Loading


Quyết định 3447/QĐ-BCT năm 2016 phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp, thương mại Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035

Số hiệu 3447/QĐ-BCT
Ngày ban hành 22/08/2016
Ngày có hiệu lực 22/08/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Công thương
Người ký Trần Tuấn Anh
Lĩnh vực Thương mại

BỘ CÔNG THƯƠNG
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3447/QĐ-BCT

Hà Nội, ngày 22 tháng 8 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP, THƯƠNG MẠI VÙNG BẮC TRUNG BỘ VÀ DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2035

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp, thương mại Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 gồm những nội dung chủ yếu như sau:

1. Quan Điểm phát triển

a) Phát triển công nghiệp, thương mại vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung phù hợp với phát triển công nghiệp và thương mại cả nước, phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong Vùng.

b) Phát triển công nghiệp, thương mại Vùng phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh. Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Vùng có hàm lượng nội địa hóa, giá trị gia tăng cao.

c) Đảm bảo liên kết vùng trong đầu tư phát triển, phát huy cao độ nội lực kết hợp với nguồn lực bên ngoài để đẩy nhanh phát triển công nghiệp, thương mại toàn diện, vững chắc.

d) Chủ động hội nhập quốc tế, phát triển hài hòa công nghiệp và thương mại với phát triển du lịch, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, đảm bảo quốc phòng, an ninh.

2. Mục tiêu phát triển

2.1. Mục tiêu chung

Phát triển công nghiệp, thương mại vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung theo hướng hiện đại để trở thành đầu cầu quan trọng của cả nước trong sản xuất, giao thương, hợp tác quốc tế; Nâng cao vai trò động lực của công nghiệp, thương mại đối với phát triển và tái cấu trúc kinh tế Vùng; Tạo chuyn biến mạnh mẽ công nghiệp, thương mại của Vùng theo hướng văn minh, hiện đại, bảo vệ môi trường và an sinh xã hội; Xây dựng vùng Bc Trung bộ và Duyên hải miền Trung trở thành Vùng có công nghiệp, thương mại phát triển mạnh vào năm 2025.

2.2. Mục tiêu cụ thể

a) Tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng trong GDP toàn Vùng năm 2020 chiếm Khoảng 40 - 41%; năm 2025 chiếm Khoảng 41 - 42% và năm 2035 chiếm Khoảng 36 - 37%.

b) Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân đạt 16 - 17%/năm giai đoạn 2016 - 2020; 17 - 18% giai đoạn 2021 - 2025 và 15 - 16% giai đoạn 2025 - 2035.

c) Tốc độ tăng trưởng của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của Vùng (theo giá thực tế) bình quân đạt 16 - 18%/năm giai đoạn 2016 - 2020 và 16 - 17% giai đoạn sau năm 2020; Phấn đấu đưa tỷ trọng bán lẻ của các loại hình bán lẻ hiện đại trong tổng mức bán lẻ Vùng lên 25 - 30% vào năm 2020 và đạt 35 - 40% vào năm 2035.

d) Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 2016 - 2020 đạt mức 18 - 20%/năm và giai đoạn 2021 - 2035 đạt trên 18%. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu giai đoạn 2016 - 2020 đạt mức 10 - 12%/năm và giai đoạn 2021 - 2035 đạt Khoảng 9 -10%.

3. Định hướng phát triển

3.1. Đến năm 2025

- Liên kết hình thành mạng lưới sản xuất công nghiệp và phân phối hàng hóa đồng bộ. Xây dựng hệ thống hạ tầng công nghiệp, thương mại hợp lý, đáp ứng yêu cu phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung.

- Tập trung vào các ngành sản xuất công nghiệp có lợi thế của Vùng như: Chế biến hải sản thực phẩm; hóa chất, hóa dầu; đóng và sửa chữa tàu biển.

- Từng bước phát triển các ngành có trình độ cao như cơ khí chế tạo, sản xuất thiết bị điện, điện tử, sản xuất các loại vật liệu cao cấp thay thế nhập khẩu; hướng tới tạo ra một sthương hiệu sản phẩm riêng, đặc trưng cho Vùng để tham gia vào chuỗi sản xuất và xuất khẩu trọng Điểm của cả nước.

- Khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ cho các ngành công nghiệp chủ lực; Phát triển đa dạng các hoạt động hỗ trợ thương mại; Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin, dự báo thị trường cho các doanh nghiệp; Tăng cường kết nối, liên kết, hợp tác trong mạng lưới thông tin thương mại quc gia với hệ thống thông tin thương mại của các vùng khác trong cả nước.

- Đẩy mạnh hoạt động xuất - nhập khẩu hàng hóa theo hướng vừa mở rộng thị trường, mặt hàng, vừa nâng cao hiệu quả xuất - nhập khẩu phù hợp với Mục tiêu phát triển bền vững; đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ, đưa xuất khẩu dịch vụ trở thành một mũi nhọn xuất khẩu của Vùng, đặc biệt là các dịch vụ về du lịch, trung chuyển, quá cảnh hàng hóa, dịch vụ cảng biển, logistics.

[...]
5