổng cục ĐBVN đúng tiến độ quy định.
2. Giao Vụ Kế hoạch đầu tư chủ trì, phối hợp các Vụ: Quản lý bảo trì đường bộ, An toàn giao thông và các đơn vị liên quan thực hiện rà soát (tổ chức kiểm tra, đối chiếu thực tế nếu cần) để tổng hợp, hoàn chỉnh kế hoạch bảo trì công trình đường bộ trung hạn giai đoạn 2017-2020, báo cáo lãnh đạo Tổng cục ĐBVN trình Bộ GTVT đúng tiến độ.
Yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ nội dung trên khẩn trương thực hiện và chịu trách nhiệm trước Tổng cục ĐBVN về kết quả thực hiện./.