Loading


Hướng dẫn 01/HD-VKSTC công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật năm 2021 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành

Số hiệu 01/HD-VKSTC
Ngày ban hành 04/01/2021
Ngày có hiệu lực 04/01/2021
Loại văn bản Hướng dẫn
Cơ quan ban hành Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Người ký Phan Văn Tâm
Lĩnh vực Thương mại,Lao động - Tiền lương,Bộ máy hành chính

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỐI CAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/HD-VKSTC

Hà Nội, ngày 04 tháng 01 năm 2021

 

HƯỚNG DẪN

CÔNG TÁC KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH, VỤ VIỆC KINH DOANH, THƯƠNG MẠI, LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG VIỆC KHÁC THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT NĂM 2021

Thực hiện Chỉ thị số 01/CT - VKSTC ngày 31/12/2020 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2021, trong đó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao yêu cầu: “Toàn Ngành xác định công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự là nhiệm vụ trọng tâm, đột phá trong năm 2021 và nhiệm kỳ tới. Yêu cầu Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp, Thủ trưởng đơn vị phải lựa chọn, b trí cán bộ, Kim sát viên có năng lực, trình độ và kinh nghiệm để thực hiện công tác này. Yêu cầu lãnh đạo, Kiểm sát viên phải nhận thức đúng, thực hiện đủ nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật; thực hiện nghiêm các quy chế, quy trình và hướng dẫn của VKSND tối cao; nâng cao chất lượng bài phát biểu tại các phiên tòa, phiên họp; có kế hoạch khắc phục những hạn chế, yếu kém của năm 2020, tập trung nâng chất lượng kiểm sát giải quyết án hành chính, dân sự của VKSND cấp tỉnh, cấp huyện. Nâng cao slượng, chất lượng bản kháng nghị các loại án, nhất là án hành chính...”; VKSND tối cao hướng dẫn toàn Ngành tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật năm 2021 như sau:

I. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của VKSND các cấp.

2. Nâng cao chất lượng phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa, phiên họp.

3. Nâng cao số lượng, chất lượng kháng nghị, nhất là kháng nghị phúc thẩm án hành chính.

VKSND ti cao xác định khâu công tác đột phá của năm 2021 là: “Nâng cao số lượng kháng nghị, tỷ lệ kháng nghị được chấp nhận, nhất là kháng nghị phúc thm ngang cấp án hành chính”.

II. GIẢI PHÁP

1. Về công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành

1.1. Về triển khai thực hiện các quy định của pháp luật và của Ngành

Quán triệt đầy đủ các quy định của pháp luật, chú trọng đề ra biện pháp thiết thực, quyết liệt thực hiện, hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ của VKSND trong Nghị quyết số 96/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác của VKSND, của TAND và công tác thi hành án; chỉ tiêu của ngành Kiểm sát nhân dân.

Thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của Viện trưởng VKSND tối cao về việc Viện trưởng VKSND cấp tỉnh trực tiếp phụ trách và chỉ đạo thực hiện hiệu quả những nhiệm vụ trong các chỉ thị, quy chế, quy định, hướng dẫn của VKSND tối cao nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật. Gắn trách nhiệm của người đứng đầu trong việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm hoặc có yếu tố nước ngoài, đáp ứng yêu cầu về chính trị, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương, hạn chế phát sinh điểm nóng, khiếu kiện phức tạp, kéo dài.

Có kế hoạch tổ chức triển khai, thực hiện các đạo luật và các quy định mới của Ngành, cụ thể: Bộ luật Lao động năm 2019 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021), nhất là những điểm mới đã được VKSND tối cao giới thiệu tại Tạp chí Thông tin khoa học kiểm sát - Tập 3 năm 2019; Hướng dẫn số 22/HD - VKSTC ngày 05/6/2020 về một số nội dung liên quan đến công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai; Quyết định số 299/QĐ-VKSTC ngày 19/8/2020 của Viện trưởng VKSND tối cao về việc ban hành Quy chế kiểm sát việc xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân; Quyết định số 345/QĐ-VKSTC ngày 22/9/2020 của Viện trưởng VKSND tối cao về việc thực hiện nhiệm vụ kim sát xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân; Hướng dẫn số 29/HD - VKSTC ngày 25/9/2020 về một số nội dung trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án kinh doanh, thương mại; Quyết định số 436/QĐ-VKSTC ngày 09/12/2020 của Viện trưởng VKSND tối cao về việc ban hành Quy trình kiểm sát giải quyết vụ việc phá sản và các quy định, hướng dẫn khác có liên quan.

1.2. Về nâng cao chất lượng đội ngũ công chức

VKSND các cấp phải quan tâm lựa chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưng và bổ nhiệm đcó cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi phụ trách lĩnh vực công tác này; đồng thời, bố trí, sắp xếp công chức đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, có tính ổn định, chuyên sâu, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Ưu tiên thực hiện đào tạo kỹ năng nghiệp vụ, nhất là tự đào tạo tại chỗ thông qua các hình thức như: Xây dựng các chuyên đề nghiệp vụ chuyên sâu về kỹ năng xây dựng bản phát biểu, kỹ năng phát hiện vi phạm trong các bản án, quyết định của Tòa án để thực hiện các quyền kháng nghị, kiến nghị; thực hiện và đa dạng các hình thức tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm đối với các loại án, tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm theo hình thức mở rộng theo cụm hoặc khu vực đối với cấp huyện; khuyến khích công chức viết bài về kỹ năng nghiệp vụ chuyên sâu đăng tải trên cổng thông tin điện tử của đơn vị, của Ngành.

