Loading


Công văn 4891/SGDĐT-GDTXCNĐH năm 2023 hướng dẫn thực hiện Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông năm học 2023-2024 do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 4891/SGDĐT-GDTXCNĐH
Ngày ban hành 31/08/2023
Ngày có hiệu lực 31/08/2023
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Dương Trí Dũng
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4891/SGDĐT-GDTXCNĐH
Về việc hướng dẫn thực hiện Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông năm học 2023 - 2024

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 8 năm 2023

 

Kính gửi:

- Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện và thành phố Thủ Đức;
- Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên;
- Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên;
- Hiệu trưởng trường có phân hiệu Giáo dục thường xuyên.

Căn cứ Thông tư số 36/2021/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình Giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở (THCS);

Căn cứ Thông tư số 12/2022/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 7 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình Giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông (THPT);

Căn cứ công văn số 3759/BGDĐT-GDTX ngày 28 tháng 7 năm 2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 đối với Giáo dục thường xuyên;

Căn cứ Quyết định số 3260/QĐ-UBND ngày 05 tháng 8 năm 2023 của Ủy ban nhân dân Thành phố về Kế hoạch thời gian năm học 2023 - 2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên trên địa bàn Thành phố Hố Chí Minh.

Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) hướng dẫn Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, Trường có phân hiệu Giáo dục thường xuyên (sau đây gọi tắt là Trung tâm) thực hiện Chương trình giáo dục thường xuyên (GDTX) năm học 2023 - 2024, cụ thể như sau:

1. Tổ chức thực hiện Chương trình GDTX cấp THCS và cấp THPT

a) Cấp THCS: Thực hiện theo Công văn số 627/BGDĐT-GDTX ngày 28 tháng 02 năm 2022 về việc hướng dẫn thực hiện Chương trình GDTX cấp THCS, trong đó:

- Đối với lớp 6, 7, 8: Thực hiện dạy học theo Chương trình GDTX cấp THCS ban hành kèm theo Thông tư số 36/2021/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2021 của Bộ GDĐT.

- Đối với lớp 9: Thực hiện dạy học theo Chương trình Bổ túc THCS ban hành kèm theo Quyết định số 48/2002/QĐ-BGDĐT ngày 27 tháng 11 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ GDĐT và Công văn số 3566/BGDĐT-GDTX ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Bộ GDĐT về hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học và kiểm tra, đánh giá học viên theo học Chương trình GDTX cấp THCS và THPT.

b) Cấp THPT:

- Đối với lớp 10, 11: Thực hiện dạy học theo Chương trình GDTX cấp THPT ban hành kèm theo Thông tư số 12/2022/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 7 năm 2022 của Bộ GDĐT.

- Đối với lớp 12: Thực hiện dạy học theo Chương trình GDTX cấp THPT ban hành kèm theo Quyết định số 50/2006/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GDĐT; Công văn số 8298/BGDĐT-GDTX ngày 21 tháng 9 năm 2009 về hướng dẫn thực hiện phân phối Chương trình GDTX cấp THPT và Công văn số 3566/BGDĐT-GDTX.

c) Xây dựng và ban hành kế hoạch giáo dục của đơn vị gồm: kế hoạch thời gian thực hiện chương trình (phân phối chương trình); kế hoạch giáo dục của tổ/nhóm chuyên môn (kế hoạch dạy học các môn học); kế hoạch giáo dục của giáo viên và kế hoạch bài dạy (giáo án) theo hướng dẫn tại Công văn số 5512/BGDĐT- GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của Trung tâm, đảm bảo tính khoa học và cân đối giữa các học kì trong năm học. Kế hoạch giáo dục của nhà trường phải đảm bảo phân bố hợp lý giữa nội dung giáo dục của môn học, yêu cầu cần đạt theo quy định của chương trình GDTX và đảm bảo kế hoạch thời gian năm học theo Quyết định 3260/QĐ- UBND.

d) Khuyến khích giáo viên tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, đề cao vai trò chủ thể học tập của học viên (thảo luận, tranh luận, đóng vai, dự án,...) nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học viên; phối hợp sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống (thuyết trình, đàm thoại,...) phát huy tính chủ động, sáng tạo của học viên trong việc tổ chức dạy học của từng môn học. Vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học viên và điều kiện cụ thể. Chú trọng các phương pháp dạy học tích cực, phương pháp phù hợp với đặc trưng môn học để hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực cho học viên.

- Đa dạng hóa và sử dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học: Kết hợp các hình thức học cá nhân, học nhóm, học ở lớp, học ngoài thực địa, học theo dự án học tập, nhiệm vụ học tập trực tuyến, .... Chú trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại và công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Tùy theo mục tiêu, tính chất nội dung dạy học, giáo viên có thể tổ chức cho học viên được làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp nhưng phải bảo đảm mỗi học viên được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế.

