Loading


Công văn 6209/VPCP-KSTT năm 2020 về chuẩn bị Hội nghị Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững do Văn phòng Chính phủ ban hành

Số hiệu 6209/VPCP-KSTT
Ngày ban hành 30/07/2020
Ngày có hiệu lực 30/07/2020
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Văn phòng Chính phủ
Người ký Mai Tiến Dũng
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Đầu tư,Thương mại

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6209/VPCP-KSTT
V/v chuẩn bị Hội nghị Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững

Hà Nội, ngày 30 tháng 7 năm 2020

 

Kính gửi:

- Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 4618/BKHĐT-PTDN ngày 17 tháng 7 năm 2020 về kế hoạch tổ chức Hội nghị cải thiện môi trường kinh doanh và phát triển bền vững, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến như sau:

1. Chủ đề: Hội nghị trực tuyến Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững.

2. Thời gian tổ chức Hội nghị trong 01 buổi sáng, dự kiến trong tháng 8 năm 2020.

3. Thành phần dự Hội nghị:

a) Tại điểm cầu Trụ sở Chính phủ, số 01 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội:

- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

- Khách mời: Đại diện Lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương, đại diện lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội: Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Pháp luật.

- Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

- Đại diện một số chuyên gia, hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp.

- Đại diện một số tổ chức quốc tế: Ngân hàng Thế giới, Liên hiệp quốc, đại sứ, hiệp hội doanh nghiệp.

b) Tại điểm cầu 63 địa phương:

Các đồng chí Bí thư tỉnh, thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; lãnh đạo một số sở, ngành, các tổ chức liên quan; đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội địa phương; một số hiệp hội, doanh nghiệp tại địa phương.

4. Về phân công nhiệm vụ:

a) Văn phòng Chính phủ:

- Chuẩn bị Phòng họp trực tuyến điểm cầu tại Trụ sở Chính phủ.

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện các nhiệm vụ: Xây dựng kịch bản điều hành Hội nghị, mời cơ quan thông tấn báo chí tham dự đưa tin; chuẩn bị bài phát biểu và kết luận của Thủ tướng Chính phủ.

b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì:

- Tổng hợp các nội dung chuẩn bị Hội nghị từ các bộ, cơ quan, địa phương; xây dựng Báo cáo cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững; dự thảo Chỉ thị về đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững, trình Thủ tướng Chính phủ sau Hội nghị.

- Chuẩn bị kịch bản Hội nghị và công tác hậu cần; chủ trì liên hệ mời các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tham luận phát biểu tại Hội nghị theo chương trình; tổng hợp các báo cáo, bài tham luận làm tài liệu phục vụ Hội nghị.

- Chuẩn bị bài phát biểu và kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị.

- Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam lên danh sách đại biểu.

Các tài liệu nêu trên báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 10/8/2020.

c) Các bộ, cơ quan chuẩn bị báo cáo tham luận tại Hội nghị, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư chậm nhất vào ngày 07/8/2020 để tổng hợp. Cụ thể như sau:

- Văn phòng Chính phủ: Tác động của công tác cải cách thủ tục hành chính, Cổng Dịch vụ công quốc gia tới nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

- Bộ Công Thương: Phát triển nguồn năng lượng lớn, năng lượng tái tạo, hướng tới phát triển bền vững.

- Bộ Khoa học và Công nghệ: Giải pháp cải tiến quy trình, thủ tục tuân thủ, áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với sản phẩm, hàng hóa, giao dịch công nghệ.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường: Giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp hướng tới sản xuất xanh, sạch, chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững.

[...]
4