Loading


Công văn 6007/VPCP-KTTH về kết quả hoạt động những tháng cuối năm 2020, đầu năm 2021 và phương hướng nhiệm vụ những tháng cuối năm 2021 về triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa Asean, cải cách công tác chuyên ngành và tạo thuận lợi thương mại do Văn phòng Chính phủ ban hành

Số hiệu 6007/VPCP-KTTH
Ngày ban hành 30/08/2021
Ngày có hiệu lực 30/08/2021
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Văn phòng Chính phủ
Người ký Mai Thị Thu Vân
Lĩnh vực Thương mại,Bộ máy hành chính

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6007/VPCP-KTTH
V/v kết quả hoạt động những tháng cuối năm 2020, đầu năm 2021 và phương hướng nhiệm vụ những tháng cuối năm 2021 về triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa Asean, cải cách công tác chuyên ngành và tạo thuận lợi thương mại

Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2021

 

Kính gửi:

- Các Bộ: Tài chính, Công Thương, Công an, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Ngoại giao, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng, Nội vụ, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Y tế, Văn hóa thể thao và Du lịch, Tư pháp, Xây dựng;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI);
- Tổng cục Hải quan.

Xét báo cáo của Bộ Tài chính tại văn bản số 8700/BTC-TCHQ ngày 04 tháng 8 năm 2021 về Kết quả triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại của các tháng cuối năm 2020, đầu năm 2021, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh - Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại có ý kiến như sau:

1. Biểu dương Cơ quan thường trực của Ủy ban 1899 (Tổng cục Hải quan) đã tổng hợp, chuẩn bị báo cáo đánh giá đầy đủ kết quả triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại của các tháng cuối năm 2020, đầu năm 2021 và Bộ Công Thương đã có báo cáo tình hình phát triển dịch vụ logistics Việt Nam.

2. Về kết quả thực hiện nhiệm vụ các tháng cuối năm 2020, đầu năm 2021:

a) Về triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN:

- Tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2021, Cơ chế một cửa quốc gia đã có 226 thủ tục hành chính của 13 Bộ, ngành kết nối, với trên 3,93 triệu bộ hồ sơ của hơn 48 nghìn doanh nghiệp. Trong các tháng cuối năm 2020 và các tháng đầu năm 2021 (tính đến 30 tháng 6 năm 2021), Bộ Tài chính đã phối hợp với các Bộ, ngành triển khai chính thức thông qua Cơ chế một cửa quốc gia 26 thủ tục hành chính.

- Việt Nam đã kết nối chính thức Cơ chế một cửa ASEAN để trao đổi thông tin chứng nhận xuất xứ mẫu D điện tử với tất cả 9 nước thành viên ASEAN. Đến ngày 30 tháng 6 năm 2021, tổng số C/O Việt Nam nhận từ các nước ASEAN là: 375.646 C/O, tổng số C/O Việt Nam gửi sang các nước là: 955.300 C/O và đã hoàn thành việc kiểm thử kỹ thuật kết nối và trao đổi thông điệp thử nghiệm tờ khai hải quan xuất khẩu với Liên minh kinh tế Á - Âu; đang đàm phán trao đổi chứng nhận xuất xứ với Liên minh kinh tế Á - Âu; trao đổi thông tin C/O điện tử với Hàn Quốc; trao đổi chứng nhận điện tử với New Zealand.

b) Về công tác cải cách kiểm tra chuyên ngành:

Công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đã có nhiều cải cách đáng kể, được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận, kết quả điển hình như:

- Triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành, đơn giản hóa, cắt giảm thủ tục kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, cắt giảm đáng kể các mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành;

- Nhiều Bộ, ngành chuyển đổi phương thức kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu từ tiền kiểm sang hậu kiểm, nổi bật có thể kể đến Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ đã chuyển hơn 90%, Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Công an đã chuyển 100% mặt hàng sang hậu kiểm.

- Bước đầu áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trong công tác kiểm tra chuyên ngành thể hiện thông qua nhiều văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đã được sửa đổi, bổ sung.

- Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn đối với hàng hóa nhập khẩu, theo đó, cơ quan Hải quan làm đầu mối kiểm tra chuyên ngành; các Bộ, ngành thực hiện hậu kiểm; và thực hiện 7 nội dung cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu nhằm đơn giản quy trình, thủ tục, ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin, áp dụng thực chất nguyên tắc quản lý rủi ro, giảm đầu mối tiếp xúc của doanh nghiệp, cắt giảm chi phí, thời gian thông quan hàng hóa nhập khẩu.