đ) Triển khai xây dựng các tổ hợp môn học lựa chọn và cụm chuyên đề học tập theo quy định, xây dựng và công khai phương án bổ sung và khảo sát kiến thức các môn học lựa chọn khi học viên có nguyện vọng thay đổi môn học lựa chọn, cụm chuyên đề học tập cho phù hợp với điều kiện của Trung tâm và khả năng học tập của người học. Quy định chuyển đổi môn học lựa chọn phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo hướng dẫn của Bộ GDĐT, việc chuyển đổi phải nêu được các giải pháp phù hợp hỗ trợ học viên bổ sung kiến thức, kỹ năng của môn học mới, cụm chuyên đề học tập mới, phân công giáo viên hỗ trợ cho học viên những nội dung, yêu cầu cần đạt của môn học lựa chọn, cụm chuyên đề lựa chọn được chuyển đổi để bảo đảm cho học viên có đủ năng lực học tiếp môn học mới, cụm chuyên đề học tập mới ở lớp học tiếp theo; quy định thời gian hợp lý cho việc tổ chức chuyển đổi môn học lựa chọn và quy định rõ cách thức kiểm tra, đánh giá theo nội dung, yêu cầu cần đạt của môn lựa chọn, cụm chuyên đề lựa chọn được chuyển đổi. Trường hợp cụ thể cần quy định ma trận, đặc tả của bài kiểm tra đánh giá học viên khi chuyển đổi môn học.

e) Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, hoạt động tập thể và hoạt động giáo dục địa phương đảm bảo về thời lượng, phương thức tổ chức, nội dung hoạt động theo quy định của Bộ GDĐT.

2. Tổ chức kiểm tra đánh giá học viên

a) Trung tâm xây dựng và ban hành quy chế kiểm tra đánh giá, kế hoạch kiểm tra, hình thức tổ chức kiểm tra. Tổ chức đánh giá học viên đầy đủ các bước, thành phần tham gia đánh giá và quy trình tổ chức đánh giá. Thực hiện đầy đủ số cột điểm đánh giá thường xuyên và định kì trong mỗi học kì cụ thể cho mỗi môn học. Cụ thể:

- Đối với lớp 6, 7, 8, 10, 11: Tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học viên thực hiện theo Thông tư số 43/2021/TT-BGDĐT, Công văn số 627/BGDĐT-GDTX và Công văn số 4028/BGDĐT-GDTX.

- Đối với lớp 9, 12: Tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập và hạnh kiểm của học viên thực hiện theo Thông tư số 21/2021/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 7 năm 2021 của Bộ GDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học viên theo học Chương trình GDTX cấp THCS và cấp THPT ban hành kèm theo Quyết định số 02/2007/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 01 năm 2007 và Thông tư số 26/2014/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ GDĐT.

b) Các tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên môn học xây dựng ma trận và bản đặc tả đề kiểm tra, đánh giá định kỳ của từng khối lớp với ngân hàng câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo các mức độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng với tỷ lệ phù hợp giữa câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi tự luận, phù hợp với từng đối tượng học viên. Căn cứ chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình và hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung của Bộ GDĐT, không kiểm tra những nội dung vượt quá yêu cầu cần đạt hoặc mức độ cần đạt của chương trình GDTX; không kiểm tra đối với các nội dung phải thực hiện tinh giản và các nội dung hướng dẫn học viên tự học, tự làm, tự thực hiện...

- Khuyến khích các Trung tâm xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề kiểm tra; Tăng cường tổ chức việc kiểm tra, đánh giá định kì thông qua bài thực hành, dự án học tập phù hợp với đặc thù môn học. Các bài thực hành, dự án học tập do các tổ chuyên môn xây dựng phải nêu rõ các tiêu chí cụ thể để đánh giá phù hợp với yêu cầu cần đạt trong chương trình môn học.

- Khuyến khích giáo viên cho học viên viết tự nhận xét về ưu điểm, hạn chế, sự tiến bộ của bản thân trong học tập và rèn luyện đối với từng môn học vào cuối mỗi học kì; căn cứ vào kết quả đánh giá thường xuyên và định kì, giáo viên tổng hợp đưa ra nhận xét để học viên hoàn thiện, chỉnh sửa và gửi cho gia đình học viên.

- Hình thức, cấu trúc đề kiểm tra (tự luận, trắc nghiệm, trắc nghiệm kết hợp tự luận, tỉ lệ các mức độ câu hỏi, …) do Giám đốc Trung tâm quyết định sau khi họp thống nhất với tổ/nhóm chuyên môn; đảm bảo được đánh giá, phân loại học viên theo quy định của Bộ GDĐT và theo quy chế kiểm tra đánh giá của Trung tâm.

c) Căn cứ kế hoạch, quy chế kiểm tra đánh giá của Trung tâm và tổ/nhóm chuyên môn, phân công giáo viên xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá cho các lớp, khối lớp được phụ trách. Công khai cho học viên số lần, số cột điểm, hình thức kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kì; cách thức chọn lựa kết quả kiểm tra, đánh giá đối với những kiểm tra, đánh giá thường xuyên thực hiện nhiều lần trước khi tổ chức kiểm tra, đánh giá.

- Kiểm tra đánh giá học viên phải được thực hiện công bằng, minh bạch và đúng quy định. Giám đốc Trung tâm tăng cường giám sát trong công tác kiểm tra đánh giá học viên; thực hiện công tác kiểm tra nội bộ nhà trường đối với hoạt động kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh kịp thời các sai sót.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