Hiệp định thương mại hàng hoá trong khuôn khổ Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Đông Nam Á và Ấn Độ
Số hiệu | Khongso |
Ngày ban hành | 13/08/2009 |
Ngày có hiệu lực | 01/06/2010 |
Loại văn bản | Điều ước quốc tế |
Cơ quan ban hành | Chính phủ các nước |
Người ký | *** |
Lĩnh vực | Thương mại,Thuế - Phí - Lệ Phí |
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ
TRONG KHUÔN KHỔ HIỆP ĐỊNH KHUNG VỀ HỢP TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN GIỮA HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á VÀ CỘNG HOÀ ẤN ĐỘ
Chúng tôi, những người đứng đầu Chính phủ/Nhà nước các nước Bru-nây Đa-rút-xa-lam, Vương quốc Cam-pu-chia, Cộng hoà In-đô-nê-xi-a, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Ma-lai-xi-a, Liên bang Mi-an-ma, Cộng hoà Phi-líp-pin, Cộng hoà Xinh-ga-po, Vương quốc Thái Lan và Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, các quốc gia thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á và Cộng hoà Ấn Độ (Ấn Độ):
NHẮC LẠI Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Cộng hòa Ấn Độ do các nhà Lãnh đạo ASEAN và Ấn Độ ký tại Bali, Indonesia vào ngày 08/10/2003 và Nghị định thư sửa đổi Hiệp định khung hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN-Ấn Độ được ký tại Bangkok, Thái lan vào ngày 17/12/2008;
NHẮC LẠI HƠN NỮA Điều 2 và Điều 4 của Nghị định thư sửa đổi Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Ấn Độ trong đó ghi lại việc ASEAN và Ấn Độ cam kết thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN-Ấn Độ về thương mại hàng hoá vào năm 2012 đối với Brunei Darussalam, Indonesia, Malaysia, Singapore và Thailand, và Ấn Độ, vào năm 2017 đối với Philippines và Ấn Độ, và vào năm 2012 đối với Ấn Độ và vào năm 2017 đối với Cambodia, Lao PDR, Myanmar và Việt Nam;
NHẤN MẠNH tầm quan trọng của việc dành đối xử đặc biệt và khác biệt nhằm tăng sự tham gia cho các nước thành viên ASEAN mới trong hội nhập kinh tế và hợp tác kinh tế giữa ASEAN và Ấn Độ;
KHẲNG ĐỊNH cam kết của các Bên thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN-Ấn Độ trong khi cho phép linh hoạt cho các Bên để giải quyết các vấn đề nhạy cảm được nêu trong Hiệp định khung;
Đã nhất trí như sau:
Nhằm các mục tiêu của Hiệp định này, các thuật ngữ:
(a) AIFTA có nghĩa là khu vực thương mại tự do ASEAN-Ấn Độ trong khuôn khổ Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Ấn Độ;
(b) Mức thuế MFN áp dụng phải bao gồm mức thuế trong hạn ngạch và phải là:
(i) Trong trường hợp đối với các nước thành viên ASEAN (là những nước thành viên WTO kể từ ngày 1/7/2007) và Ấn Độ là mức thuế áp dụng của các nước này tính từ ngày 1/7/2007, trừ các sản phẩm đặc biệt được nêu trong Phụ lục 1; và
(ii) Đối với các nước thành viên ASEAN (mà không phải là thành viên WTO kể từ ngày 1/7/2007 chỉ mức thuế áp dụng cho Ấn Độ tính từ ngày 1/7/2007, trừ các sản phẩm đặc biệt được nêu trong Phụ lục 1;
(c) ASEAN có nghĩa là Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á gồm Bru-nây Đa- rút-xa-lam, Vương quốc Cam-pu-chia, Cộng hoà In-đô-nê-xi-a, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Ma-lai-xi-a, Liên bang Mi-an-ma, Cộng hoà Phi- líp-pin, Cộng hoà Xinh-ga-po, Vương quốc Thái Lan và Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, gọi chung là “các nước thành viên ASEAN” hay gọi riêng từng nước là “nước thành viên ASEAN”
(d) Hiệp định khung là Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Cộng hoà Ấn Độ, ký tại Bali, Indonesia vào ngày 8/10/2003, được sửa đổi;
(e) GATT 1994 là Hiệp định chung về thuế quan và thương mại năm 1994 trong Phụ lục 1A của Hiêp định WTO, kể cả các quy định bổ sung và giải thích;
(f) Hàng hoá là nguyên vật liệu và/hoặc sản phẩm;
(g) Hàng hoá có xuất xứ là hàng hoá đảm bảo xuất xứ theo Điều 7 (Quy tắc Xuất xứ);
(h) Các nước thành viên ASEAN mới gồm Cambodia, Lao PDR, Myanmar và Việt Nam;
(i) Các Bên là ASEAN và Ấn Độ;
(j) Một Bên là một quốc gia thành viên ASEAN hoặc Ấn Độ;
(k) WTO là Tổ chức Thương mại Thế giới; và
(l) Hiệp định WTO là Hiệp định Marrakesh thành lập WTO, làm ngày 15/4/1994, và các hiệp định được hoàn thành sau đó.