Có cơ chế khuyến khích, khen thưởng động viên kịp thời những đơn vị, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ, ưu tiên bổ nhiệm chức danh tư pháp, chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với công chức làm việc trong lĩnh vực công tác này khi có đủ điều kiện, tiêu chuẩn bnhiệm như đối tượng khác theo chỉ đạo của Viện trưởng VKSND tối cao. VKSND cấp tỉnh được lựa chọn thí điểm tiếp tục tích cực, chủ động thực hiện Kế hoạch số 159/KH - VKSTC ngày 17/9/2019 của Viện trưởng VKSND tối cao về “Thí điểm đào tạo, bố trí cán bộ và tăng cường chất lượng công tác kim sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, các vụ án hành chính tại một số Viện kim sát nhân dân cấp tỉnh”.

1.3. Về tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy địa phương, sự giám sát của các cơ quan dân cử, Ủy ban Mặt trận Tquốc các cấp; Xây dựng mối quan hệ phi hợp trong và ngoài Ngành

VKSND cấp tỉnh, cấp huyện tranh thủ tối đa sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy địa phương, sự giám sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp để phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị tại địa phương, nhất là trong thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm hoặc có yếu tố nước ngoài.

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác, VKSND các cấp cần thiết lập mối quan hệ phối hợp chặt chẽ trong nội bộ Ngành, giữa các cấp kim sát trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Đặc biệt trong năm 2021, tích cực tham gia góp ý vào việc xây dựng các văn bản, tài liệu khi VKSND tối cao yêu cầu, gồm: (1) Quy định về quy trình kiểm sát bản án, quyết định giải quyết vụ án hành chính của Tòa án; (2) Hệ thống biểu mẫu văn bản tố tụng, nghiệp vụ trong công tác kim sát việc giải quyết vụ việc dân sự, các vụ án hành chính và kiểm sát việc xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân (thay thế nội dung liên quan trong Quyết định số 204/QĐ-VKSTC ngày 01/6/2017); (3) Tài liệu phục vụ các hội nghị của VKSND tối cao: i) Hội nghị sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 10/CT - VKSTC ngày 06/4/2016 về tăng cường công tác kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ việc dân sự, vụ án hành chính; ii) Hội nghị sơ kết 05 năm thi hành Luật Tố tụng hành chính năm 2015 trong ngành Kiểm sát nhân dân.

Phối hợp tốt với Tòa án và chính quyền địa phương trong thực hiện chức năng kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm hoặc có yếu tố nước ngoài. Phấn đấu mỗi VKSND cấp tỉnh đều ký các Quy chế phối hợp trong công tác, trong đó quan tâm ký Quy chế phối hợp giữa Ban cán sự đảng VKSND tỉnh với Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh, Quy chế phối hợp với Tòa án nhân dân tỉnh (tham khảo cách làm của VKSND tỉnh Quảng Ninh) để bảo đảm cơ chế phối hợp thường xuyên, nâng cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc cung cấp tài liệu, chứng cứ; bảo đảm việc tham gia phiên tòa, phiên họp và các vấn đề liên quan khác. Nghiên cứu, vận dụng Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 15/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chấp hành pháp luật tố tụng hành chính và thi hành án hành chính trong quá trình phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước khi thực hiện công tác kiểm sát.

1.4. Về công tác hưng dẫn nghiệp vụ, trả lời thỉnh thị và thông báo rút kinh nghiệm

VKSND cấp có thẩm quyền tiếp tục đẩy mạnh công tác hướng dẫn nghiệp vụ, giải đáp vướng mắc, thông báo rút kinh nghiệm trong công tác kiểm sát thuộc phạm vi trách nhiệm của đơn vị. Bám sát quy định tại các Điều 6, 7, 8, 9, 12, 13, 14, 15 của Quyết định số 599/QĐ-VKSTC ngày 06/12/2019 của Viện trưởng VKSND tối cao về việc ban hành Quy định về công tác hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về pháp luật, nghiệp vụ, báo cáo thỉnh thị trong ngành Kiểm sát nhân dân.

Việc tổ chức rút kinh nghiệm phải được thực hiện đa dạng, bằng nhiều hình thức, trong đó chú trọng việc ban hành thường xuyên, kịp thời thông báo rút kinh nghiệm trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án, vụ việc, nhất là các vụ án hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai.

1.5. Về công tác kiểm tra nghiệp vụ

Cần chú trọng thực hiện hình thức kiểm tra đột xuất. Nội dung kiểm tra bám sát Kế hoạch kim tra của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2021, trong đó tập trung vào nội dung kiểm tra chất lượng phát biu của Kiểm sát viên tại phiên tòa; công tác kháng nghị, nhất là kháng nghị phúc thẩm đối với các bản án, quyết định giải quyết vụ án hành chính.

2. Về nâng cao chất lượng phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa, phiên họp

VKSND các cấp thực hiện việc phân công Kiểm sát viên tham gia 100% các phiên tòa, phiên họp theo đúng quy định của pháp luật, chú trọng phân công Kiểm sát viên có trình độ, kinh nghiệm, bản lĩnh tham gia các phiên tòa, phiên họp đối với các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm hoặc có yếu tố nước ngoài. Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Viện trưởng VKSND tối cao về việc Viện trưởng VKSND các cấp phải trực tiếp nghe báo cáo và cho ý kiến chỉ đạo đối với các vụ án hành chính có người bị kiện là Ủy ban nhân dân hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Tiếp tục tổ chức các cuộc thi xây dựng bản phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa, phiên họp theo hướng nâng cao tính thực chất, hiệu quả, tránh hình thức.

[...]
2