Loading


Công văn 718/VPCP-QHĐP năm 2019 về giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử lý kiến nghị các địa phương do Văn phòng Chính phủ ban hành

Số hiệu 718/VPCP-QHĐP
Ngày ban hành 24/01/2019
Ngày có hiệu lực 24/01/2019
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Văn phòng Chính phủ
Người ký Nguyễn Văn Tùng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 718/VPCP-QHĐP
V/v giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử lý kiến nghị các địa phương

Hà Nội, ngày 24 tháng 01 năm 2019

 

Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Về các kiến nghị của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương ngày 28 tháng 12 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định hiện hành chủ trì nghiên cứu, xử lý các kiến nghị (bản tổng hợp kèm theo), có văn bản trả lời địa phương và đồng gửi Văn phòng Chính phủ trước ngày 28 tháng 02 năm 2019. Đối với những nội dung vượt thẩm quyền, đề nghị báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét.

Văn phòng Chính phủ thông báo để Quý Bộ biết, thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Thủ tướng, các PTTg CP (để b/c);
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTgCP, TGĐ Cổng TTĐTCP, các Vụ: KTTH, CN, NN, KGVX, NC, TKBT, ĐMDN, QHQT, V.I, TCCV, TH;
- Lưu: VT, QHĐP (3)Th

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM





Nguyễn Văn Tùng

 

TỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG TẠI HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN CHÍNH PHỦ VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG NGÀY 28 THÁNG 12 NĂM 2018 THUỘC THẨM QUYỀN XỬ LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

(Kèm theo Công văn số 718/VPCP-QHĐP ngày 24 tháng 01 năm 2019)

STT

Nội dung kiến nghị

Địa phương

1.

Đề nghị sớm phê duyệt các đề án Khu công nghệ cao, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Khu công nghệ thông tin tập trung để triển khai thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, kêu gọi đầu tư phát triển kinh tế - xã hội

TP Cần Thơ

2.

Kiến nghị Trung ương bổ sung và tăng vốn cho tỉnh Cà Mau để đầu tư các dự án kè chống sạt lở ven biển, tạo bãi khôi phục rừng phòng hộ ven biển. Hỗ trợ cho tỉnh khoảng 1.400 tỷ đồng di dời gần 4.800 hộ ở những vùng ven biển, ven sông nơi có nguy cơ thiên tai cao. Đồng thời, xem xét, bổ sung cho tỉnh Cà Mau thuộc phạm vi được thực hiện theo Quyết định số 714/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, và bố trí nguồn vốn cho tỉnh 300 tỷ đồng xây dựng Khu tái định cư để di dời khẩn cấp 356/1.126 hộ sống ven sông trên địa bàn thị trấn Năm Căn, đang nguy cơ sạt lở rất nghiêm trọng, nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân.

Cà Mau

3.

Kiến nghị Chính phủ rà soát Quy hoạch hệ thống đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang đtỉnh Cà Mau có đủ cơ sở triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đê biển Đông

Cà Mau

4.

Kiến nghị hỗ trợ cho tỉnh đầu tư các đoạn kè chống ngập dọc theo Quốc lộ 1A, trước mắt đầu tư sớm đối với các đoạn xung yếu thường xuyên bị nước tràn qua với kinh phí thực hiện khoảng 280 tỷ đồng để không gây thiệt hại nặng nề thêm

Bạc Liêu

5.

Xem xét có cơ chế để huy động vốn của các doanh nghiệp đầu tư xây dựng kè tạo bãi khôi phục rừng phòng hộ ven biển, kết hợp với đầu tư khai thác du lịch sinh thái, điện gió, điện năng lượng mặt trời, như: chính sách về đất đai, về rừng

Cà Mau

6.

Đề nghị cho phép cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt là rừng sản xuất (chủ yếu là dây leo, cây bụi) sang trồng rừng mới có giá trị kinh tế cao hơn, góp phần nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững tại khu vực min núi, vùng sâu, vùng xa. Có quy định, hướng dẫn về trạng thái rừng, đối tượng (hộ gia đình) được cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt là rừng sản xuất để trồng rừng mới, phục vụ phát triển kinh tế gia đình

Lạng Sơn

7.

Sớm cho ý kiến đối với các dự án chuyển đổi mục sử dụng rừng đối với 17 dự án UBND tỉnh Điện Biên đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 2596/UBND-KTN ngày 14/9/2018; đến nay, đã hết năm 2018, đề nghị cho phép chuyển vốn đầu tư các dự án thuộc Ngân sách nhà nước để tiếp tục thực hiện vào năm 2019

Điện Biên

8.