HIệp định này áp dụng với thương mại hàng hoá và tất cả các vấn đề liên quan khác được đề cập trong Hiệp định khung.
Điều 3. Đãi ngộ quốc gia về Thuế nội địa và Quy định trong nước
Mỗi Bên phải dành đãi ngộ quốc gia cho hàng hoá của các Bên khác phù hợp với Điều III của GATT 1994, được áp dụng với những sửa đổi phù hợp trong Hiệp định này.
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ
TRONG KHUÔN KHỔ HIỆP ĐỊNH KHUNG VỀ HỢP TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN GIỮA HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á VÀ CỘNG HOÀ ẤN ĐỘ
Chúng tôi, những người đứng đầu Chính phủ/Nhà nước các nước Bru-nây Đa-rút-xa-lam, Vương quốc Cam-pu-chia, Cộng hoà In-đô-nê-xi-a, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Ma-lai-xi-a, Liên bang Mi-an-ma, Cộng hoà Phi-líp-pin, Cộng hoà Xinh-ga-po, Vương quốc Thái Lan và Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, các quốc gia thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á và Cộng hoà Ấn Độ (Ấn Độ):
NHẮC LẠI Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Cộng hòa Ấn Độ do các nhà Lãnh đạo ASEAN và Ấn Độ ký tại Bali, Indonesia vào ngày 08/10/2003 và Nghị định thư sửa đổi Hiệp định khung hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN-Ấn Độ được ký tại Bangkok, Thái lan vào ngày 17/12/2008;
NHẮC LẠI HƠN NỮA Điều 2 và Điều 4 của Nghị định thư sửa đổi Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Ấn Độ trong đó ghi lại việc ASEAN và Ấn Độ cam kết thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN-Ấn Độ về thương mại hàng hoá vào năm 2012 đối với Brunei Darussalam, Indonesia, Malaysia, Singapore và Thailand, và Ấn Độ, vào năm 2017 đối với Philippines và Ấn Độ, và vào năm 2012 đối với Ấn Độ và vào năm 2017 đối với Cambodia, Lao PDR, Myanmar và Việt Nam;
NHẤN MẠNH tầm quan trọng của việc dành đối xử đặc biệt và khác biệt nhằm tăng sự tham gia cho các nước thành viên ASEAN mới trong hội nhập kinh tế và hợp tác kinh tế giữa ASEAN và Ấn Độ;
KHẲNG ĐỊNH cam kết của các Bên thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN-Ấn Độ trong khi cho phép linh hoạt cho các Bên để giải quyết các vấn đề nhạy cảm được nêu trong Hiệp định khung;
Đã nhất trí như sau:
Nhằm các mục tiêu của Hiệp định này, các thuật ngữ:
(a) AIFTA có nghĩa là khu vực thương mại tự do ASEAN-Ấn Độ trong khuôn khổ Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Ấn Độ;
(b) Mức thuế MFN áp dụng phải bao gồm mức thuế trong hạn ngạch và phải là:
(i) Trong trường hợp đối với các nước thành viên ASEAN (là những nước thành viên WTO kể từ ngày 1/7/2007) và Ấn Độ là mức thuế áp dụng của các nước này tính từ ngày 1/7/2007, trừ các sản phẩm đặc biệt được nêu trong Phụ lục 1; và
(ii) Đối với các nước thành viên ASEAN (mà không phải là thành viên WTO kể từ ngày 1/7/2007 chỉ mức thuế áp dụng cho Ấn Độ tính từ ngày 1/7/2007, trừ các sản phẩm đặc biệt được nêu trong Phụ lục 1;
(c) ASEAN có nghĩa là Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á gồm Bru-nây Đa- rút-xa-lam, Vương quốc Cam-pu-chia, Cộng hoà In-đô-nê-xi-a, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Ma-lai-xi-a, Liên bang Mi-an-ma, Cộng hoà Phi- líp-pin, Cộng hoà Xinh-ga-po, Vương quốc Thái Lan và Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, gọi chung là “các nước thành viên ASEAN” hay gọi riêng từng nước là “nước thành viên ASEAN”
(d) Hiệp định khung là Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Cộng hoà Ấn Độ, ký tại Bali, Indonesia vào ngày 8/10/2003, được sửa đổi;
(e) GATT 1994 là Hiệp định chung về thuế quan và thương mại năm 1994 trong Phụ lục 1A của Hiêp định WTO, kể cả các quy định bổ sung và giải thích;
(f) Hàng hoá là nguyên vật liệu và/hoặc sản phẩm;
(g) Hàng hoá có xuất xứ là hàng hoá đảm bảo xuất xứ theo Điều 7 (Quy tắc Xuất xứ);
(h) Các nước thành viên ASEAN mới gồm Cambodia, Lao PDR, Myanmar và Việt Nam;
(i) Các Bên là ASEAN và Ấn Độ;
(j) Một Bên là một quốc gia thành viên ASEAN hoặc Ấn Độ;
(k) WTO là Tổ chức Thương mại Thế giới; và
(l) Hiệp định WTO là Hiệp định Marrakesh thành lập WTO, làm ngày 15/4/1994, và các hiệp định được hoàn thành sau đó.
