Loading


Công văn 7540/BCT-CNĐP năm 2016 về tiếp tục đẩy mạnh hoạt động khuyến công và tăng cường năng lực Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp ở địa phương do Bộ Công thương ban hành

Số hiệu 7540/BCT-CNĐP
Ngày ban hành 15/08/2016
Ngày có hiệu lực 15/08/2016
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Công thương
Người ký Hoàng Quốc Vượng
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

0BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7540/BCT-CNĐP
V/v tiếp tục đẩy mạnh hoạt động khuyến công và tăng cường năng lực Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp ở địa phương

Hà Nội, ngày 15 tháng 8 năm 2016

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thực hiện Nghị định s 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về khuyến công, Bộ Công Thương đã xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2014 phê duyệt Chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2020 (Chương trình).

Sau hai năm triển khai thực hiện Chương trình, hoạt động khuyến công cả nước tiếp tục có chuyển biến tích cực, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội đáng kể, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông thôn mới. Nhiều hoạt động khuyến công đã có tác động thiết thực, được các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp đánh giá cao như: Hoạt động hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; đào tạo nghề, truyền nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp; hỗ trợ tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp nông thôn; hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý, gia tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm và doanh nghiệp...Thông qua hoạt động khuyến công, vai trò, vị trí của các cơ quan quản lý nhà nước về Công Thương ở địa phương được nâng cao một bước, tạo sự gắn kết giữa các cơ quan quản lý nhà nước với cộng đồng doanh nghiệp. Hoạt động khuyến công có được những kết quả trên, trước hết do sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, sự vào cuộc của các cấp, các ngành ở địa phương, trong đó có vai trò nòng cốt trong công tác tham mưu, quản lý nhà nước của Sở Công Thương và triển khai thực hiện của Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp cấp tỉnh.

Tuy nhiên, hoạt động khuyến công ở nhiều địa phương còn gặp không ít khó khăn, nhất là ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, địa bàn có Điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện làm việc của nhiều Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát trin công nghiệp cấp tỉnh chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; mạng lưới cộng tác viên khuyến công tại hầu hết các địa phương chưa được hình thành; kinh phí bố trí từ ngân sách các cấp cho hoạt động khuyến công còn hạn chế...

Ngày 16 tháng 5 năm 2016, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát trin doanh nghiệp đến năm 2020, trong đó giao cho Bộ Công Thương chủ trì, phi hợp với các Bộ, cơ quan liên quan tiếp tục đy mạnh các hoạt động khuyến công. Đ thực hiện nhiệm vụ được giao theo Nghị quyết của Chính phủ, đồng thời đảm bảo thực hiện thắng lợi các Mục tiêu của Chương trình khuyến công quốc gia tại Quyết định số 1288/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đề nghỦy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục chỉ đạo triển khai một số nội dung sau:

1. Chỉ đạo xây dựng, rà soát sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động khuyến công của địa phương phù hợp với Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về khuyến công, các Thông tư của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, quy định của pháp luật liên quan và Điều kiện của địa phương.

2. Thực hiện việc phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, ngành và UBND cấp huyện đối với hoạt động khuyến công trên địa bàn; trong đó xác định rõ vai trò của Sở Công Thương là cơ quan giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động khuyến công tại địa phương. Sở Công Thương chịu trách nhiệm lập dự toán kinh phí khuyến công cấp tỉnh, thực hiện phân bổ kinh phí khuyến công theo dự toán được giao và gửi Sở Tài chính thẩm định để giao cho các đơn vị thực hiện.

3. Căn cứ Chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và định hướng phát triển kinh tế - xã hội, phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, chỉ đạo xây dựng Chương trình khuyến công địa phương đến năm 2020 để phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện (đối với các tỉnh, thành phố chưa phê duyệt chương trình này). Đối với các địa phương đã phê duyệt chương trình, đề nghị gửi Quyết định phê duyệt và Chương trình chi Tiết về Cục Công nghiệp địa phương - Bộ Công Thương để theo dõi, tổng hợp; đồng thời bố trí, bảo đảm nguồn vốn từ ngân sách địa phương để tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công tại địa phương theo Chương trình; lồng ghép, phối hợp các chương trình Mục tiêu trên địa bàn để tăng hiệu quả cho hoạt động khuyến công.

4. Quan tâm bố trí kế hoạch vốn từ nguồn ngân sách địa phương để đầu tư nâng cấp trụ sở, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc cho các Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp cấp tỉnh theo hướng chuyên nghiệp, kết nối với các tổ chức dịch vụ khuyến công khác nhằm triển khai thực hiện hoạt động khuyến công có hiệu quả cao; ban hành cơ chế, chính sách đủ mạnh để huy động các nguồn lực trong và ngoài nước tham gia đầu tư sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn và thực hiện dịch vụ khuyến công.

5. Tiếp tục quan tâm xây dựng, kiện toàn tổ chức khuyến công trên địa bàn bao gồm: Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp cấp tỉnh và Chi nhánh Trung tâm tại cấp huyện; tổ chức mạng lưới cộng tác viên khuyến công theo quy định tại Điều 8, Nghị định số 45/2012/NĐ-CP; bố trí đủ biên chế và có chính sách bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ làm công tác khuyến công; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức làm công tác khuyến công làm việc chuyên nghiệp, trách nhiệm, hiệu quả.

Đối với bố trí cán bộ chủ chốt của Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp, đề nghị địa phương thực hiện theo Quyết định số 1346/QĐ-BCT ngày 19 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát trin công nghiệp cấp tỉnh và các quy định hiện hành.

6. Chú trọng công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến sâu, rộng về chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chính sách khuyến công của địa phương. Quan tâm công tác thi đua khen thưởng, động viên khích lệ kịp thời cho các tổ chức, tập th, cá nhân có nhiều thành tích trong hoạt động khuyến công.

7. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện tốt công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát đánh giá thực hiện Chương trình khuyến công; thực hiện báo cáo định kỳ về hoạt động khuyến công trên địa bàn gửi Cục Công nghiệp địa phương - Bộ Công Thương theo quy định.

Bộ Công Thương trân trọng đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo các nội dung trên. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị có ý kiến bằng văn bản gửi về Bộ Công Thương để phối hợp giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ trưng (để b/c);
- S Công Thương, TTKC&TVPTCN các tỉnh/thành ph trực thuộc Trung ương;
- Lưu: VT, CNĐP(10).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Hoàng Quốc Vượng

 

2