Về xem xét, phê duyệt Đề án "Hỗ trợ gạo người dân ở các thôn đặc biệt khó khăn thuộc các xã khu vực II, khu vực III trồng rừng phòng hộ, đặc dụng, trồng rừng sản xuất; bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên thuộc quy hoạch rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất giai đoạn 2019 - 2023". Đối tượng hỗ trợ là người dân sống tại các thôn đặc biệt khó khăn thuộc các xã khu vực II và khu vực III tự nguyện tham gia bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và trồng rừng, chăm sóc rừng trồng trên diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp. Mức hỗ trợ đề xuất cho mỗi hộ dân từ 10 đến 15 kg/người/tháng. Nguồn gạo đề nghị hỗ trợ từ nguồn gạo dự trữ Quốc gia và nguồn Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Mục tiêu hàng năm của Đán là khoán bảo vệ trên 90.000 ha rừng tự nhiên phòng hộ, đặc dụng; khoán bảo vệ trên 84.000 ha rừng tự nhiên sản xuất; khoán khoanh nuôi tái sinh gần 7.000 ha rừng tự nhiên; trồng mới và chăm sóc rừng trồng 2.000 ha hàng năm

Bắc Kn

9.

Đề nghị cho phép tỉnh Bắc Kạn được chuyển 652,55 ha từ quy hoạch rừng đặc dụng sang quy hoạch rừng sản xuất theo kết quả rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch 3 loại rng tỉnh Bắc Kạn để giúp người dân ổn định phát triển sản xuất và giúp cho công tác quản lý bảo vệ rừng đặc dụng được thuận lợi, hiệu quả

Bắc Kn

10.

Đề nghị tiếp tục quan tâm, kêu gọi các doanh nghiệp có kinh nghiệm giúp đỡ tỉnh thực hiện các dự án phát triển kinh tế rừng bền vững và các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông lâm nghiệp có tiềm năng của địa phương

Bắc Kn

11.

Đề nghị phân cấp trong quản lý an toàn thực phẩm đối với chuỗi sản phẩm có nguồn gốc động vật: tại Quyết định số 1290/QĐ-BNN ngày 27/4/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phân cấp việc kiểm tra các cơ sở chế biến cho cơ quan Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thực hiện. Dn đến tình trạng chồng chéo giữa các cơ quan thực hiện nhiệm vụ kiểm tra vệ sinh thú y, đảm bảo an toàn thực phẩm. Đề nghị bộ rà soát, sửa đổi phân cấp kiểm tra đối với các cơ quan chuyên ngành để tránh tình trạng chồng chéo

Phú Thọ

12.

Về chính sách Phát triển ngành nghề nông thôn: Ngày 12/4/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 52/2018/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn. Để thuận lợi trong việc triển khai thực hiện đề nghị Chính phủ sớm xây dựng và ban hành các chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn; bảo tồn và phát triển làng nghề theo nhiệm vụ đã được phân công

Phú Thọ

13.

Đề nghị bổ sung tỉnh Vĩnh Phúc vào Quy hoạch tổng thể vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

Vĩnh Phúc

14.

Đề nghị cho chủ trương xây dựng đề án cải tạo, nạo vét, nâng cấp hệ thống sông Bắc Hưng Hải đảm bảo tưới, tiêu cho sản xuất nông nghiệp và tiêu thoát nước thải cho công nghiệp, dân sinh và giảm thiểu ô nhiễm

Hưng Yên

15.

Đề nghị ban hành cơ chế chính sách, quản lý giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Hưng Yên

16.

Đề nghị tiếp tục có chương trình nâng cấp đê sông, đê biển để đảm bảo an toàn sản xuất và đi sng nhân dân trong điều kin biến đổi khí hậu

Nam Định

17.

Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 về việc ban hành Tiêu chí huyện nông thôn mới và Quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, hàng năm Trung ương chưa phân bnguồn vốn để thực hiện nhiệm vụ này. Vì vậy, kính đề nghị Trung ương quan tâm hỗ trợ nguồn vốn để hoàn thành nhiệm vụ huyện NTM như kế hoạch đề ra

Quảng Nam

18.

Mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 được Thủ tướng Chính phủ giao cho Quảng Nam tại Quyết định 1865/QĐ-TTg ngày 23/11/2017 quá cao so với tiềm lực của tỉnh. Vì vậy, kính đề nghị Chính phủ quan tâm, xem xét điều chỉnh một số mục tiêu, nhiệm vụ theo hướng giảm chỉ tiêu kế hoạch về tỷ lệ xã đạt tiêu chuẩn NTM của tỉnh từ 66,2% xuống còn 57,8%

Quảng Nam

19.