HIệp định này áp dụng với thương mại hàng hoá và tất cả các vấn đề liên quan khác được đề cập trong Hiệp định khung.
Điều 3. Đãi ngộ quốc gia về Thuế nội địa và Quy định trong nước
Mỗi Bên phải dành đãi ngộ quốc gia cho hàng hoá của các Bên khác phù hợp với Điều III của GATT 1994, được áp dụng với những sửa đổi phù hợp trong Hiệp định này.
Điều 4. Giảm và Loại bỏ thuế quan
1. Trừ khi được nêu trong Hiệp định này, mỗi Bên phải tự do hoá dần dần, khi phù hợp, với mức thuế MFN áp dụng cho hàng hoá có xuất xứ của các Bên khác theo như Biểu cam kết thuế của các Bên đó được quy định trong Phụ lục 1.
2. Không có quy định nào trong Hiệp định này ngăn cản một Bên tiến hành việc cắt giảm và/hoặc loại bỏ đơn phương mức thuế MFN áp dụng đối với hàng hoá xuất xứ từ các Bên khác được quy định tại Biểu cam kết cắt giảm/loại bỏ thuế trong Phụ lục 1.
3. Trừ khi được quy định tại Đoạn 1, tất cả cam kết của một Bên theo Điều này cần phải được áp dụng cho tất cả các Bên khác.
Điều X của GATT 1994 cần phải được đưa vào và là một phần không thể tách rời của Hiệp định này, với những sửa đổi phù hợp.
Điều 6. Hình thức và Phí quản lý
Mỗi Bên tái khẳng định cam kết của mình theo Điều VIII.1 của GATT 1994.
Quy tắc Xuất xứ và Thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ được áp dụng cho hàng hoá được nêu trong Hiệp định này được quy định tại Phụ Lục 2 và các Tiểu Phụ lục của nó.
Điều 8. Các biện pháp phi thuế quan
1. Mỗi Bên phải:
(a) Không được ban hành hoặc duy trì bất kỳ một biện pháp phi thuế quan nào đối với việc nhập khẩu của bất kỳ hàng hóa nào của các Bên khác hoặc đối với việc nhập khẩu hoặc bán hàng xuất khẩu của bất kỳ hàng hoá nào của các nước thành viên khác, trừ khi phù hợp với các quyền và nghĩa vụ của WTO hoặc các quy định khác trong Hiệp định này; và
(b) Đảm bảo tính minh bạch của các biện pháp phi thuế quan được phép theo Đoạn (a) và sự phù hợp đầy đủ với các nghĩa vụ trong Hiệp định WTO Agreement với quan điểm tối thiểu hoá bóp méo thương mại có thể và tối đa hoá mức độ có thể.
2. Các Bên khẳng định quyền và nghĩa vụ của mình theo Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại trong Phụ lục 1A của Hiệp định WTO và Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ trong Phụ lục 1A của Hiệp định WTO, gồm thủ tục thông báo về việc chuẩn bị các quy định liên quan để giảm ảnh hưởng tiêu cực đối với thương mại cũng như để bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ con người, động thực vật.
3. Mỗi Bên phải chỉ định điểm hỏi đáp nhằm mục tiêu phúc đáp các yêu cầu liên quan đến Điều này.
1. Các Bên không được làm vô hiệu hoặc ảnh hưởng bất kỳ cam kết nào trong Hiệp định này, trừ trường hợp được nêu trong Hiệp định này.
2. Bất kỳ một Bên có thể, thông qua đàm phán và thống nhất với một Bên nào khác mà Bên đó có đưa ra cam kết, sửa đổi hoặc rút cam kết trong Hiệp định này. Trong khi đàm phán và thoả thuận có thể bao gồm điều khoản về bồi thường đối với hàng hoá khác, Bên liên quan cần phải duy trì mức độ chung về cam kết có đi có lại và đảm bảo lợi ích hai bên không kém thuận lợi hơn cho thương mại được nêu trong Hiệp định này trước khi có thoả thuận đó.
1. Mỗi Bên là thành viên WTO phải tiếp tục giữ quyền và nghĩa vụ của mình theo Điều XIX của GATT 1994 và Hiệp định Tự vệ trong Phụ lục 1A của Hiệp định WTO (Hiệp định Tự vệ) hoặc Điều 5 của Hiệp định Nông nghiệp trong Phụ lục 1A của Hiệp định WTO (Hiệp định Nông nghiệp). Bất kỳ một hành động nào phù hợp với Điều XIX của GATT 1994 và Hiệp định Tự vệ hoặc Điều 5 của Hiệp định Nông nghiệp không bị điều chỉnh bởi Hiệp định về cơ chế giải quyết tranh chấp theo Hiệp định khung (Hiệp định DSM ASEAN-Ấn Độ).
