Loading


Công văn 5339/LĐTBXH-VPQGGN năm 2022 về hướng dẫn phạm vi, đối tượng phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu 5339/LĐTBXH-VPQGGN
Ngày ban hành 26/12/2022
Ngày có hiệu lực 26/12/2022
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Người ký Lê Văn Thanh
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Văn hóa - Xã hội

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5339/LĐTBXH-VPQGGN
V/v hướng dẫn phạm vi, đối tượng phân bổ vốn CTMTQG giảm nghèo bền vững năm 2023

Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2022

 

Kính gửi:

- Các bộ, cơ quan trung ương;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Thực hiện Nghị quyết số 70/2022/QH15 ngày 11/11/2022 của Quốc hội về việc phân bổ ngân sách trung ương năm 2023 cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia; Quyết định số 1506/QĐ-TTg ngày 02/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 và Quyết định số 1513/QĐ-TTg ngày 03/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2023 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; trên cơ sở thống nhất với một số bộ liên quan, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn phạm vi, đối tượng phân bổ vốn của các dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (sau đây gọi tắt là Chương trình) từ nguồn ngân sách trung ương năm 2023, cụ thể như sau:

I. NGUYÊN TẮC PHÂN BỔ KINH PHÍ

1. Việc phân bổ vốn đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thuộc Chương trình phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà nước và các quy định liên quan.

2. Bảo đảm công khai, minh bạch, quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật, tạo quyền chủ động cho các bộ, ngành trung ương và chính quyền địa phương.

3. Việc phân bổ vốn đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thuộc Chương trình nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững; trọng tâm là các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

4. Việc phân bổ cụ thể ngân sách trung ương và tỷ lệ đối ứng của ngân sách địa phương phải phù hợp với tình hình thực tế, khả năng cân đi của ngân sách nhà nước; mục tiêu, nhiệm vụ, dự kiến kết quả thực hiện kế hoạch hng năm và tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công, kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công năm trước.

5. Không phân bổ vốn của Chương trình để chi cho các hoạt động thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước đã được bố trí đầy đủ từ nguồn vốn chi thường xuyên.

II. CĂN CỨ TIÊU CHÍ, ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ

1. Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

2. Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bn vững giai đoạn 2021-2025.

3. Quyết định số 880/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt một số nội dung hỗ trợ 22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022-2025.

4. Việc phân bổ vốn cho các bộ, cơ quan trung ương dựa trên các căn cứ: (1) Nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại các Quyết định phê duyệt đầu tư; (2) Tổng mức phân bổ vốn cho các cơ quan không vượt quá tổng mức vốn được bố trí cho các cơ quan trung ương theo quy định tại Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ; (3) Việc tính toán số vốn cụ thể cho từng cơ quan trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao; nhu cầu nguồn lực trong trung hạn và hằng năm (nhu cầu này do các cơ quan tự xác định trên cơ sở các quy định hiện hành v định mức chi tiêu thực hiện từng nội dung, hoạt động cụ thể); kinh nghiệm thực tiễn triển khai của các cơ quan này.

III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG PHÂN BỔ

1. Dự án 1. Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo

1.1. Tiểu dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo

1.1.1. Đối với các huyện nghèo

a) Phạm vi

Thực hiện trên địa bàn 74 huyện nghèo theo Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025.

b) Đối tượng phân bổ

Các tỉnh có huyện nghèo theo Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

c) Nội dung hoạt động

- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu trên địa bàn huyện nghèo (công trình đầu tư cấp huyện, liên xã) liên kết vùng phục vụ dân sinh, sản xuất, thương mại, lưu thông hàng hóa, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, gm:

+ Các công trình giao thông, cầu, hạ tầng điện phục vụ dân sinh, sản xuất.

+ Các công trình giáo dục đạt chuẩn quốc gia.

+ Các công trình y tế đạt chuẩn quốc gia.

+ Các công trình phục vụ nước sinh hoạt cho người dân.

+ Công trình thủy lợi phục vụ sản xuất.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