Loading


Công văn 7269/BKHĐT-GSTĐĐT năm 2022 về tổng hợp báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2021 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành

Số hiệu 7269/BKHĐT-GSTĐĐT
Ngày ban hành 12/10/2022
Ngày có hiệu lực 12/10/2022
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Người ký Nguyễn Chí Dũng
Lĩnh vực Đầu tư

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7269/BKHĐT-GSTĐĐT
V/v tổng hợp báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2021

Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2022

 

Kính gửi: Th tướng Chính phủ

Căn cứ quy định tại Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư; trên cơ sở báo cáo giám sát, đánh giá tổng th đầu tư năm 2021 của các bộ, ngành Trung ương, địa phương, Tập đoàn kinh tế, tổng công ty (sau đây viết tắt là cơ quan), Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2021 như sau:

I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BÁO CÁO GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ

Công tác giám sát, đánh giá đầu tư được thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Nghị định số 29/2021/NĐ-CP, Thông tư số 22/2015/TT-BKHĐT ngày 18/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định về mẫu báo cáo giám sát và đánh giá đầu tư, Thông tư s 13/2016/TT-BKHĐT ngày 29/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chế độ báo cáo trực tuyến và quản lý vận hành Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước (sau đây gọi là Hệ thống thông tin).

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản số 784/BKHĐT-GSTĐĐT ngày 08/02/2022 gửi các cơ quan đề nghị lập và gửi báo cáo giám sát và đánh giá tổng thể đầu tư năm 2021; cập nhật báo cáo trên Hệ thống thông tin theo quy định tại Nghị định số 29/2021/NĐ-CP và Thông tư số 13/2016/TT-BKHĐT.

1. Về tình hình thực hiện Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư

- Đến ngày 31/3/2022, thời điểm Bộ Kế hoạch và Đu tư chốt danh sách để tổng hợp số liệu báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2021, tình hình thực hiện báo cáo trên Hệ thống cụ thể như sau:

+ Có 110/125 cơ quan gửi báo cáo giám sát, đánh giá tng th đầu tư (đạt 88%), gồm: 62/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đạt 98,4%); 31/41 bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tương đương (đạt 75,6%); 17/21 Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty 91 (đạt 81%)[1]. Trong đó, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước đã có 05 kỳ liên tiếp không thực hiện báo cáo trên Hệ thống thông tin (các năm: 2017, 2018, 2019, 2020, 2021). Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có 04 kỳ liên tiếp không thực hiện báo cáo trên Hệ thống thông tin (các năm 2018, 2019, 2020, 2021).

+ 12/125 cơ quan không báo cáo trên Hệ thống thông tin gồm: tỉnh Hải Dương; các Bộ: Quốc phòng; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tư pháp; các cơ quan: Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thông tấn xã Việt Nam, Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, Hội Luật gia Việt Nam.

+ 03/125 cơ quan có bản dự tho báo cáo trên Hệ thống thông tin nhưng chưa duyệt chính thức (các số liệu dự thảo báo cáo không được tổng hợp) gồm: Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

+ 16 cơ quan chỉ nhập số liệu trên các Phụ biểu số liệu, không có thuyết minh báo cáo trên Hệ thống thông tin, gồm: 08 tỉnh/thành phố: Lai Châu, Ninh Bình, Quảng Ninh, Quảng Bình, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Sóc Trăng; 06 bộ và cơ quan Trung ương: Văn phòng Trung ương Đảng, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Thanh tra Chính phủ; 02 Tập đoàn, tổng công ty: Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Tổng công ty Thép Việt Nam.

+ 17 cơ quan không nhập số liệu hoặc nhập số liệu không đầy đủ, sai số/đơn vị tính trên các phụ biểu báo cáo gồm: 07 tỉnh: Lai Châu, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Thái Bình, Hà Tĩnh, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu; 06 bộ và cơ quan Trung ương: Bộ Công Thương, Văn phòng Chủ tịch nước, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Đài truyền hình Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; 04 Tập đoàn, tổng công ty: Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Tổng công ty Thép Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

(Danh sách chi tiết các cơ quan không gửi báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2021 hoặc có gửi báo cáo nhưng còn sai sót gửi kèm theo).

- Tình hình báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư trực tuyến của các cơ quan theo từng kỳ báo cáo được Bộ Kế hoạch và Đầu tư công khai tại Cổng thông tin quốc gia về giám sát và đánh giá đầu tư tại địa chỉ http://giamsatdautuquocgia.mpi.gov.vn.

2. Về tình hình báo cáo các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước

Theo quy định tại Thông tư số 13/2016/TT-BKHĐT, các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước sau khi quyết định đầu tư, các ch đầu tư đăng ký tài khoản và cập nhật thông tin về các dự án đầu tư vào Hệ thống thông tin.

Đến ngày 31/3/2022, trên Hệ thống thông tin của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có thông tin cập nhật của 36.993 dự án sử dụng vốn nhà nước trên tổng số 58.175 dự án thực hiện trong kỳ, đạt tỷ lệ 63,6%, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thực hiện công khai s lượng dự án của từng cơ quan trên Cổng thông tin quốc gia về giám sát và đánh giá đầu tư quốc gia tại địa ch http://giamsatdautuquocgia.mpi.gov.vn/Pages/tongsodachitiet.aspx.

Còn khá nhiều các cơ quan có các dự án thuộc quyền quản lý chưa được cập nhật hoặc cập nhật chưa đầy đủ, thường xuyên trên hệ thống. Các cơ quan có số dự án cập nhật trên hệ thống thấp như: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Bc Giang, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Qung Ngãi, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bo hiểm xã hội Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam,...

II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ

(Tng hợp theo báo cáo của các cơ quan)

1. Tình hình ban hành các văn bản hướng dẫn các chính sách, pháp luật liên quan đến đầu tư

1.1. Tình hình thực hiện

Theo chức năng, nhiệm vụ và thm quyền, các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện nghiên cứu ban hành, đề xuất ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện; đánh giá, nghiên cứu, sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung các quy định hiện hành đ tiếp tục hoàn thiện các quy định liên quan đến hoạt động đầu tư bảo đảm phù hp hơn với điều kiện thực tế, qua đó để tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đẩy nhanh tiến độ các chương trình, dự án đầu tư.

Đồng thời, để triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư, các quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư công hằng năm của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương có các quyết định về giao kế hoạch vốn cụ thể cho các cơ quan, dự án; một số cơ quan xây dựng và ban hành hướng dẫn quy trình quản lý dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý, công tác đấu thầu, công tác giám sát và đánh giá đầu tư,...

Theo báo cáo của các cơ quan, việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành; các văn bản hướng dẫn thực hiện theo thẩm quyền, phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản chỉ đạo của cấp trên.

(Danh mục một số văn bản quy phạm pháp luật được Chính phủ và các Bộ, ngành ban hành trong lĩnh vực đầu tư từ đầu năm 2021 đến nay được gửi kèm theo).

1.2. Kết quả đạt được

- Các cơ quan tích cực, chủ động ban hành các văn bản hướng dẫn theo thẩm quyền giúp tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, chi tiết để thực hiện quản lý hoạt động đầu tư được tốt hơn.

[...]
1