2. Một Bên có quyền thực hiện một biện pháp tự vệ theo Điều này (một biện pháp tự vệ AIFTA) đối với hàng hoá trong một giai đoạn quá độ cho hàng hoá đó. Giai đoạn quá độ của một hàng hóa có thể bắt đầu từ ngày Hiệp định có hiệu lực và kết thúc sau (5) năm kể từ ngày hoàn thành việc loại bỏ/cắt giảm thuế đối với hàng hoá đó.
3. Một Bên được tự do thực hiện một biện pháp tự vệ AIFTA, nếu do hiệu lực của các nghĩa vụ trong Hiệp định này mang lại, đối với một hàng hoá có cam kết cắt giảm thuế được nhập khẩu từ các Bên khác bị tăng lên về mặt số lượng, kể cả tuyệt đối cũng như tương đối so với sản xuất trong nước, và trong những điều kiện này đã tạo ra những đe doạ nghiêm trọng tới ngành công nghiệp nội địa của nước nhập khẩu sản xuất ra hàng hoá tương tự hoặc hàng hoá cạnh tranh trực tiếp trên lãnh thổ Bên đó.
4. Nếu một biện pháp tự vệ AIFTA được áp dụng, một Bên thực hiện biện pháp này có thể:
(a) ngừng việc tiếp tục giảm thuế theo Hiệp định này của hàng hoá đó; hoặc
(b) tăng thuế của hàng hoá liên quan đến mức không vượt quá:
(i) mức thuế MFN áp dụng cho hàng hoá đó tại thời điểm tiến hành biện pháp tự vệ; hoặc
(ii) mức thuế MFN áp dụng cho hàng hoá có hiệu lực tính từ ngày có hiệu lực của Hiệp định này.
5. Một biện pháp tự vệ AIFTA có thể dược duy trì trong (3) năm và có thể được gia hạn nhưng thời gian gia hạn không được vượt quá (1) năm nếu phù hợp với các thủ tục nêu tại Đoạn 6 rằng các biện pháp này là cần thiết để ngăn cản hoặc giảm ảnh hưởng nghiêm trọng và thúc đẩy sửa đổi và có bằng chứng là công nghiệp nội địa đang thay đổi. Bất kể thời gian thực hiện của một biện pháp tự vệ AIFTA, biện pháp đó phải được ngừng áp dụng khi kết thúc giai đoạn chuyển đổi cho hàng hoá đó.
6. Khi áp dụng một bịên pháp tự vệ AIFTA, các Bên phải thông qua quy tắc áp dụng các biện pháp tự vệ, bao gồm các biện pháp được phép, được nêu tại Hiệp định tự vệ, với ngoại lệ về các biện pháp hạn chế định lượng được nêu tại Điều 5, 7 và Điều 9, 13, và 14 của Hiệp định tự vệ. Khi đó các quy định khác của Hiệp định tự vệ phải được áp dụng, với những sửa đổi phù hợp, trong Hiệp định này.
7. Một biện pháp tự vệ AIFTA không được áp dụng chống lại hàng hoá có xuất xứ từ lãnh thổ một Bên, nếu thị phần nhập khẩu của hàng hoá liên quan không vượt quá (3)% tổng nhập khẩu của hàng hoá liên quan từ các Bên khác.
8. Để bồi thường theo Điều 8 của Hiệp định tự vệ đối với một biện pháp tự vệ AIFTA, các Bên liên quan phải tìm biện pháp hoà giải của Uỷ ban hỗn hợp được nêu tại Điều 17 để xác định mức độ tương đương đáng kể của cam kết hiện hành theo Hiệp định này giữa Bên tiến hành biện pháp tự vệ và các Bên xuất khẩu có thể bị ảnh hưởng bởi biện pháp này trước khi có bất kỳ một sự ngừng lại của cam kết tương đương. Thủ tục liên quan đến biện pháp hoà giải sẽ phải hoàn thành trong 90 ngày kể từ ngày biện pháp tự vệ AIFTA được áp dụng.
9. Nếu thoả thuận bồi thường không đạt được trong khoảng thời gian cụ thể như quy định tại Đoạn 8, các Bên liên quan được tự do dừng việc áp dụng cam kết thuế theo Hiệp định này, tương đương đáng kể với biện pháp tự vệ AIFTA đối với hàng hoá có xuất xứ của Bên áp dụng biện pháp tự vệ AIFTA.
10. Về việc kết thúc biện pháp tự vệ AIFTA của một Bên đối với một hàng hoá, mức thuế cho hàng hoá này là mức mà theo biểu cam kết thuế của Bên đó được quy định trong Phụ lục 1 sẽ có hiệu lực đối với biện pháp đó.