Vướng mắc trong triển khai thực hiện Nghị định 57 của Chính phủ, cụ thể như sau:

Thứ nhất: Triển khai Nghị định 57, Thủ tướng đã ban hành Kế hoạch hành động (theo Quyết định 1203/QĐ-TTg); trong đó giao Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành 5 Nghị quyết sau: Chính sách đặc thù của địa phương; Quy định về vốn cấp bù lãi suất hỗ trợ các dự án; Cơ chế thúc đẩy tập trung đất đai; Chủ trương đầu tư về danh mục dự án; Định mức hỗ trợ đối với từng hạng mục, công trình; Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lc cấp tỉnh.

Tuy nhiên theo Nghị định 57 thì chỉ giao Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành 3 Nghị quyết sau: Chính sách đặc thù của địa phương; Quy định về vốn cấp bù lãi suất hỗ trợ các dự án; Cơ chế thúc đẩy tập trung đất đai.

Các nội dung còn lại thì giao Ủy ban nhân dân tỉnh. Như vậy, có sự không thống nhất giữa Nghị định của Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Sóc Trăng

20.

Về triển khai thực hiện dự án Dự án hồ thủy lợi La Ngà 3 trong giai đoạn 2021 - 2025: kiến nghị Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương giao Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND tỉnh nghiên cứu lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trong giai đoạn 2016-2020 để kịp triển khai các bước tiếp theo và triển khai xây dựng công trình trong giai đoạn 2021-2025

Bình Thuận

21.

Kiến nghị hỗ trợ tỉnh trong việc tìm kiếm giải pháp công trình, phi công trình giảm sóng, gây bồi từ xa có hiệu quả để phát triển đai rừng phòng hộ, bảo vệ tuyến đê biển và các hạ tầng bên trong. Đồng thời có những đề tài nghiên cứu, đánh giá tổng thể về tình hình sạt lở bờ biển, bờ sông ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Bạc Liêu nói riêng để có giải pháp phòng, chống thích hợp

Bạc Liêu

22.

Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm phê duyệt Đề án Nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững ngành tôm tỉnh Cà Mau đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030

Cà Mau

23.

Đề nghị tiếp tục thực hiện dự án cải tạo sông Đáy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

TP Hà Nội

24.

Đề nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định về hợp tác xã nông nghiệp

Đồng Tháp

25.

Trong thời gian qua, mặc dù địa phương đã có nhiều cố gắng bố trí đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số và sắp xếp, ổn định dân di cư tự do nhưng vẫn còn tình trạng một số hộ đồng bào dân tộc thiểu số chưa ổn định nơi ở, nơi sản xuất do chưa có quỹ đất để sắp xếp, bố trí. Để ổn đnh dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh và đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, đề nghị xem xét cho tỉnh cơ chế đặc thù được sử dụng diện tích đất tại các Công ty nông, lâm nghiệp và các dự án sử dụng đất không hiệu quả hoặc bị lấn chiếm, xâm canh, xâm cư, sử dụng trái phép (đất trên giấy tờ là đất lâm nghiệp nhưng trên thực tế không còn rừng, đã bị chuyển thành đất ở, đất sản xuất từ nhiều năm), khó có khả năng thu hồi, để bố trí đất ở và đất sản xuất cho những hộ đồng bào dân tộc thiểu số thực sự thiếu đất (hộ chưa từng được bố trí đất ở, đất sản xuất hoặc bố trí chưa đủ diện tích) và tái định cư tại chỗ đối vi dân di cư tự do (những vùng đã thành buôn, làng, có nơi ở và nơi sản xuất ổn định)

Đắk Lắk

26.

Đề nghị có cơ chế đối tác công tư đặc thù đối với doanh nghiệp tham gia chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Hưng Yên

27.

Kiến nghị hỗ trợ khẩn cấp với số tiền 50 tỷ đồng, trong đó: Hỗ trợ khôi phục hạ tng thủy lợi, đê điều, nước sinh hoạt là 40 tỷ đồng; Hỗ trợ đi sống dân sinh là 10 tỷ đồng ;Hỗ trợ 1.000 tấn gạo, tạo điều kiện cho nhân dân vùng lũ có cái tết ấm cúng trong dịp Tết Nguyên Đán sắp đến

Bình Định

 

1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