- Về cơ bản, các Bộ đã triển khai các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1254/QĐ-TTg ngày 26 tháng 9 năm 2018 và Quyết định số 1258/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1254/QĐ-TTg ngày 26 tháng 9 năm 2018 về Kế hoạch hành động thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2018 - 2020. Tuy nhiên, việc triển khai vẫn còn một số tồn tại hạn chế như: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động kiểm tra chuyên ngành chưa đồng bộ, thống nhất; đã áp dụng quản lý rủi ro nhưng không hiệu quả; chưa áp dụng công nhận lẫn nhau, thừa nhận lẫn nhau; chưa áp dụng truy xuất nguồn gốc trong kiểm tra chuyên ngành; trình tự, thủ tục kiểm tra còn qua nhiều bước, quá mức cần thiết, không thống nhất, còn chồng chéo trong kiểm tra chuyên ngành; kiểm tra nhiều nhưng phát hiện kết quả rất thấp; chi phí kiểm tra chuyên ngành cao.

3. Nhiệm vụ và giải pháp thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại từ nay đến cuối năm 2021 còn rất nặng nề. Để hoàn thành kế hoạch đề ra, các Bộ, ngành cần tập trung triển khai các nội dung sau:

a) Bộ Tài chính:

- Chủ trì: Đôn đốc các Bộ, ngành khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ theo Quyết định số 1254/QĐ-TTg ngày 26/9/2018 và Quyết định số 1258/QĐ-TTg ngày 17/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch hành động thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2018 - 2020;

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành đẩy nhanh tiến độ xây dựng và triển khai Đán tổng thể về xây dựng và phát triển hệ thống công nghệ thông tin phục vụ triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN theo định hướng xử lý tập trung, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý I năm 2022;

- Triển khai kết nối, tích hợp Cổng Thông tin một cửa quốc gia với Cổng Dịch vụ công quốc gia theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ;

- Trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu và tổ chức triển khai; trình Thủ tướng Chính phủ về kinh phí để thực hiện nhiệm vụ của các Bộ.

- Xây dựng Kế hoạch hành động triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, thúc đẩy công nghiệp Logistics và tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2021-2025 trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

b) Các Bộ, ngành

- Tập trung nguồn lực và đẩy nhanh tiến độ triển khai nhiệm vụ theo Quyết định số 1254/QĐ-TTg và Quyết định số 1258/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1254/QĐ-TTg ngày 26 tháng 9 năm 2018 về Kế hoạch hành động thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2018 - 2020, trong đó:

+ Chậm nhất vào quý I năm 2022, hoàn thành triển khai chính thức 35 thủ tục hành chính theo Quyết định số 1254/QĐ-TTg và Quyết định số 1258/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, gồm: Bộ Công Thương: 06 thủ tục; Bộ Giao thông vận tải: 01 thủ tục; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 03 thủ tục; Bộ Quốc phòng: 6 thủ tục; Bộ Tài nguyên và Môi trường: 01 thủ tục; Bộ Y tế: 15 thủ tục; Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội: 01 thủ tục; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: 01 thủ tục; Liên bộ Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải phối hợp: 01 thủ tục (Danh sách thủ tục hành chính các Bộ, ngành cần hoàn thành triển khai theo Phụ lục I).

+ Cử bộ phận hỗ trợ giải đáp vướng mắc nghiệp vụ và kỹ thuật cho người khai hải quan và các tổ chức cá nhân liên quan trong quá trình triển khai kết nối các thủ tục hành chính thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.

+ Tiếp tục hoàn thiện, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chuyên ngành, kiểm tra chuyên ngành, danh mục hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành kèm theo mã HS đang được các Bộ, ngành sửa đổi, bổ sung; khẩn trương triển khai việc sửa đổi, bổ sung 02 văn bản quy phạm pháp luật, 04 danh mục hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành kèm theo mã HS chưa được triển khai theo nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1254/QĐ-TTg và Quyết định số 1258/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 1254/QĐ-TTg và Quyết định số 1258/QĐ-TTg theo Phụ lục II; Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc diện quản lý, kiểm tra chuyên ngành kèm theo mã HS chưa ban hành theo Phụ lục III).

- Phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính để triển khai có hiệu quả Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu trong lĩnh vực quản lý chuyên ngành của các Bộ.

- Tích cực phối hợp với Bộ Tài chính để xây dựng Đề án tổng thể về xây dựng và phát triển hệ thống công nghệ thông tin phục vụ triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN theo định hướng xử lý tập trung, mục tiêu trình Chính phủ phê duyệt Đán chậm nhất vào quý I năm 2022 và triển khai các nội dung liên quan của Đề án trong năm 2022.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