11. Trừ khi có quy định trong Điều này, không Bên nào được áp dụng một biện pháp tự vệ AIFTA đối với hàng hoá mà các hành động phù hợp với Điều XIX của GATT 1994 và Hiệp định tự vệ hoặc Điều 5 của Hiệp định nông nghiệp. Khi một Bên có ý định áp dụng, theo Điều XIX của GATT 1994 và Hiệp định tự vệ hoặc Điều 5 của Hiệp định nông nghiệp, một hành động đối với một hàng hoá mà biện pháp tự vệ được áp dụng, bên đó phải dừng biện pháp tự vệ đó trước khi áp dụng hành động phù hợp với Điều XIX của GATT 1994 và Hiệp định tự vệ hoặc Điều 5 Hiệp định nông nghiệp.
12. Tất cả các thông tin và tài liệu trao đổi giữa các Bên và với Uỷ ban hỗn hợp liên quan đến một biện pháp tự vệ AIFTA phải được viết bằng tiếng Anh.
Điều 11. Các biện pháp tự vệ đối với cán cân thanh toán
Không quy định nào trong Hiệp định này được hiểu là ngăn cản một Bên tiến hành biện pháp nhằm mục đích cán cân thanh toán. Một Bên tiến hành biện pháp phải tuân theo các điều kiện được quy định tại Điều XII của GATT 1994 và Hiệp định giải thích về các quy định cán cân thanh toán của GATT 1994 trong Phụ lục 1A của Hiệp định WTO.
Mỗi Bên đựơc duy trì quyền và nghĩa vụ của mình theo Điều XX của GATT 1994, được đưa vào Hiệp định này và là một phần không thể tách rời của Hiệp định này, với những sửa đổi phù hợp.
Không quy định nào trong Hiệp định này được hiểu là:
(a) yêu cầu một Bên cung cấp thông tin mà việc cung cấp đó được xem là đi ngược lại lợi ích an ninh quan trọng của Bên đó;
(b) ngăn cản một Bên tiến hành các hành động được xem là cần thiết để bảo vệ lợi ích an ninh của mình, bao gồm:
(i) hành động liên quan đến vật liệu có thể phân hạt nhân hoặc vật liệu mà từ đó chúng thu được;
(ii) hành động liên quan đến buôn lậu vũ khí, đạn dược và thực hiện chiến tranh và buôn lậu hàng hoá được chuyên chở trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm mục đích cung cấp cho việc thành lập căn cứ quân sự;
(iii) hành động được thực hiện để bảo vệ hạ tầng viễn thông cơ bản từ việc cân nhắc nỗ lực theo hướng làm suy yếu hoặc hư hỏng hạ tầng này;
(iv) hành động được tiến hành vào thời điểm chiển tranh hoặc các quan hệ quốc tế khẩn cấp khác; hoặc
(c) để bảo vệ một Bên từ việc các biện pháp phù hợp với nghĩa vụ của Bên đó theo Hiến chương Liên hiệp quốc về duy trì an ninh và hoà bình quốc tế.
1. Mỗi Bên phải nỗ lực áp dụng thủ tục hải quan của mình một cách minh bạch, nhất quán và có thể dự báo được.
2. Công nhận tầm quan trọng của việc cải thiện tính minh bạch trong lĩnh vực thủ tục hải quan, theo yêu cầu của đối tượng liên quan, mỗi Bên phải nỗ lực cung cấp, càng nhanh càng tốt, thông tin liên quan đến thủ tục hải quan cho đối tượng liên quan yêu cầu phù hợp với luật hải quan của mình. Mỗi Bên phải nỗ lực cung cấp không chỉ thông tin cụ thể được yêu cầu mà còn các thông tin thích hợp khác mà đối tượng liên quan cần quan tâm.
3. Để thông quan nhanh chóng hàng hoá trao đổi giữa các Bên, mỗi Bên, công nhận vai trò quan trọng của cơ quan hải quan và của thủ tục hải quan đối với việc thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại, cần phải nỗ lực:
(a) đơn giản hoá thủ tục hải quan; và
(b) hài hoà thủ tục hải quan, càng nhiều càng tốt, với tiêu chuẩn quốc tế liên quan và thông lệ được đề xuất như là những khuyến nghị do Tổ chức Hải quan thế giới đưa ra.
Điều 15. Chính quyền khu vực và địa phương
Để hoàn thành nghĩa vụ và cam kết của mình theo Hiệp định này, Mỗi Bên phải, theo các quy định tại Điều XXIV.12 của GATT 1994 và theo Hiệp định giải thích Điều XXIV của GATT 1994, tíên hành biện pháp phù hợp để đảm bảo sự giám sát của mình đối với chính quyền địa phương và khu vực và các cơ quan trong lãnh thổ của mình.
Điều 16. Mối liên hệ với các hiệp định khác
1. Mỗi Bên tái khẳng định quyền và nghĩa vụ của mình đối với Bên khác theo Hiệp định WTO và các hiệp định khác mà trong đó các bên này là Bên ký kết. Một Bên không phải là Bên của Hiệp định WTO cần phải tôn trọng các quy định của Hiệp định nói trên phù hợp với cam kết của mình theo WTO.
2. Không quy định nào trong Hiệp định này được hiểu là làm tổn hại đến quyền và nghĩa vụ của một Bên theo Hiệp định WTO và các hiệp định khác mà các Bên này tham gia.
3. Trong trường hợp có sự khác nhau giữa Hiệp định này và bất kỳ một hiệp định khác trong đó có hai Bên hoặc nhiều hơn tham gia, những Bên đó phải tham vấn ngay lập tức để đạt được giải pháp song phương phù hợp.
4. Hiệp định này không được áp dụng với bất kỳ một hiệp định nào giữa các quốc gia thành viên ASEAN hoặc với bất kỳ hiệp định nào giữa bất kỳ một quốc gia thành viên ASEAN và Ấn Độ trừ khi được thống nhất giữa các bên theo hiệp định này.
1. Một Uỷ ban hỗn hợp được thành lập theo Hiệp định này.
2. Chức năng của Uỷ ban hỗn hợp này là:
(a) rà soát việc thực hiện và hoạt động của Hiệp định này;
(b) nộp báo cáo cho các Bên về việc thực hiện cva hoạt động của Hiệp định này;
(c) xem xét và đề xuất cho các Bên sửa đổi Hiệp định;
(d) tư vấn và điều phối công vịêc của tất cả các tiểu uỷ ban được thành lập theo Hiệp định này; và
(e) thực hiện các chức năng khác được các Bên thống nhất.
3. Uỷ ban hỗn hợp:
(a) gồm đại diện của các Bên; và
(b) có thể thành lập các tiểu uỷ ban và giao nhiệm vụ cho các tiểu uỷ ban này.
4. Uỷ ban hỗn hợp có thể họp tại địa điểm và thời gian do các Bên thống nhất.
Điều 18. Giải quyết tranh chấp
Trừ khi được nêu tại Hiệp định này, bất kỳ một tranh chấp nào liên quan đến việc giải thích, thực hiện hoặc áp dụng Hiệp định này phải được giải quyết thông qua thủ tục và cơ chế được quy định trong Hiệp định DSM ASEAN-Ấn Độ.
Uỷ ban hỗn hợp sẽ họp trong vòng (1) năm kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực và sau đó cứ 2 năm một lần hoặc khi cần thiết để rà soát Hiệp định này nhằm mục đích xem xét các biện pháp bổ sung để tăng cường hơn nữa FTA cũng như phát triển các nguyên tắc và đàm phán các thoả thuận về các vấn đề liên quan có thể thống nhất.
Điều 20. Các Phụ lục và các văn bản pháp lý tương lai
1. Các Phụ lục và các tiểu Phụ lục là một phần khôn thể tách rời của Hiệp định này.
2. Các Bên có thể thông qua các văn bản pháp lý trong tương lai phù hợp với các quy định của Hiệp định này, bao gồm các quy định do Uỷ ban hỗn hợp đề xuất. Tính từ ngày có hiệu lực, những công cụ này là một phần không thể tách rời của Hiệp định này.
1. Hiệp định này có thể được sửa đổi thông qua sự nhất trí bằng văn bản của các Bên. Bất kỳ một sự sửa đổi nào cũng phải có hiệu lực sau khi tất cả các Bên thông báo cho các Bên khác bằng văn bản việc hoàn thành thủ tục nội bộ của mình để thực thi những sửa đổi này.
2. Mặc dù đã nói tại đoạn 1 nhưng những sửa đổi liên quan:
(a) Phụ lục 1, với điều kiện những sửa đổi này phù hợp với những những sửa đổi HS và không làm thay đổi mức thuế áp dụng đối với hàng hoá có xuất xứ của các Bên khác phù hợp với Phụ lục 1; và
(b) Phụ lục 2, có thể được phép trên cơ sở thống nhất với tất cả các Bên liên quan bằng văn bản.
Đối với các nước thành viên ASEAN, Hiệp định này sẽ do Tổng Thư ký ASEAN lưu chiểu, Tổng Thư ký ASEAN sẽ gửi cho mỗi nước thành viên ASEAN một bản sao Hiệp định đã được chứng nhận.
1. Mỗi Bên phải thông báo cho Bên khác bằng văn bản việc hoàn thành các yêu cầu thủ tục cần thiết trong nước[1] để thực thi hiệp định. Hiệp định này phải có hiệu lực từ ngày 1/1/2009 hoặc ngày mà Ấn Độ và ít nhất (1) quốc gia thành viên ASEAN có thông báo hoàn thành thủ tục phê duyệt trong nước.
2. Khi một Bên không thể hoàn thành thủ tục trong nước của mình để thực hiện hiệp định vào 1/1/2009, Hiệp định này sẽ có hiệu lực vào ngày 1/6/2009. Trong một số trường hợp ngoại lệ, đối với Bên mà không thể hoàn thành thủ tục nội bộ vào ngày Hiệp định có hiệu lực vào 1/6/2009 thì Hiệp định này sẽ có hiệu lực vào ngày được thoả thuận sau khi Bên đó thông báo cho tất cả các Bên khác là đã hoàn thành thủ tục trong nước.
3. Liên quan đến các Bên đưa ra thông báo tại Đoạn 2, những Bên này sẽ bị ràng buộc bởi những quy định và điều kiện tương tự của Hiệp định này, bao gồm bất kỳ một cam kết nào được các Bên khác thực hiện tại thời điểm thông báo, vì bên đó đã thông báo bằng văn bản việc hoàn thành thủ tục trong nước của mình cho các Bên khác trước ngày có hiệu lực của Hiệp định này.
Hiệp định này được duy trì cho đến khi Ấn Độ hoặc các quốc gia thành viên ASEAN thông báo cho các Bên khác biết ý định của họ hủy Hiệp định này, trong trường hợp này Hiệp định sẽ được huỷ trong vòng (12) tháng kể từ ngày có thông báo huỷ.
Trước sự chứng kiến, Chúng tôi đã ký Hiệp định …
Được làm tại …, ngày … tháng … năm … thành hai bản sao bằng Tiếng Anh.
Chính phủ Brunei Darussalam: |
Chính phủ Ấn Độ |
Chính phủ Vương quốc Cambodia:
|
|
Chính phủ Cộng hoà Indonesia:
|
|
Chính phủ Cộng hoà dân chủ Nhân dân Lào:
|
|
Chính phủ Malaysia:
|
|
Chính phủ Liên bang Myanmar:
|
|
Chính phủ Cộng hoà Philippines:
|
|
Chính phủ Cộng hoà Singapore:
|
|
Chính phủ Vương quốc Thailand:
|
|
Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
|
|
BIỂU CAM KẾT THUẾ
Giải thích
1. Các dòng thuế tham gia cắt giảm thuế trong Phụ lục này được chia nhóm như sau:
(a) Danh mục thông thường (NT)
(i) Mức thuế MFN áp dụng cho các dòng thuế NT được giảm và sau đó loại bỏ phù hợp với lộ trình sau:
* NT 1:
1/1/2009-31/12/2012 đối với Brunei Darussalam, Indonesia, Malaysia, Singapore và Thailand, và Ấn Độ
1/1/2009-31/12/2017 đối với Philippines và Ấn Độ
1/1/2009-31/12/2012 đối với Ấn Độ và 1/1/2009-31/12/2017 đối với Cambodia, Lao PDR, Myanmar và Việt Nam
* NT 2:
1/1/2009-31/12/2015 đối với Brunei Darussalam, Indonesia, Malaysia, Singapore và Thailand, và Ấn Độ
1/1/2009-31/12/2018 đối với Philippines và Ấn Độ
1/1/2009-31/12/2015 đối với Ấn Độ và 1/1/2009-31/12/2020 đối với Cambodia, Lao PDR, Myanmar và Việt Nam
(ii) Khi mức thuế MFN áp dụng là 0% thì chúng phải được giữ ở mức 0%. Khi chúng được giảm xuống 0% thì phải giữ ở mức 0%. Không Bên nào được phép tăng thuế đối với bất kỳ một dòng thuế nào, trừ khi được quy định khác trong Hiệp định này.
(b) Danh mục nhạy cảm (ST)
(i) Thuế MFN áp dụng đối với các dòng thuế trong danh mục ST phải được giảm theo lộ trình sau:
1/1/2009-31/12/2015 đối với Brunei Darussalam, Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái lan, và Ấn Độ
1/1/2009-31/12/2018 đối với Philippines và Ấn Độ
1/1/2009-31/12/2015 đối với Ấn Độ và 1/1/2009- 31/12/2020 đối với Cambodia, Lào Myanmar và
Việt Nam
(ii) Các dòng thuế có thuế suất áp dụng MFN 5% phải duy trì đối với 50 dòng thuế. Đối với các dòng thuế còn lại, các mức thuế MFN áp dụng phải giảm xuống còn 4.5% kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực đối với các nước ASEAN 6[2] và (5) năm kể từ ngày hiệp định có hiệu lực đối với CLMV. Mức thuế ưu đãi AIFTA đối với những dòng thuế này được tiếp tục giảm xuống còn (4)% phù hợp với ngày hoàn thành quy định tại tiểu đoạn (i).
(iii) Mức thuế MFN đối với 4% số dòng thuế thuộc danh mục nhạy cảm sẽ được loại bỏ vào: 31/12/2018 đối với Brunei Darussalam, Indonesia, Malaysia, Singapore[3] và Thái lan và, và Ấn Độ
31/12/2021 đối với Philippines và Ấn Độ
31/12/2023 đối với Cambodia, Lao PDR, Myanmar và Việt Nam
Thu Dòng |
Mức cơ bản |
Thuế ưu đãi AIFTA |
||||||||||
Không muộn hơn 1/1 |
31.12.2018 |
|||||||||||
2007 |
2009 |
2010 |
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
||
CPO |
80 |
76 |
72 |
68 |
64 |
60 |
56 |
52 |
48 |
44 |
40 |
37.5 |
RPO |
90 |
86 |
82 |
78 |
74 |
70 |
66 |
62 |
58 |
54 |
50 |
45 |
Cà phê |
100 |
95 |
90 |
85 |
80 |
75 |
70 |
65 |
60 |
55 |
50 |
45 |
Chè đen |
100 |
95 |
90 |
85 |
80 |
75 |
70 |
65 |
60 |
55 |
50 |
45 |
Hạt tiêu |
70 |
68 |
66 |
64 |
62 |
60 |
58 |
56 |
54 |
52 |
51 |
50 |
(c) Sản phẩm đặc biệt
(i) Sản phẩm đặc biệt chỉ dầu thô và dầu cọ tinh chế của Ấn Độ (sau đay gọi tắt là “CPO” và “RPO”), cà phê, chè và hạt tiêu.
(ii) Mức thuế MFN đối với sản phẩm đặc biệt sẽ phải được giảm phù hợp với biểu cam kết thuế sau đây:
(iii) Bất kỳ một cam kết nào của Ấn Độ đưa ra đối với các loại dầu/chất béo cạnh tranh khác sẽp hải được áp dụng cho sản phẩm dầu cọ.
(iv) Nếu mức thuế áp dụng đối với các sản phẩm dầu cọ thấp hơn mức thuế ưu đãi theo AIFTA, mức thuế thấp hơn sẽ được áp dụng.
(d) Danh mục nhạy cảm cao[4]
Các dòng thuế của các Bên đưa vào danh mục nhạy cảm cao được chia làm 3 nhóm sau.
(i) Nhóm 1: giảm thuế MFN xuống còn 50%;
(ii) Nhóm 2: giảm 50% mức thuế MFN; và
(iii) Nhóm 3: giảm 25% mức thuế MFN, và việc cắt giảm thuế này phải được hoàn thành vào 31/12/2018 đối với Indonesia, Malaysia và Thái lan và, 31/12/2021 đối với the Philippines, và 31/12/2023 đối với Cambodia và Việt Nam.
(e) Danh mục loại trừ
Nguyên tắc có đi có lại sẽ được tiếp tục thảo luận.
2. Đối với các dòng thuế thuộc nhóm thuế suất cụ thể, việc giảm và/hoặc loại bỏ thuế được thực hiện phù hợp với mô hình và thời gian của nhóm mà dòng thuế đó được đưa vào. Mức giảm thuế của những dòng thuế này là tương đương với những dòng thuế có thuế tuyệt đối phải cắt giảm trong cùng năm đó.
3. Mặc dù được nêu trong Phụ lục này nhưng không quy định nào trong Hiệp định này ngăn cản một Bên tiến hành giảm thuế đơn phương hoặc đơn phương chuyển những dòng thuế thuộc danh mục nhạy cảm cao hoặc danh mục sản phẩm đặc biệt sang danh mục nhạy cảm hoặc thông thường, hoặc chuyển từ danh mục nhạy cảm sang danh mục thông thường bất cứ thời điểm nào mà bên đó muốn.
4. Các Bên phải hưởng ưu đãi thuế từ các Bên khác đối với các dòng thuế cụ thể được nêu cụ thể và áp dụng phù hợp với biểu cam kết thuế liên quan trong Phụ lục cùng với những điều kiện quy định theo đó để cho Bên đó tôn trọng cam kết của mình đối với việc cắt giảm thuế cho dòng thuế đó.
5. Thuế suất cụ thể trong Biểu cam kết trong Phụ lục này chỉ quy định mức thuế ưu đãi AIFTA được mỗi Bên áp dụng đối với những dòng thuế liên quan trong năm thực hiện cụ thể và không ngăn cản một Bên bất kỳ đơn phương đẩy nhanh việc cắt giảm hoặc loại bỏ thuế vào bất cứ lúc nào mà bên đó muốn.
6. Đối với một Bên mà Hiệp định này có hiệu lực muộn hơn thời điểm nêu tại Điều 24 (Hiệu lực), việc giảm thuế hoặc loại bỏ thuế đầu tiên được thực hiện ở mức cụ thể trong năm mà Hiệp định có hiệu lực đối với Bên đó.
[1] Để rõ hơn, thuật ngữ “các yêu cầu trong nước” có thể bao gồm việc phải đạt được phê duyệt của chính phủ hoặc phê duyệt quốc hội phù hợp với luật trong nước
[2] Thoả thuận đặc biệt đối với Thái lan được áp dụng
[3] Mô hình đối với danh mục nhạy cảm không áp dụng với Singapore
[4] Mô hình giảm thuế đối với danh mục nhạy cảm không áp dụng đối với Brunei Darussalam, Lào, Myanmar và Singapore